THƯ VIỆN PHÁP BẢO NAMO84000

http://namo84000.com

Ý NGHĨA LÁ CỜ PHẬT GIÁO

Photobucket

Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật…

I .- Nguồn gốc:
Người phác họa ra lá cờ Phật Giáo Thế Giới là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey – Hoa Kỳ và mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, Ấn Ðộ. Ông nguyên là Ðại Tá Hải Quân của Quân Ðội Hoa Kỳ. Khoảng năm 1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã tới, ông là phóng viên của tờ báo The New-York Daily Graphic, đã giao cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891) để viết bài về trường hợp bà nầy có những sự kiện huyền bí. Tại nông trại của Eddys ở New-York, hai người đã gặp nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo.
Bà H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những nguời đã thành lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17-11-1875, nay trở thành Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar, Ấn Ðộ.
Ông có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo Tích Lan, từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala nguời Tích Lan – môn đệ của Olcott – đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Ðộ ngày 21-1-1891, và cũng từ đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lan tràn khắp thế giới.
Ông và bà Blavatsky thọ trì Tam quy, Ngũ giới với Thượng tọa Bulatgama tại chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàng ngàn chư Tăng, Ni, Phật tử và gây xúc động mạnh mẽ cho những Phật tử đã chứng kiến, vì đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ Quy y cho hai người Phật tử Âu Mỹ.
Sự nghiệp truyền bá và chấn hưng Phật Giáo của ông không thể nói hết trong khuôn khổ bài nầy. Ông đã tổ chức những trường học Phật Giáo khắp xứ sở Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh. Số trường học lúc ban đầu chỉ có 46 trường (năm 1897) và 6 năm sau (1903), số trường học đã lên đến 174 trường, và đến năm 1940 đã có 429 trường, trong đó có 12 Trường Trung học được chính phủ tài trợ . Không chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn vận động để mở các trường học Phật Giáo ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Ðiện, Ấn Ðộ.
Năm 1889, ông cùng Thượng tọa Susmangala (Tích Lan) phỏng theo sáu mầu hào quang của Ðức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật Giáo. Về ý nghĩa, ông phát biểu như sau : “Nó có thể được các quốc gia Phật Giáo chấp nhận như một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín đồ Thiên chúa giáo”.
Lá cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này trong ngày lễ Phật Ðản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Ðại hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo (thủ đô Tích Lan) từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950 có 26 nước tham dự (1), phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do Thượng tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội làm đại biểu (2), Hội nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo Thế Giới.
Ðến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Ðàm (cố đô Huế) một Ðại Hội Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 4 ngày họp, đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Trong dịp nầy, Thượng tọa Tố Liên đã tặng Ðại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đại hội đã chấp nhận lá cờ nầy cũng là cờ Phật Giáo Việt Nam.
Bằng một tâm hồn thiết tha với Ðạo Pháp, ròng rã suốt 38 năm, Phật tử Henry Steel Olcott đã dùng quãng đời quí báu của mình, để phục vụ tha nhân và ông mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương Ðức Phật. Lúc đó ông 75 tuổi.
II- Ý nghĩa của lá cờ Phật Giáo
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật.
Ngoài ra, cờ Phật Giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Ðạo Pháp và dân tộc.
Năm sắc theo chiều dọc: Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tuợng trưng cho hào quang chư Phật.
Năm sắc theo chiều ngang (chiếm diện tích 1/6 lá cờ) là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ý nghĩa của màu sắc phân biệt là:
1.- Xanh đậm: Tượng trưng cho Ðịnh căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt.
2.- Vàng lợt: Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Ðịnh và phát Huệ.
3.- Ðỏ: Tượng trưng cho Tinh Tấn căn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh.
4.- Trắng: Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra muôn hạnh lành.
5.- Da cam: Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.
6.- Màu tổng hợp: Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới.
III.-Kết luận :
Là Phật tử, chúng ta luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật Giáo, vì trên hết, nó tượng trưng cho Phật Giáo, và cho tinh thần đoàn kết, bất phân biệt của tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới.
Ghi chú:
(1) 26 nước tham dự Ðại Hội và trở nên Hội viên sáng lập Hội Phật Giáo Liên Hữu Thế Giới là: Anh, Ấn Ðộ, Bhutan, Ðức, Hawai, Hong Kong, Kampuchea, Lào, Mã Lai, Miến Ðiện, Mỹ, Na Uy, Nam Dương, Nhật Bản, Nepal, Pháp, Phi Luật Tân, Sikkim, Tân Gia Ba, Tây Tạng, Thái Lan, Thụy Ðiển, Tích Lan, Triều Tiên, Trung Hoa và Việt Nam.
(2) Phái đoàn Việt Nam chỉ có 2 nguời: Thượng tọa Tố Liên – đại biểu chánh thức – và ông Phạm Chữ – công chức Bộ Ngoại Giao Quốc Gia Việt Nam – tháp tùng theo làm Thông dịch viên.
———————————————————————————-
Nguồn chuahoangphap.com.vn

31/03/2010 Posted by | c) PHẬT HỌC TỔNG QUÁT | Bình luận về bài viết này

giảng: HÌNH TƯỢNG ĐỨC THẾ TÔN

Đức Phật nhập diệt đã hơn 2500 năm rồi, sanh trong thời đại mạt pháp của chúng ta không thể chính mắt chiêm ngưỡng được dung nhan của Đức Phật, như vậy khiến ta nhớ đến lời của người xưa: “Lúc Phật tại thế thì chúng ta còn trầm luân, Phật diệt độ rồi chúng ta mới ra đời; sám hối bao nhiêu nghiệp chướng của thân này, không thấy được kim sắc của Như Lai”.

Sau khi kim dung của hoá thân Phật nhập niết bàn, chúng ta chỉ có thể chiêm ngưỡng thánh tượng của Đức Phật, như vậy rốt cuộc Đức Phật có hình tướng như thế nào? Ai biết được?

1.      THÁNH TƯỢNG CỦA ĐỨC PHẬT

Các loại thánh tượng: Đức phật tướng hảo trang nghiêm, kim dung từ bi, hàng sơ học chỉ có thể dựa vào thánh tượng mới có thể nhận thức được Phật. Chủng loại thánh tượng của Đức Phật rất nhiều, có loại dùng gỗ đá để điêu khắc, có tượng dùng vàng để tạc, có loại vẽ trên giấy. Thánh tượng có tượng ngồi tượng đứng thậm chí có cả tượng nằm. Bất luận là tuợng điêu khắc bằng đá bằng gỗ tạc bằng vàng kim, thêu trên vãi hay vẽ trên giấy, bất luận là tượng đứng ngồi hay nằm đều thể hiện từ bi trang nghiêm tôn sùng vĩ đại của Đức Phật làm cho người ta nhìn thấy thì khởi tâm kính ngưỡng hâm mộ.

Thánh tượng của Đức Phật tại sao có tượng ngồi? tượng đứng? tượng nằm? có thể nói mỗi một hình thức đều bao hàm ý nghĩa sâu sắc tượng trưng cho một loại tinh thần, một loại thánh cách của Đức Phật.

Trước, chúng ta nói đến thánh tượng theo hình thức ngồi của Đức Phật. Trong tượng ngồi có ngồi kiết già đó là tượng của lúc đang ngồi thiền; có tượng thì tay trái đặt trên đùi chân, tay phải đưa lên lòng bàn tay hướng ra ngoài đó là tượng của hình thức đang thuyết pháp. Trước có thể nói tượng trưng cho tự giác của Phật, sau có thể nói tượng trưng cho giác tha của Phật. Tự giác là nói Đức Phật sở dĩ thành Phật là trãi qua tu hành tương đương ,tư duy quán chiếu, thâm nhập thiền định mới có khã năng chứng đắc quả vị; Giác tha là nói Đức Phật từ Thể mà khởi Dụng, lấy chân lý rộng làm lợi ích chúng sanh, lấy pháp thuỷ tịnh hoá nhân quần.

Kế đến chúng ta nói thánh tượng theo hình thức đứng: tượng đứng có hình dạng rủ cánh tay xuống, là trong lúc tiếp dẫn chúng sanh, có tượng một chân bước trước đó là diễn tả lúc bận việc giáo hoá. Cánh tay rủ xuống tiếp dẫn chúng sanh, nhìn thấy cánh tay từ bi duỗi ra của Đức Phật, những con người phiêu bạt trong biển khổ thế nào mà không có mong muốn quay đầu trở về quy y Phật? Bận việc giáo hoá, đó là thể hiện Đức Phật với thể nghiệm chân lý nhân sanh của Ngài, tràn đầy nhiệt huyết, tuy Ngài công hạnh viên mãn nhưng cần dùng chân lý vì chúng sanh mà phục vụ.

Sau cùng chúng ta nói về thánh tượng theo hình thức nằm của Đức Phật: Trong tượng nằm có loại nằm theo dáng kiết tường khi ngài nhập niết bàn, niết bàn là phước hụê vẹn toàn đạt đến cảnh giới bất sanh bất diệt. Tượng Đức Phật niết bàn có thể nói lên ý ngĩa do động quy về tịnh. Đức Phật lúc tại thế thuyết pháp giáo hoá đó đều là do tịnh sanh động, động có lúc cũng ngưng, tịnh thì vô cùng dài. Sanh mệnh của Đức Phật len lỏi khắp trời đất, lưu nhập trong thời gian vô tận nên gọi là do động quy tịnh. Bởi vì trong thánh tượng của Phật, có một dạng thị hiện niết bàn, nhưng Phật vĩnh viễn sống trong tâm của chúng ta, sáng mãi với thời gian, song hành cùng trời đất.

Khởi nguyên của việc khắc tượng: Vấn đề điêu khắc tượng Phật bắt đầu từ khi nào? Theo quyển 28 kinh Tăng Nhất A Hàm và quyển 5 Đại Đường tây vực ký nói rằng: “Vào một mùa an cư của năm nọ, tăng đoàn không nhìn thấy Đức Phật, Ngài đi đâu không ai biết được, chư vị đệ tử đến hỏi tôn giả A Nan, ngài A Nan cũng không biết. Nhưng tôn giả Anan giới thiệu mọi người đến thỉnh ý bậc thiên nhãn đệ nhất là ngài A Nan Luật. Sau khi tôn giả A Nan Luật nhập định quan sát liền nói với mọi người rằng: Đức Phật đã lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho hoàng hậu Ma Gia”.

Đức Phật vì sao không nói mà đi lên cung trời Đao lợi thuyết pháp? một là, Ngài muốn báo đáp công ơn dưỡng dục của thánh mẫu; hai là, vì Đức Phật thường ở bên cạnh chúng đệ tử, nên một số người ỷ lại không thích nghe phật thuyết pháp; ba là vì trong tăng đoàn có một số việc tranh chấp nên Ngài ra đi thời gian khiến cho những người tranh chấp có thể thật lòng ăn năn tỉnh ngộ. Đại chúng trong giáo đoàn sau khi biết được Đức Phật lên cung trời Đao Lợi trong lòng hoang mang. Người nhớ Phật nhiều nhất là vua Ưu Điền nước Bạt Sa, vua Ưu Điền sau lần đầu được vương phi hướng dẫn quy y Phật, đối với Phật sanh tâm cung kính cúng dường vô tận. Bây giờ nghe tin Phật đi xa nhiều ngày không gặp trong lòng lo buồn mà sanh bệnh. Khi vua lâm bệnh, các đại thần bàn bạc nhau các phương pháp trị bệnh cho vua, trong đó có kiến nghị mời các vị thợ điêu khắc nỗi tiếng tạc tượng Đức Phật, để tiện sớm tối chiêm ngưỡng lễ bái. Vua vui mừng khôn xiết liền thỉnh ngài Mục Kiền Liên bậc thần thông đệ nhất dùng sức thần thông đưa người thợ điêu khắc lên tận cung trời để đích thân nhìn thấy kim dung diệu tướng của Phật sau đó dùng gỗ chiên đàn khắc thánh tượng Phật cao 5 mét, tôn giả Mục Kiền Liên đã phải trực tiếp hướng người thợ dẫn 3 lần, thánh tượng chiên đàn mới hoàn thành. Vua Ưu Điền nhân đó mà hết bệnh vui mừng khôn tả.

Đức Phật thuyếp pháp ở cung trời Đao lợi 3 tháng, và sau đó ngài trở lại nhân gian, Thánh tượng chiên đàn dựng để nghinh đón Đức Phật, Ngài mỉm cười nhìn thánh tượng an ủi rằng; “ Ngài giáo hoá có vất vã lắm không? Chúng sanh đời mạt pháp thật là nhờ vào sự hoá độ của ngài đó”! Do đó mà nói điêu khắc thánh tựơng không phải là sau khi Phật niết bàn mà ngay khi Phật tại thế đã có tạc tượng cúng dường rồi. Điêu khắc chiên đàn thánh tượng để nghinh đón Phật đó là biểu trưng cho: dù là kim thân Phật hay thánh tượng đều là sống một cách linh hoạt tại thế gian này.

Khởi nguyên của việc đúc tượng:những vấn đề đến việc đúc tượng phật ,có từ khi nào? Theo quyển 28 kinh Tănh nhất A Hàm và Căn bản thuyết Nhất thiết hữu bộ ni đà na có chép rằng: “một là, vua Ba Tư Nặc nước Kiều Tát La nghe vua Ưu Điền Dùng gỗ chiên đàn khắc thánh tượng Phật, cũng vì lòng cung kính và thích làm nỗi nên dùng vàng đúc thánh tượng cao 5 mét, đó là việc đúc tượng Phật sớm nhất vậy.

Hai là, trưởng giả Cấp Cô Độc. Có một lần sau khi Đức Phật thuyết pháp ở tịnh xá Kỳ Viên, trưởng giả đến trước đảnh lễ và bạch Phật rằng: “bạch Thế Tôn khi có thánh tượng của Ngài dựng ở trong giáo đoàn, mọi việc trở nên trang nghiêm, uy nghi, thanh tịnh như pháp mà sanh hoạt; có lúc Phật đi nơi khác giáo hoá, ở đây không có ngài làm trung tâm nên thấy thiếu một điều gì đó và tăng chúng từ trong tâm linh của mỗi người cũng cảm thấy trống trải hiu quạnh. Chúng con khẩn cầu Ngài cho chúng con đúc tượng Ngài để mỗi khi Ngài đi hoằng hoá ở xa chúng con có thể chiêm ngưỡng và xem thánh tượng như nhìn thấy chính Ngài, như vậy mới có thể duy trì được sự thanh tịnh của giáo đoàn, làm cho uy đức của Phật luôn luôn chiếu sáng chúng ta”!

Sau khi Đức Phật nghe xong ,ngài vui vẻ đồng ý ý kiến của Cấp Cô Độc và từ bi  chỉ dạy: “ Bệ hạ vì Phật Pháp mà đưa ra mong cầu như vậy, Ta đồng ý tâm nguyện của Ngươi”. Cấp Cô Độc lại bạch Phật “bạch Đức Thế Tôn! Bên cạnh chổ đúc thánh tượng chúng con muốn treo tràng phan bảo cái và hương hoa cúng dường xin Phật hứa khả cho. Đức phật nói: “ tuỳ ý các người thôi”.

Từ hai đoạn kinh trên chúng ta thấy khi Phật còn tại thế có rất nhiều vị quốc vương, đại thần, trưởng giả ,cư sĩ,…phát tâm đúc thánh tượng cúng dường chiêm ngưỡng rồi.

Khởi nguyên của việc hoạ tượng: những vấn đề liên quan đến việc vẽ tượng có từ khi nào? Ở “Đại Đường nội điển lục”có chép rằng “Tần Cảnh thời Hán trên đường trở về nước Nguyệt Chi nhìn thấy tượng chiên đàn của vua Ưu Điền liền nhờ hoạ sĩ y theo đó mà vẽ một bức sau đó mang đến Lạc Dương, nhà vua nhìn thấy liền ra sắc lệnh để tại của thành Tây Dương cúng dường từ đó lưu truyền đến nay.

Ngoài ra “Hành sự sao” cũng có ghi “sau thời Hán các vị tăng Trung Quốc đến Ấn Độ du học đông, lúc trở về họ đều muốn thỉnh tượng chiên đàn về để cúng dường. Thời đó các vị quốc vương của Ấn Độ rất cung kính và bảo vệ thánh tượng này không cho mang ra khỏi nước, nhưng Phật Pháp lưu thông phải có cái gì để biểu trưng,Vua liền mời hoạ sĩ đến y theo tượng chiên đàn mà vẽ, ngày nay có lưu truyền sự việc hoạ tượng là nguyên nhân từ đó.

Theo đó mà biết thì hoạ tượng Phật khoảng sau Phật niết bàn hơn 1000 năm nay nhưng ngoài ra trong “kinh a hàm” cũng có chép: “khi Phật niết bàn, tôn giả Ca Diếp lo vua A Xà Thế nước Ma kiệt Đà nghe được tin này sẽ quá bi thương mà sãy ra những việc ngoài ý muốn nên cùng với đại thần Vũ Xá thương luợng hoạ thánh tượng Phật để giúp vua bớt nỗi đau thương, đại khái đó là việc hoạ tương sớm nhất vậy!

Nhưng những năm gần đây tại viện bảo tàng Anh quốc hoàng gia có lưu giữ rất nhiều bức hoạ tượng Phật, trong đó có một bức tượng được xem là quốc bảo, đó là bức tượng lúc Phật 41 tuổi do tôn giả Phú Lâu Na tự tay hoạ, màu sắc vẫn giữ nguyên đến ngày nay. Một vị trù trì chùa Vĩnh Bình Nhật Bản đến nước Anh chụp hình mang về và sao ra nhiều tấm nên hiện tại ở Đài Loan chúng ta có thể nhìn thấy tượng này. Chiếu theo thuyết nay thì hoạ tượng Phật là có sớm nhất và còn sớm hơn cả điêu khắc và đúc tượng mấy năm cũng không chừng.

Họa tượng Phật trong quyển thượng Du Gìa nghi quỹ có ghi “các bức tượng hoạ trên vải trên lụa lớn nhỏ tuỳ ý, đều ngồi kiết già trên đài sen hai tay để ngang rốn như lúc nhập định”. Hoạ tượng rất phương tiện, tín chúng có thể ở nhà mà lễ bái cúng dường, hào quang của Phật chiếu sáng mọi nhà, người hoạ tượng có công đức vô lượng”.

Đảnh lễ thánh tượng: thánh tượng Đức Phật được điêu khắc trên gỗ hoặc đá, hoạ vẽ trên vãi lụa ,có người nói đó chỉ là cái tượng phỗng, tại sao phải hướng về đó mà đãnh lễ? Có một vài linh mục thiên chúa giáo phê phán Phật giáo vì sao lạy những tượng gỗ đá vãi lụa làm gì? Chúng ta cũng không phủ nhận chúng ta lễ bái tượng này. bởi vì tất cả đều không lìa khỏi lễ bái tượng gỗ…Chúng ta thấy đấy, mọi người trên toàn thế giới đều hướng về lá cờ quốc gia (quốc kỳ) của mình kỉnh lễ, mà quốc kỳ không là giấy thì cũng là vải, tại sao chúng ta lại kính lễ giấy hay vãi như thế? Nên biết lá cờ đó là trung tâm của toàn dân một nước nó không phải là giấy hay vãi mà là đại biểu tượng trưng cho một quốc gia.Tín đồ thiên chúa lại hướng về thập tự giá mà cầu nguyện.Trên thập tự giá còn đóng đinh một Giesu rất đáng thương và tội nghiệp, thập tự giá và Giesu không phải làm bằng gỗ bằng sắt hay vẻ trên giấy đó sau, vì sao tín đồ thiên chúa giáo lại hướng về gổ sắt giấy đó mà quỳ xuống cầu xin.

Cho nên, tất cả mọi người đều không lìa khỏi việc lễ bái tượng gỗ,… hướng về tượng gỗ lễ bái chẳng có gì là không tốt. Một giới trong 10 giới của tín đồ thiên chúa là không lễ bái tượng gỗ,…đó chỉ là một trong trăm ngàn những điều mâu thuẫn trong giáo lý của họ mà thôi.

Một mảnh vải nếu làm thành mũ thì đội trên đầu, nếu làm thành giày thì mang dưới chân, vải chưa có giá trị là quý hay hèn mà khi làm thành vật rồi thì mới có giá trị; một trang giấy nếu in thành hình của ba mẹ thì mình nên trân quý cung kính và cất giữ, nếu trang giấy đó chỉ là hình vẽ chơi của trẻ con thì chúng ta tuỳ ỳ vất bỏ cũng không thấy có gì là không phải, như vậy giấy có quý có tiện không? Đó chỉ là do tâm chúng ta khởi lên có quý có tiện mà thôi. Các vật thể thuộc vàng hoặc nguyên liệu hoá học nếu tạc thành tượng Phật Thánh thì nên tôn kính lễ lạy, nếu làm thành đồ chơi cho trẻ con thì giống như con lật đật để trên mặt đất đá qua đá lại làm trò cười cũng không có gì không được. Tất cả vật chất đều như nhau làm thành gì thì thành đó. Thánh tượng của Phật cũng làm từ vàng gỗ đá vãi giấy nhưng cái đó trong tâm của chúng ta không phải vàng gỗ …mà là Thánh tượng đại trí đại giác của Phật Đà!

Xin hỏi tín đồ thiên chúa giáo nếu đem hình cha mẹ các bạn, tượng Giesu của các bạn khinh bỉ vất bỏ, trong tâm bạn sẽ cảm thấy thế nào? Các bạn đối với tượng gỗ… có khởi tâm phân biệt không? Xin các tín đồ thông minh của thiên chúa phản tỉnh một chút. Sùng bái tượng gỗ không có gì là chẳng tốt đó là biểu hiện quan niệm trong lòng có thánh hiền của chúng ta.

Từ trên sự tướng mà nói, chúng ta tu hành nên có mục tiêu, tượng gỗ có thể làm cho chúng ta phát khởi tín tâm, trợ giúp việc tu trì của chúng ta, lúc chúng ta chiêm ngưỡng thánh tượng từ bi của Phật trong tâm ta đình chỉ vọng nịêm tham sân; Lúc chúng ta đãnh lễ tướng hảo trang nghiêm của Phật, hành vi trở nên đoan chánh không dám buông lung. Chúng ta đối trước thánh tượng cung kính lễ bái chắc chắn có cảm ứng.

Từ trên pháp tánh mà nói, là tín đồ Phật giáo chân chánh không có quan niệm tượng gỗ… , xem một công án của thiền sư thì sẽ rõ.

Đan Hà thiền sư, lúc tá túc qua đêm ở một ngôi tự viện, khí hậu khắc nghiệt, thời tiết rét lạnh, tuyết rơi xối xả. Đan Hà thiền sư liền lên điện Phật lấy tượng gỗ xuống chẻ ra đốt sưởi ấm. Thiền sư giữ chùa nhìn thấy tức giận la lớn: “đồ đáng chết, thế nào có thể đem tượng Phật xuống đốt sưởi ấm chứ”?

Đan Hà thiền sư từ tốn trả lời: “ Tôi không đốt sưởi ấm mà đốt tìm xá lợi”

Thiền sư giữ chùa lại hùng hổ la lên: “nói bậy, tượng Phật gỗ mà có xá lợi à”?

Đan Hà thiền sư từ từ cầm lấy bức tượng để vào trong lửa nói: “đã là gỗ sao không lấy mà sưởi ấm chứ”.

Đan Hà thiền sư mới đúng là người đệ tử chân chánh của Phật giáo, Ngài mới là bậc thánh liễu ngộ được Phật và giác ngộ đạo lý Tâm -Phật- Chúng sanh tuy ba nhưng không sai biệt. Lúc chưa giác ngộ chúng ta kính lễ thánh tượng, sau khi giác ngộ rồi ngoài tâm không có Phật, đó có thể nói thánh tượng ở trong tâm mình.

Đường Tuyên Tông lúc chưa đăng cơ là một chú tiểu nhìn thấy Hoàng Phách Hy Vận thiền sư lễ Phật ở giữa chánh điện thì đứng phía sau chăm chú nhìn, bổng nhiên nhớ lại lời thiền sư thường nói liền bạch thiền sư rằng: “ Ngài thường nói không cầu Phật, không cầu Pháp, không cầu tăng, bây giờ Ngài lạy Phật là để làm gì”?. Thiền sư nghe thế nhướng mắt nhìn Tuyên Tông nói: “không cầu Phật, không cầu Pháp, không cầu tăng , nên như thế mà làm”!

Lời của Hy Vận thiền sư những người căn cơ thấp kém khó mà thể hội được chân lý, chúng ta nên hướng về thánh tượng Đức Phật mà đãnh lễ, chúng ta nên lạy tượng gỗ,… bởi vì như thế thì tâm phàm phu chúng ta và tâm Phật mới có thể giao hoà hợp nhất.

2.      KIM DUNG CỦA ĐỨC PHẬT

Kim thân Phật: Hình tướng chân thật của Phật là pháp thân thanh tịnh vô vi, từ pháp thân lý thể mà hiển thị diệu dụng, đó là kim dung của Hoá thân. Pháp thân của Phật, các bồ tát đăng địa không có khả năng lường biết được, đệ tử Phật chỉ có thể từ tướng hảo của kim dung mà hiểu biết được sự vĩ đại của Phật.

Kinh Tâm Địa Quán có nói: “tướng trăm phước chói sáng trang nghiêm,chúng sanh trông thấy phát tâm kính mến hoan hỷ”. Hơn 2500 năm trước Gíao chủ Thích Ca vì một đại sự nhân duyên mà đản sanh ở thế giới này, có tướng tốt trăm phước trang nghiêm, đó là 32 tướng tốt 80 vẽ đẹp thánh tướng của Phật. Thân của Phật là màu huỳnh kim cao một trượng 6 thước, kinh A Hàm nói: “kim dung Phật là vầng trăng tròn sáng”. Trong chúng đệ tử của Phật, có rất nhiều vị thánh đệ tử,chưa nghe Phật thuyết Pháp,chỉ mới nhìn thấy kim dung của Phật liền quyết chí quay về quy y rất nhiều. Tôn giả Đại Ca Diếp, là một bậc hào phú Bà la môn ở tháp Đa Tử gặp Phật tỉnh toạ ở dưới cội bồ đề, ngài bị kim dung tướng hảo của Phật nhiếp thọ bất tri bất giác hướng về đảnh lễ và tuyên thệ gia nhập giáo đoàn của Phật.Trưởng giả Tu Đạt là vị khách phương nam, trong một đêm gặp Đức Phật, dưới ánh trăng chiếu sáng Ông nhìn thấy thánh tướng của Phật liền cảm động quỳ xuống, thỉnh cầu Phật về quê hương mình tuyên truyền chân lý phổ độ chúng sanh.

Trong sự nghiệp truyền giáo của Phật, Ngài nhiếp phục những người cực ác quay đầu, cảm hoá những người ngoan cường quy y, có rất nhiều người cũng do tướng tốt uy nghiêm từ bi của Phật mà được nhiều lợi ích.Một tên phản đồ là Đề Bà Đạt Đa mua chuộc 6 tên cướp đi hành khích Phật nhưng bị kim dung của Phật phát ra ánh sáng oai đức chinh phục, 6 tên cướp này đều lập tức bỏ dao quỳ xuống trước Phật cầu xin sám hối; Ương Quật là một tên ma vương giết người không gớm tay. Đức Phật cố ý gặp ông ta trên đường, một tên đội trời đạp đất như Ương Quật mà vừa nhìn thấy kim dung Phật liền trong long kinh ngạc cúi đầu thành khẩn xin phật hứa giúp cho mình cải ác hành thiện làm lại cuộc đời. Khỉ vượn trong rừng hái trái cúng dường trước kim thân Phật, voi điên nhìn thấy kim dung của Phật cũng rơi lệ ăn năn. Kim dung của Phật sáng như mặt trời mặt trăng, tướng Phật trang nghiêm vạn đức khiến cho những người hung ác khởi tâm từ bi, những người tàn ác trở nên từ hoà. Trong 50 năm truền giáo những người được cứu độ từ kim dung của Phật nhiều vô số kể.

Kim dung tướng hảo: Hình dung kim dung tướng hảo của Phật, trong kinh đều có nói Phật có “32 tướng tốt, 80 vẽ đẹp” đó là hình trạng vi diệu, tướng hảo của Phật, có thể vừa nhìn là hiểu tướng của Phật, không dể mà có điều tốt làm người ta vừa nhìn thấy khởi tâm kính mến hoan hỷ. 80 vẽ đẹp là do 32 tướng tốt mà có.

Tướng viên mãn 32 tướng tốt này không phải do trời sanh như vậy mà do Phật trãi qua 91 đại kiếp tu hành mới thành tựu được. Nên kinh Bách Phước Trang Nghiêm nói: tu 100 phước mới trang nghiêm được một tướng. Sau đây chúng ta tìm hiểu 32 tướng tốt và 80 vẽ đẹp của Phật như trong kinh đã ghi.

Trước chúng ta nói về 32 tướng tốt:

1.    Dưới lòng bàn chân bằng thẳng không có lòm lõi.

2.    Dưới lòng bàn chân có hình bánh xe, với ngàn tăm xe trục xe, vành xe đầy đủ.

3.    Chân tay mềm mại không thô cứng.

4.    Ngón tay nhỏ dài trắng nỏn như tuyết

5.    Tay chân có màng da lưới.

6.    Gót chân thon tròn đầy không có lồi lõm.

7.    Có mắt cá tròn

8.    Ống chân tròn đầy như con nai chúa.

9.    Tay dài quá gối, lưng thắng như núi.

10. Nam căn ẩn tàng bên trong

11. Tướng lưỡi rộng dài

12. Mỗi chân lông chỉ mọc 1 sợi lông có màu xanh và thoảng ra mùi thơm

13. Lông mọc xoáy lên và xoáy về hướng mặt.

14. Thân hình có màu sắc như vàng kim.

15. Thân có hào quang, phát ra các phía.

16. Da mịn trơn nhu nhuyến như dầu.

17. Hai vai bằng thẳng không khuyết

18. Hai nách đầy đặn không có lỏm

19. Thân cao thẳng, uy nghi đỉnh đạc

20. Thân hình đoan chánh không có cong vẹo uốn éo

21. Lòng bàn tay chân bằng thẳng

22. Có đủ 40 răng

23. Răng đều đặn và trắng đẹp

24. Răng bằng thẳng không hở khuyết.

25. Hai má tròn đầy như má sư tử

26. Trong cổ họng thường tiết ra nước bột đầy đủ cam lồ mỹ vị

27. Lưỡi rộng ,dài và mềm mại.

28. Âm thanh như tiếng chim Ca lăng tầng già, ở xa cũng có thể nghe.

29. Mắt màu tím thẫm, trong như nước biển

30. Lông mi đặc thù phi phàm.

31. Giữa hai lông mày có lông trắng phóng hào quang

32. Trên đảnh đầu có nhục kế, và không nhìn thấy đảnh đầu.

Thứ đến là 80 vẽ đẹp:

1.    Không thấy đảnh tướng

2.    mũi cao thẳng, lổ mũi không lộ

3.    Lông mày như trăng non

4.    Trái tay rũ xuống

5.    Thân rắn chắc

6.    khớp xương chắc như móc khoá

7.    Mỗi lúc trở mình chuyển hình như voi chúa

8.    Đi cách đất và có ấn dấu chân

9.    Móng như màu đồng đỏ

10. xương đầu gối tròn đẹp

11. Thân trong sạch

12. Da mềm mại

13. Thân cao đẹp không cong vẹo

14. Ngón tay tròn thon nhỏ

15. Vân tay ẩn kín

16. Mạch sâu chẳng hiện

17. Mắt cá ẩn

18. Thân mềm mại mượt mà

19. Thân hình tròn đầy

20. Không uốn éo

21. Dung nghi đầy đủ

22. Đi đứng khoan thai

23. Đứng không động

24. Uy chấn hết thảy

25. Người thấy được an lạc

26. Khuông mặt vừa vặn

27. Dung mạo đoan chính

28. Diện mạo viên mãn

29. Môi màu sắc đỏ

30. Âm thanh vang trầm trong vắt

31. Rốn sâu tròn đẹp

32. Lông xoáy về hướng phải

33. Tay dài qua gối

34. Tay chân như ý

35. Vân tay sáng thẳng

36. Vân tay dài

37. Vân tay chẳng đứt

38. Người thấy hoan hỷ

39. Mặt rộng và đẹp

40. Mặt như vầng trăng tròn

41. Nói năng hoà nhã

42. Lỗ chân lông xuất ra mùi thơm

43. Trong miệng thaỏng ra hương thơm

44. Dáng điệu cử chỉ như sư tử

45. Đi đứng như voi chúa

46. Tướng đi như ngỗng chúa

47. Đầu như trái Ma đà na

48. Các thành phần đầy đủ

49. Răng trắng đẹp

50. Lưỡi dài có màu đỏ

51. Lưỡi mỏng mà rộng

52. Lông nhiều và có màu hồng

53. Lông mềm mà mướt

54. Mắt dài và rộng

55. Tướng tử môn đầy đủ

56. Tay chân trắng hồng như màu hoa sen

57. Rốn không lộ

58. Bụng không lồi

59. Bụng thon đẹp

60. Thân khuynh động

61. Thân trì trọng

62. Thân lớn dài

63. Tay chân mềm mại sạch bóng

64. Bốn phía có hào quang dài một trượng

65. Khi đi có hào quang chiếu sáng khắp thân

66. Xem chúng sanh bình đẳng như nhau

67. Không xem thường chúng sanh

68. Thân tướng hùng vệ

69. Âm thanh không tăng giảm

70. Thuyết pháp không chấp trước

71. Tuỳ duyên thuyết pháp

72. Thứ đệ thuyết pháp

73. Pháp âm ứng với âm tahnh của chúang sanh

74. Chúng sanh ngắm thân Phật ngắm mãi không hết

75. Ngắm mãi không chán

76. Tóc dài và đẹp

77. Tóc dài không rối

78. Tóc xoắn đẹp

79. Tóc như màu ngọc xanh

80. Đầy đủ tướng tốt của bậc phước đức

Trên đã nói rõ 32 tướng tốt,80 vẽ đẹp của Đức Phật, như trong kinh đã ghi chép, tuy có chút them bớt nhưng kim dung của Ngài khác với phàm nhân, bất khả tư nghì.

Kỳ thật, Kim dung của Phật có thể hình dung trong 32 tướng tốt 80 vẽ đẹp, đó cũng là cách nói Phật có sắc tướng thân vàng cao 6 mét. Lúc đó có ngoại đạo hoài nghi nên dùng thước đo thử Phật cuối cùng cao bao nhiêu nhưng đo mãi mà vẫn không hết. Như tiểu thuyết Tây du Ký kể rằng: Tôn Ngộ Không nhảy lộn một cái là 18.000 dặm, thế nhưng lộn 10 cái cũng lộn không qua lòng bàn tay của Phật, như vậy chúng ta có thể hình dung được kim dung tướng tốt của Phật cao hơn cả núi Thái, sâu rông hơn cả đại dương.

Trong 32 tướng tốt có tướng lưỡi rộng dài, đó là hình dung âm thanh thuyết Pháp của Phật, ở rất xa cũng có thể nghe. Âm thanh của Ngài có thể truyền đi xa bao nhiêu? Trong kinh Bảo Tích nói: “bậc đại thần thông đệ tử của Phật là ngài Mục Kiền Liên, có một lần muốn đo thử âm thanh thuyết pháp của Phật, liền bay đến Đông phương Phật quốc cách thế giới Ta bà xa vô cùng tận để đo lường âm thanh của Phât, và vẫn nghe được Phật thuyết pháp. Hiện tại ở châu Âu châu Mỹ phát sóng chúng ta cũng có thể nhận được huống chi công đức cao vời vợi của Phật xuất ra từ tướng lưỡi rộng dài biến khắp tam thiên đại thiên thế giới?32 tướng tốt 80 vẽ đẹp chỉ là phàm phu chúng ta hiểu về Phật, Kim dung tướng tốt chân chánh của Phật chẳng lẻ 32 tướng tốt 80 vẽ đẹp có khả năng bao hàm sao?

TÁM TƯỚNG THÀNH ĐẠO:

Kim dung của Phật tuy là tướng tốt vô luợng nhưng Ngài đản sanh trong nhân gian thì ngài vẫn là con người. Liên quan đến kim dung ứng hoá thân của Phật, giáo hoá ở nhân gian 80 năm, nói rõ trãi qua một đời của Đức Phật, đó là 8 tướng thành đạo, sau đây là lược thuyết 8 tướng.

Từ cõi Đâu Suất mà giáng sanh: Đức Phật được phật Nhiên Đăng thọ ký là bổ sanh bồ tát của thế giới Ta bà, trước phải ở nội viện của cõi Đâu suất trãi qua 4000 năm, để quán sát cơ duyên gíao hoá ở cõi Ta bà.

Nhập thai: Sau khi ở nội viện của cõi Đâu Suất tròn 4000 năm, cởi voi trắng sáu ngà từ cõi trời mà giáng thế, nhập thai vào nách phải của thánh mẫu Ma Gia.

Đản sanh:Vào ngày 8 tháng, đản sanh tại vườn Lâm tỳ ni, vừa đản sanh đã có thể đi bảy bước và nói rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.

Xuất gia: Lúc 19 tuổi, nhân vì cảm nhận được cuộc đời vô thường, kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu, cuộc đời nhiều bất công, liền quyết chí vượt thành xuất gia học đạo.

Hàng phục ma quân:Lúc tu đạo, nội tâm có ma phiền não tham sân si, ngoại cảnh có ma thanh sắc danh lợi, chinh phục các tà ác của ma quân và không bị nữ sắc mê hoặc. Đó là tinh thần hàng phục ma tất yếu của bậc vô uý đại hùng đại bi đại trí.

Thành đạo: Sau khi hàng phục ma ,vào ngày 8 tháng 12, trên toà kim cang dưới cội Bồ đề, lúc sao kim mọc chứng thành chánh giác.

Chuyển pháp luân: Sau khi thành đạo suốt 50 năm giảng kinh thuyết pháp, đem chân lý truyền khắp nhân gian, làm cho bánh xe pháp thường chuyển ở đời.

Niết bàn: Ngày 15 tháng 2 năm Ngài đúng 80 tuổi, nhân duyên giáo hoá đã viên mãn, vì động quy tịnh, đem sanh mệnh hoà nhập vào vũ trụ tạo hoá, dưới cội Sala thị hiện niết bàn.

Đức Phật là bậc đại thánh ở thế gian và đã sanh ra ở thế gian này,tướng hảo kim dung của Ngài tuỳ theo mỗi thời như trẻ thơ, nhi đồng, thanh niên, tráng niên, lão niên mà không giống nhau, tôn giả Đại Ca Diếp bảo đại thần Vũ Xá hoạ vẽ 8 tướng thành đạo, thông qua đó nói rõ di tích một đời hoằng hoá của Phật.

Kim Thân bị nạn:Thánh thân kim dung của Đức Phật sao mà trang nghiêm tốt đẹp, chúng ta cứ nghĩ rằng ứng thân của phật sinh hoạt tại thế gian, tuỳ tâm như ý không có gì là trở ngại, đó là cách nghỉ sai lầm.

Gíao Pháp của Phật nói rõ sự vô thường khổ của thế gian, những người đã thành phật rồi, có xa lìa vĩnh viễn và nằm ngoài định luật này không? Tuyệt đối không có đạo lý như vậy.Từ biến hoá thánh thân kim dung một đời của Phật, nói rõ chân lý chư hành vô thường của thế gian. “ Thân giáo phải khớp với ngôn giáo”, Đức Phật giảng về đạo lý khổ- vô thường- vô ngã ở thế gian mà ngược lại thân Ngài thì ngàn năm trẻ mãi, không bệnh, không già như vậy chẳng phải mâu thuẩn đó sao? Đức Phật thị hiện ở thế gian ngài có sắc thân nên kim dung tướng hảo cũng phát sanh không ít những tai nạn.

Bất luận nói thế nào, những công đức tu tập tích tụ nên 32 tướng tốt,80 vẽ đẹp luôn vì có thân tướng hữu vi, không phải là pháp thân vô vi, thánh thân kim dung hữu vi biến hoá của Phật bị các tai nạn cũng là việc bình thường thôi.

Lúc Phật đi đường gặp hai tai nạn, một lần là Ngài đi qua núi Kha địa la bị một cây độc có tên là Khiếp đà la gỗ rớt xuống tua tủa làm mắt cá bị thương ; lần thứ hai là lúc Ngài đi ngang dưới chân núi Kỳ xà quật bị Đề Bà Đạt Đa lăn đá xuống làm cho chân phải rướm máu. Đức Phật cũng tuyên bố trong đại chúng hai lần Ngài bị bệnh. Một là lúc danh y Xà Bà điều trị bệnh kiết cho Ngài; lần khác là lưng ngài đau sai tôn giả Anan vào thành xin sữa và bảo tôn giả Đại Ca Diếp trì niệm Thất bồ đề phần thì Ngài mới hết đau. Đức Phật cũng có hai lấn gặp nạn đói, là lúc an cư ở thôn Bà La gặp năm mất mủa đói khát, trong 3 tháng an cư chỉ ăn lúa ngựa, lần khác thì đi khất thực nhưng không có thức ăn mang bình bát không về nhịn đói chờ đến ngày mai.

Đức Phật cũng bị một phụ nữ ngoại đạo vu oan, bị vua Thiện Gíac của thành Câu Lợi phê phán và những người này đều nhận lấy kết quả bất hạnh. Một nhà tôn giáo vĩ đại luôn có tai nạn bức hại thử thách tinh thần.

Kim dung thánh thân của Phật gặp rất nhiều tai nạn như vậy, chúng sanh nếu không hiểu được ý nghĩa sâu xa của lý nay dể sanh tâm nghi ngờ. Vì thế vua Ba Tư Nặc nước Kiều Tát La đã từng đưa ra vấn đề này thỉnh vấn Đức Phật như sau: “Bạch Thế Tôn! Kim dung tướng hảo của Ngài, phẩm đức oai nghiêm, trên trời và nhân gian không ai có được, nhưng trong sự nghiêp truyền bá chân lý của Ngài, vì sao phải gặp một số tai nạn” ?

Phật dạy: “Đại vương! pháp thân của chư Phật Như Lai là thân vĩnh hằng, nhưng vì độ chúng sanh mới có ứng hiện những tai nạn, những việc như: mắt cá chân bị thương, đau lưng, xin sữa, uống thuốc cho đến niết bàn, phân chia xá lợi xây tháp cúng dường tất cả đều là những phương tiện thiện xảo là vì muốn cho chúng sanh biết được nghiệp báo không mất, làm cho chúng sanh có tâm sợ sệt mà đoạn trừ tội lỗi, tu các hạnh lành mới chứng đắc pháp thân vĩnh hằng, tuổi thọ vô cùng ,quốc độ thanh tịnh, không có sắc thân hữu vi lưu luyến thế giới Ta bà.

Vua Ba Tư Nặc nghe xong dứt hết nghi ngờ, vui vẽ reo mừng, Vua không chỉ hiểu thấu đáo được kim dung của Phật mà còn thể hội được tâm từ bi sâu xa của Phật!

Đức Phật bậc thầy vĩ đại, kim dung thánh thân của Ngài tuy chúng ta không thấy nhưng Ngài vẫn sống mãi trong tâm chúng ta. Hình ảnh trăm vạn nhân thiên của Linh sơn hội thượng và Phật trang nghiêm tướng hảo ngồi chính giữa vẫn còn lởn vởn trong đầu chúng ta: “ Trên trời dưới đất không ai bằng Phật, mười phương ba đời cũng không ai sánh kịp; Tất cả những người ở thế gian con nhìn thấy, hết thảy không ai như Phật vậy”.

3.    CHÂN THÂN CỦA ĐỨC PHẬT

Chân thân vô tướng: Thánh tượng của Đức Phật, chúng ta đi đến đâu cũng có thể chiêm ngưỡng; Kim dung của Phật, hơn 2500 năm trước quả là đã xuất hiện ở thế gian, nhưng chân thân của Phật có hình tướng như thế nào?

Chân thân của Phật là pháp thân, pháp thân mới là hình tướng chân chánh của phật, nhưng pháp thân vô tướng hàng Bồ tát củu trụ còn không thể thấy, huống gì chúng ta là những chúng sanh bị vô minh phiền não che mờ? Pháp thân, vô vi vô tác, không hình không tướng, không đến không đi, không đầu không cuối, chúng ta làm sao mới có thể nhìn được Pháp thân của Phật chứ?

Trong kinh có chép: “đoạn một phần vô minh, chứng một phần pháp thân” cho nên có thể thấy Pháp thân không phải ở trên hình tướng mà thấy, mà hình tướng của Pháp thân hoàn toàn là do tu tập.

Trong kinh Hoa Nghiêm có ghi: “ Pháp tánh vốn vắng lặng, không thể chấp thủ cũng không thể thấy, tánh không tức là cảnh Phật, không thể suy lường được”. Pháp thân xa lìa cảnh giới ngôn ngữ, văn tự và suy luờng, “nếu có người muốn biết cảnh giới Phật, tâm ý nên thanh tịnh như hư không”. Pháp thân là hư không thân, tuy không hình không tướng, không nói không thấy, nhưng vô hình mà không phải vô hình ,vô tướng mà không phải vô tướng. pháp thân biến khắp mười phương, bao trùm pháp giới.

Có một lần Thượng toạ Thái Nguyên Phù giảng kinh Niết Bàn tại Dương Châu, giảng đến đoạn tam đức của Pháp thân, giảng rộng về đạo lý pháp thân. Lúc đó có vị thiền sư đang ngồi trong hội chúng nghe được liền cười. Thượng toạ Thái Nguyên Phù giảng kinh xong thì y áo chỉnh tề đãnh lễ vị thiền sư đó thưa: “đệ tử vừa giảng về Pháp thân, có chổ nào không đúng”? Thiền sư nói: “nếu ngài muốn giảng Pháp thân, xin ngài ngưng nói ba ngày, nhắm mắt suy nghĩ, pháp thân cuối cùng có hình tứơng như thế nào”?Thượng toạ nghe xong thì tuyên bố trong chúng hội ngưng giảng kinh Niết Bàn ba ngày,tự mình nhắm mắt tham cứu, ba ngày sau hình như đã có sở ngộ về Pháp thân, vui vẽ nói:

Lý của pháp thân giống như hư không,

Bao hết ba đời biến khắp muời phương

Bao trùm bát cực bao quát lưỡng nghi

Tuỳ duyên phú cảm không đâu mà không biến.

Từ công án này chúng ta có thể thấy Pháp thân không thể từ trên hình tướng mà hiểu cũng không thể dùng ngôn ngữ mà nói rõ được. Kim dung thánh tượng, hoặc nói hoặc nhìn thì có thể biết nhưng chỉ có pháp thân không thể lấy mắt tai để biết, chân thân vô tướng của Phật nên dùng tâm mà hiểu.

Tác dụng của Pháp thân:Thể của pháp thân tuy không có hình để thấy có tướng để xem nhưng Dụng vi diệu đức tướng trang nghiêm của Pháp thân không phải hoàn toàn không thấy được. Đại luận nói: “ Thể pháp thân xét tận cùng không ngoài thân tướng hảo này; không lìa khỏi pháp thân tuy hai mà không khác”. Kim dung thánh thân của Phật không phải là pháp thân, nhưng kim dung thánh thân lại từ pháp thân mà hiện các tướng dụng

Mật tích kinh nói: “Thánh thân Phật tuy có phân thành pháp thân, báo thân, ưng thân tuy có ba nhưng cũng không khác bởi vì ứng thân báo thân là từ pháp thân lý thể mà hiển hiện, lìa pháp thân sẽ không có báo thân và ứng thân. Cho nên từ kim dung của ứng thân cũng có thể biết được Pháp thân của Phật. Khi Phật ứng hoá ở thế gian đến khắp nơi thuyết pháp, trong mỗi pháp hội giảng kinh, có khi thấy thân Phật là sắc vàng, có thấy thân Phật sắc bạc thậm chí thấy thân Phật là màu sắc lưu ly sa cừ mã não, có lúc thấy Phật và người khác nhau, có lúc thấy Phật cao 6 thước cùng với chuyển luân vương không đồng, hoặc là ba thước trăm ngàn thước các loại thân không giống. Thậm chí âm thanh thuyết pháp của Phật cũng có các loại không đồng, có lúc âm thanh mềm mại vi diệu, có khi âm thanh vang dội như sư tử hống. Các thời pháp cũng tuỳ theo căn cơ của thính chúng mà nghe có khác có khi nghe bố thí trì giới,có khi nghe thiền định trí tuệ, giải thoát, đại thừa,…như thế sao có thể nói là kim dung hảo tướng bình thường được? Đó không phải là từ bản thể chân thân mà hiển hiện ra thần lực pháp thân bất khả tư nghì đó sao?

Từ trong các kinh điển chúng ta có thể thấy Gíao chủ Thích Ca, thường thường cùng trong một thời gian nhưng ở trong ngàn vạn quốc độ làm Phật sự có các danh hiệu các hình tướng và các cách giáo hoá khác nhau, đó không phải là tướng dụng của tất cả hiển hiện từ pháp thân đó sao? Nếu không có Pháp thân làm sao hiện các tướng dụng mà đến nơi này? Quốc độ của một Phật là tam thiên đại thiên thế giới, thế giới Ta bà chỉ là một thế giới nhỏ trong tam thiên đại thiên đó, Đức Phật ứng hiện ở thế gian, nếu không có pháp thân làm sao hiện tướng dụng đến khắp nơi và thế nào có thể giáo hoá được tam thiên quốc độ?

Khởi Tín luận nói: “Pháp thân tự thể đã có ánh sáng trí huệ rộng lớn, chiếu khắp pháp giới. Do vậy có thể biết, tất cả thế giới Ta bà không có cái gì là không phải tướng dụng của Pháp thân, nên nói “ tiếng suối chảy là tướng lưỡi rộngdài, núi xanh biếc cũng là pháp thân thanh tịnh” “ hoa vàng rực rỡ là Bát nhã, trúc xanh mơm mởn cũng luôn là pháp thân”. Trong con mắt của bậc thánh giác ngộ không có một cái gì không phải là chân thân của Phật, khắp cả vũ trụ kông nơi nào mà không có chân thân của Phật. Phật Đà vì có thân hữu vi mà có nhập niết bàn, đó là khế hợp pháp tánh của Phật,chân thân của Phật biến vào trong tất cả pháp, không có một pháp nào mà không có chân thân Phật. Đức Phật cho đến ngày nay vẫn còn sống cùng chúng ta,chúng ta sống trong Pháp thân của Phật.Kinh Lăng Nghiêm nói: “mười phương hư không thế giới đều là trong tâm của Như Lai, như mặt trời giữa hư không, đều là chân thân của Phật ,vũ trụ vạn tượng đều là tướng dụng của chân thân Phật.

Nơi nơi đều có Pháp thân: Pháp thân là chân thân của Phật, chân than này biến khắp muời phương hư không pháp giới, hào quang chiếu vô lượng quốc độ, chỉ có Bồ tát đầy đủ Thập trụ Mới có thể thường nghe được diễn thuyết diệu pháp của Pháp thân. Pháp thân lá cảnh giới của Phật, Kinh Lăng Nghiêm chép: “Nước trong đại dương co thể uống hết, bụi trong vũ trụ có thể đếm được,gió trong hư không có thể cột lại nhưng cảnh giới của Phật thì không thể nói được”.

Đức Phật trong các kinh điển luôn luôn chỉ đạo các đệ tử tu tập nên nhận thức về chân thân của Phật rất thân thiết. Đức Phật cũng dạy: “ thấy duyên khởi tức thấy pháp, thấy pháp tức thấy Phật”, pháp thân của Phật tức tự tánh của các pháp, nếu có khả năng từ pháp duyên khởi, hiểu thông tánh không của các pháp và như thế là có thể thấy đựơc chân thân của Phật. Kinh Kim Cang cũng viết: “Chổ nào có kinh điển thì chổ đó có Phật”. Trong pháp có phật, tin pháp là tin Phật, gọi là phật bởi vì Ngài có thể khế hợp pháp tánh, chứng ngộ pháp tánh và cùng pháp tánh hoà thành một thể; không tin pháp, không kính pháp,không hiểu pháp thì không thể nhận thức được chân than của Phật.

Đức Phật ứng hoá thân vì nhân duyên, nhân duyên hết rồi thì nhập niết bàn, hàng đệ tử nhìn cảnh Phật niết bàn rất đổi bi thương, Phật liền dạy: “các ngươi chớ có bi thương, ứng thân hữu vi tuổi già này cũng như chiếc xe cũ mục, chiếc xe cũ mục lúc hư, nếu đem sữa lại sử dụng đó không là phương pháp tốt nhất, nếu cái sanh mệnh nhục thể hữu vi của ta sống ngàn vạn năm cùng các ngươi nhưng có hợp tất có biệt ly, đó là đạo lý không thay đổi được! Đức phật vào niết bàn ở trong pháp tánh chiếu cố đến các ngươi làm cho sanh mệnh của Phật tương ưng với pháp thân vô vi, sanh mệnh này song hành cùng trời đất, chiếu sáng như mặt trời mặt trăng, các ngươi sau này nên y theo giáo pháp của Ta mà hành, màu lục của dương liễu đó ,màu xanh của tùng bách đó đều là pháp thân của Phật”nếu có thể y theo giáo pháp của Phật mà hành thì thấy được chân thân của Phật.

Do đó, các pháp tam vô lậu học giới định huệ là chân thân của Phật, 37 phẩm trợ đạo, thập lực, tứ vô uý,…là chân thân của Phật. Thậm chí hành một số pháp vì tăng đoàn đều là chân thân của Phật.

Chân thân thường trụ:Chân thân của Phật, pháp thân hụê mệnh của Phật là sáu pháp lục hoà của Tăng đoàn. Đức Phật thường nói: “ nếu cúng dường tăng tức là cúng dường Ta rồi” Phật sao mà xem trọng chúng tăng đến thế, cho nên “tiếp nối long mạch Phật pháp”, “kế tục hụê mệnh của Phật”, đều nương vào tăng đoàn, hy vọng tăng đoàn sau này không nên nghĩ rằng Phật đã vào niết bàn rồi, nên biết sức từ bi của Phật luôn gia trì chúng ta, chúng ta nên đi về mọi nơi để hoằng Pháp lợi sanh, làm cho chân thân Phật biến khắp nơi trên thế giới.

Hoàng đế Thuận Tông đời Đường không biết chân thân Phật cuối cùng sẽ ở đâu, nên đến Phật Quang Như Mãn thiền sư thỉnh vấn như sau:

“Phật từ xứ nào đến

Diệt rồi đi về đâu

Đã nói thường trụ thế

Hiện tại Phật ở đâu”?

Thiền sư đáp:

“Phật từ vô vi đến

Diệt trở về vô vi

Pháp thân đầy hư không

Thường trụ vô tâm xứ

hữu niệm quy vô niệm

Hữu trụ quy vô trụ

Đến vì chúng sanh đến

Đi vì chúng sanh đi

Biển thanh tịnh chân như

Thể thường trụ sâu xa

Trí giả khéo suy nghĩ

Chớ có nên hoài nghi”.

Hoàng đế trả lời thiền sư và vẫn còn hoài nghi

“Phật tại hoàng cung sanh

Diệt tại rừng song thọ

Trụ thế bốn chín năm

Lại nói không thuyết pháp

Sơn hà và đại hải

Trời đất và nhật nguyệt

Đến thời quy về hết

Ai nói không sanh diệt

Nghi tình như ở đây

Trí giả khéo phân biệt”.

Thiền sư lại trả lời:

“Phật thể vốn vô vi

Mê tình vọng phân biệt

Pháp thân khắp hư không

Chưa từng có sanh diệt

Hữu duyên Phật ra đời

Hết duyên Phật nhập diệt

Xứ xứ hoá chúng sanh

Giống như trăng dưới nuớc

Không thường cũng không đoạn

Không sanh cũng không diệt

Sanh cũng chưa từng sanh

Diệt cũng chưa từng diệt

Thấy rõ vô tâm xứ

Tự nhiên không pháp thuyết”.

29/03/2010 Posted by | 4) BÀI VIẾT VỀ ĐỨC PHẬT (writing about the Buddha), c) PHẬT HỌC TỔNG QUÁT | Bình luận về bài viết này

giảng: XÁ LỢI PHẬT BỒ TÁT: LƯỢC GIẢNG VÀ LỢI ÍCH KHI CHIÊM BÁI

Do lòng kính trọng ân đức Phật Bảo nên chúng ta quý trọng và tôn thờ những gì có liên quan đến Ngài. Do sự bày tỏ lòng tôn kính qua hình thức chiêm bái cúng dường đến Xá-Lợi của Ngài, nghiệp quả lành sẽ phát sanh, đồng thời niềm tin vào con đường giải thoát sẽ được củng cố và tăng trưởng. Việc xây dựng các ngôi bảo tháp thờ Xá-Lợi Phật, trước tiên ở cõi trời, kế đến là Ấn Độ, sau đó là Tích Lan, v.v… và hiện nay đang được tiến hành tại nhiều nơi trên thế giới cũng không ngoài mục đích trên.

Việc thờ phượng và chiêm bái Xá-Lợi Phật đã được phổ biến đến Phật tử Việt Nam rất lâu. Xá-Lợi Phật là phần di thể còn lại sau lễ hỏa táng nhục thân của một bậc vĩ nhân đã sanh ra trong hoàng tộc Sākya: Thái tử Siddhattha (Sĩ-đạt-ta). Ngài đã từ bỏ ngai vàng, vợ đẹp, con thơ, lên đường tầm cầu giải thoát, đã thanh lọc mọi ô nhiễm trong tâm và trở thành bậc hoàn toàn giác ngộ, sau đó đã tận tụy 49 năm dìu dắt chúng sanh thoát qua biển khổ trầm luân của hiện hữu.

Với lòng từ bi vô lượng, Ngài đã để lưu lại Xá-Lợi ở thế gian này sau khi viên tịch Niết Bàn để cho chúng sanh đời sau còn có duyên may chiêm bái và cúng dường. Vì thế, Xá-Lợi Phật là bằng chứng hùng hồn nhất về sự hiện diện của Ngài và ý nghĩa của sự xuất hiện ấy không ngoài mục đích giúp cho chúng sanh đoạn tận mọi khổ đau, thành tựu cứu cánh giải thoát Niết Bàn, không còn luân hồi sanh tử.

Do lòng kính trọng ân đức Phật Bảo nên chúng ta quý trọng và tôn thờ những gì có liên quan đến Ngài. Do sự bày tỏ lòng tôn kính qua hình thức chiêm bái cúng dường đến Xá-Lợi của Ngài, nghiệp quả lành sẽ phát sanh, đồng thời niềm tin vào con đường giải thoát sẽ được củng cố và tăng trưởng. Việc xây dựng các ngôi bảo tháp thờ Xá-Lợi Phật, trước tiên ở cõi trời, kế đến là Ấn Độ, sau đó là Tích Lan, v.v… và hiện nay đang được tiến hành tại nhiều nơi trên thế giới cũng không ngoài mục đích trên.

Lợi ?

Xá lợi được phiên âm của từ “sarira”, nghĩa đen là “những hạt cứng”. Danh từ Xá Lợi không phải là xa lạ đối với người Á Châu. Người con Phật vẫn thường nghe nói đến Xá Lợi, và của chư Tổ. Không phải ai cũng có đủ duyên lành được chiêm ngưỡng.

Xá Lợi là sự kết tinh kỳ diệu của sự thành đạt tâm linh, của sự phát triển tột cùng của hạnh từ bi và trí tuệ. Xá Lợi có những hình dạng như những viên ngọc trai hay đá quí nhiều màu sắc, long lanh như ngọc, rắn như kim cương, búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy, thu nhặt được sau lễ trà tỳ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các bậc Thánh đệ tử và các vị Đại Sư.

Theo ghi chép trong lịch sử Phật giáo, khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni viên tịch, hàng đệ tử làm lễ trà tỳ. Sau khi lửa tàn, họ phát hiện trong tro có rất nhiều tinh thể trong suốt, hình dạng và kích thước khác nhau, cứng như thép, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý. Họ đếm được cả thảy 84.000 viên, đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu. những vật thể đó được đặt tên là Xá lợi, là bảo vật của Phật giáo.

xaloiPhat_r_828125820

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng chánh giác!

Xá lợi của hàng đệ tử:

Có thể nói hầu hết đệ tử của đức Phật từ hàng xuất gia đến tại gia đều có Xá lợi sau khi hỏa táng. (ngoại trừ người đó mắc bệnh tiểu đường, ung thư…) Kích cỡ và màu sắc cũng có khác nhau, nhưng có chung một điểm là: “Chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, cũng chẳng phải kim cương đốt không cháy, thậm chí vẫn sáng lấp lánh màu sắc, thách thức với thời gian, chẳng mảy may hư hỏng”.

Những năm gần đây, lịch sử Phật giáo và giới khoa học đã ghi lại khá nhiều trường hợp các vị cao tăng sau khi viên tịch, hỏa thiêu đã để lại xá lợi. Tháng 12/1990, Hoằng Huyền pháp sư ở Singapore viên tịch, sau khi thi thể được hỏa thiêu, người ta phát hiện thấy trong phần tro của ngài có 480 hạt cứng, loại cỡ như hạt đỗ tương, loại nhỏ bằng hạt gạo, trông gần như trong suốt và tỏa sáng lấp lánh như kim cương. Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng đó chính là xá lợi.

Tháng 3/1991, Phó hội trưởng Hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn, ủy viên thường vụ Hội Phật giáo Trung Quốc, sau khi viên tịch đã được hỏa táng theo tâm nguyện của ngài. Trong tro có tới 11.000 hạt xá lợi, đạt kỷ lục thế giới từ trước đến nay về những trường hợp xá lợi được ghi nhận chính thức.

Viên xá lợi có thể to như quả trứng vịt, đó là trường hợp của pháp sư Khoan Năng, vị trụ trì Tây Sơn Tẩy Thạch Am ở huyện Quế Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ngày 27/9/1989, ngài viên tịch ở tuổi 93. Sau khi hỏa thiêu, người ta tìm thấy trong tro hài cốt 3 viên xá lợi màu xanh lục, trong suốt, đường kính mỗi viên lên tới 3-4 cm, tựa như những viên ngọc lục bảo.

huyenquangquangduc_400

Trái tim thành xá lợi

Trường hợp Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu vào ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão tức ngày 11 tháng 6 năm 1963 sau khi thiêu còn trái tim, người ta đã dùng lửa đến 4.000 độ, xương thịt cháy tiêu hết. Duy chỉ có trái tim của Ngài vẫn còn nguyên, được thiêu lần thứ hai vẫn không cháy. Trần Quang Tuyến tìm cách hủy trái tim này trước sự chứng kiến của nhiều người để dập tắt niềm tin của Tăng Ni Phật tử cả nước. Tuyến đã dùng axit đổ vào trái tim của Hòa thượng Thích Quảng Đức, tuy nhiên, đổ vào bao nhiêu axit cứ trôi đi bấy nhiêu, không thẩm thấu vào được. Ông Diệm đã mời các nhà khoa học Mỹ đến tìm cách phá hủy trái tim này. Người Mỹ đã dùng hồ quang điện (lửa hàn), thứ nóng nhất mà họ có, để đốt trái tim. Tuy nhiên, ngọn lửa nhiều ngàn độ C xanh lét, làm tan chảy cả sắt cũng không đốt cháy được trái tim lạ kia. Những nhà khoa học Mỹ lúc đó mới tin vào sức mạnh bất diệt của Phật giáo. Đốt không được, phá hủy không xong. Một trái tim bất diệt!

Xá lợi tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tháng 6/1994, pháp sư Viên Chiếu, 93 tuổi, trụ trì chùa Pháp Hoa (núi Quan Âm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) trong một buổi giảng kinh tối đã nói với các đệ tử: “Ta sẽ để lại trái tim cho chúng sinh”. Sau đó vị sư nữ này ngồi kiết già và viên tịch.

Sau khi ngọn lửa tắt, trái tim vẫn còn mềm, nóng, rồi mới nguội dần và cứng lại, biến thành một viên xá lợi lớn, màu nâu thẫm. Khoảng 100 đệ tử có mặt trong lễ hỏa táng đã tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ lùng đó.

Ngoài ra các đệ tử còn thu được 100 viên xá lợi to nhỏ khác nhau. Có viên thì hình tròn (xá lợi tử), có viên lại nở xòe ra như những bông hoa (xá lợi hoa). Những bông xá lợi hoa trông rất đẹp, lóng lánh như những bông hoa tuyết, chung quanh còn được giát bằng những hạt xá lợi nhỏ cỡ hạt gạo, sắc đỏ, vàng, lam, nâu… hết sức kỳ diệu.

Khoa học chưa giải thích được Xá lợi.

Gần đây, giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng huyền bí được nhà Phật nói đến trong kinh điển. Thế nhưng khi bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng xá lợi, họ đã gặp không ít trở ngại.

Phương Tây, người ta không tin là có xá lợi Phật Tổ. Mãi đến năm 1997, ông Peppé người Pháp khi tiến hành khảo cổ tại vùng Piprava, phía nam Népal, đã tìm thấy những viên xá lợi đựng trong chiếc hộp bằng đá. Trên hộp có khắc những văn tự Brahmi, nội dung như sau: “Đây là xá lợi của đức Phật. Phần xá lợi này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ”. Khám phá này đã chứng minh: Những gì được ghi trong kinh Trường A Hàm và một số kinh sách khác về việc phân chia xá lợi đức Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là có thật. Điều kỳ lạ là trải qua hơn 25 thế kỷ, xá lợi đức Phật vẫn còn nguyên vẹn, lấp lánh màu sắc.

Về sự hình thành của những viên xá lợi, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Các nhà xã hội học cho rằng, do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, quá trình tiêu hóa và hấp thu rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate. Những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lợi.

Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ số người ăn chay trên thế giới có tới hàng trăm vạn, nhưng tại sao không phải ai khi hỏa táng cũng sinh xá lợi? Số người theo đạo Phật cũng nhiều vô kể, thế nhưng tại sao trong cơ thể những tín đồ bình thường lại không có xá lợi?

Một số nhà khoa học cho rằng, có thể xá lợi là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật… Giả thuyết này cũng khó đứng vững. Bởi vì, sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên không hề phát hiện xá lợi. Mặt khác, những cao tăng có xá lợi thường sinh thời thường rất khỏe mạnh, tuổi thọ cũng rất cao.

Nhà Phật cũng có những quan điểm riêng về vấn đề xá lợi. Quan điểm thứ nhất cho rằng xá lợi là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện. Quan điểm thứ hai cho rằng đó là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện.

Tuy nhiên, cuối cùng thì xá lợi đã được hình thành như thế nào? Thành phần của nó ra sao? Chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, cũng chẳng phải kim cương, lục bảo, chỉ là tro cốt còn lại của người tu hành sau khi hỏa táng; vậy mà sao đốt không cháy, thậm chí vẫn sáng lấp lánh màu sắc, thách thức với thời gian, chẳng mảy may hư hỏng…? Hàng loạt câu hỏi như vậy cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Ích lợi gì cho những người chiêm bái?

Vì là kết tinh của sự thành đạt tâm linh, nên, như lời dạy của Lạt Ma Zopa Rinpoche, “mỗi phần nhục thân và Xá Lợi của các Ngài chứa đựng một năng lực mầu nhiệm có thể làm căn lành tăng trưởng và nghiệp ác giải trừ”. Vì thế, Lợi có năng lực cảm hóa tâm người, phát triển lòng bác ái trong nội tâm của những ai có cơ duyên được chiêm bái Xá Lợi. Phật đã từng dạy rằng có bốn nơi chốn đặc biệt: “nơi ta được sanh ra, nơi ta giác ngộ, nơi ta thuyết pháp và nơi ta nhập diệt. Sự thăm viếng một trong bốn nơi chốn này giống như sự gặp gỡ với chính bản thân ta.” Vậy thì khi chiêm ngưỡng Lợi cũng tương tợ như thế.

Cho nên, những viên Xá lợi là tinh cốt còn lưu lại có công năng thù thắng, giúp tăng trưởng các điều lành thiện và tiêu trừ những điều xấu ác. Chỉ cần thành tâm, chúng ta có thể cảm nhận được năng lực mầu nhiệm của Xá Lợi.

Trong Kinh Sư Tử Hống, đức Phật dạy: “Dù là bây giờ, cúng dường Như Lai, hay là mai sau, cúng dường Xá lợi, công đức tích tụ, ngang bằng như nhau, và quả gặt hái  ngang bằng như nhau.”

Dù trong hiện tại chúng ta không đủ phước duyên để diện kiến đức Phật, nhưng cũng vẫn có đầy đủ thiện duyên để gặp được Xá lợi Phật cùng Phật pháp. Vậy mặc dù đức Phật không thị hiện ngay trước mặt chúng ta với sắc tướng quen thuộc của Ngài, chúng ta có thể thấy được Xá lợi Phật và vẫn còn có thể đạt giác ngộ.

Nên cúng dường Xá lợi như thế nào?

Cúng dường Xá lợi có ba cách:

1. Cúng dường tài vật, như tịnh tài, hoa, đèn, thực phẩm và thức uống.

2. Cúng dường tấm lòng kính ngưỡng tôn kính chư Phật bằng cách quét dọn nơi có Xá lợi, đảnh lễ cúng dường mạn đà la, xây tượng Phật và bảo tháp.

3. Cúng dường công phu hành trì: sống thuận theo chánh pháp, mở tấm lòng vị tha biết quan tâm cho người khác hơn bản thân, hay ít ra cũng khát khao cố gắng để được như vậy.

Nên nghĩ gì khi đến chiêm bái Xá lợi

Khi đến một nơi có Xá lợi, quan trọng nhất là đừng xem đây chỉ như một viện bảo tàng. Phải thấy Xá lợi chính là hiện thân của Phật và cũng là hiện thân của tất cả mọi tánh đức cao quí của đấng giác ngộ. Và dòng ánh sáng trắng rót xuống đỉnh đầu, tất cả ác nghiệp thân miệng ý kết thành khói đen, hay thành nước đục, và bị tống ra khỏi thân thể qua các lỗ chân lông.

Khi thân thể bị bệnh

Chúng ta nên đến trước Xá lợi, quán tưởng có luồng ánh sáng rót xuống đỉnh đầu của mình và chúng sinh, thấy tật bịnh cùng tất cả những gì làm giảm hại sức khỏe kết lại thành mũ máu và bị tống ra khỏi thân thể từ hai gót chân.

Chiêm bái Xá lợi lúc tâm bất an

Gặp việc phiền não trong gia đình hay bạn bè gây gỗ, chúng ta có thể đến chiêm bái Xá lợi, đi nhiễu quanh Xá lợi (đi quanh theo chiều kim đồng hồ). Quán tưởng các bậc thiện thệ giải thoát, nhờ siêng năng đoạn khổ đau, không chấp trước, luôn hỷ xả nên hình thành xá lợi. Nay con nguyện học theo hạnh đó xem phiền não: bò cạp, cóc, rắn rít…con cần phải tránh xa. Đồng thời cầu nguyện cho chúng sinh đang bị phiền não tác hại cũng nương theo đó mà được thanh tịnh. Thay vì than thân trách phận, tìm quên ở rượu chè nghiện ngập, phương pháp quán tưởng này sẽ giúp chúng ta đừng quá chú trọng đến bản thân, dùng khổ đau của chính mình làm động cơ thúc đẩy việc tu hành.

Khi bị chứng nghiện ngập

Hãy nhìn nhận là mình đang có vấn đề, nhớ lại tánh đức của Phật để phát tâm quy y, mong mình có được mọi tánh đức của Phật. Trong khi đi nhiễu quanh Xá lợi, quán tưởng dòng ánh sáng cam lồ trắng từ Xá lợi rót vào đỉnh đầu mình, thấy các loài rắn rết nhện sên (biểu hiện sự nghiện ngập) được tống ra khỏi thân thể, của mình và của chúng sinh. Rồi thấy mình đã thật sự được thanh tịnh hóa. Luyện tâm như vậy cho thật thuần thục để thắng cơn nghiện, rồi sẽ có lúc mùi rượu sẽ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu.

Vì sao phải đảnh lễ và đi nhiễu quanh Xá lợi

Tôi một lòng kính lễ quí vị, và cầu mong quí vị nên đi nhiễu, đảnh lễ Xá lợi Phật. Làm như vậy để nhận lực gia trì của chư Phật, điều này thật quan trọng. Vì lợi ích của chúng sinh mà chư Phật phát tâm bồ đề; vì lợi ích của chúng sinh mà chư Phật bước trên con đường tu; và cũng vì lợi ích của chúng sinh mà chư Phật thị hiện giác ngộ viên mãn. Vì lý do này, chư Phật và Xá lợi Phật vô cùng mầu nhiệm, vẫn còn đó đầy đủ năng lực gia trì. Hiểu như vậy thì sẽ nhận được lực gia trì rất mãnh liệt. Cho dù tâm không định cũng vẫn có thể nhờ Xá lợi mà nhận được lực gia trì. Nhờ hiểu lý lẽ này, chúng ta có thể mau chóng giác ngộ. Cho dù không hiểu nhiều, chiêm bái Xá lợi cũng sẽ là nhân tố thành tựu đạo nghiệp trên bước đường tu tập và hướng đến giải thoát giác ngộ.

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng chánh giác!

Kính lễ Tăng, người thừa chí cả, thay Thế Tôn truyền bá đạo mầu!

Sài gòn, ngày 05/09/2008

—————————————————————————

Nguồn daohatngaynay.com

29/03/2010 Posted by | c) PHẬT HỌC TỔNG QUÁT | Bình luận về bài viết này

truyện: CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA bản tiếng Việt và Tiếng Anh (The Life of the Buddha – Vietnamese and English)

1 a FORTUNATE BIRTH

Many, many years ago, in a small kingdom in the north of India, something was happening that would change the whole world. Queen Maya (1), wife of the good King Suddhodana (2), lay asleep and had a wondrous dream. She dreamt she saw a brilliant white light shining down to her from the sky, and in the rays of this light was a magnificent elephant. It was pure white and had six large tusks. This elephant of light flew closer and closer to the Queen and finally melted into her body.

Queen Maya awoke, filled with greater happiness than she had ever felt before.

Quickly she went to the king and together they asked the wise men at the court what this strange and wonderful dream might mean. The wise men answered, “O Your Majesties, this dream is a most excellent one! It means that the Queen will give birth to a son, and this prince will someday become a great man. Not only you, but the entire world is fortunate that the Queen will have such a special child.”

Hearing this good news, the King and Queen were overjoyed. The King was especially happy because he longed for a son who would someday rule his kingdom in his place. And now it seemed his wish was being granted.

SỰ Giáng Trần Phúc LỢi

Nhiều, rất nhiều năm trước tại nước nhỏ ở miền bắc Ấn Ðộ, một biến cố xảy ra đã làm thay đổi toàn thế giới. Hoàng hậu Ma-Da (Maya) (1), vợ vua Tịnh Phạn (Suddhodana) (2) nhân đức trong lúc ngủ đã thấy một điềm chiêm bao.  Trong

giấc mộng hoàng hậu thấy một luồng ánh sáng rực rỡ từ trên trời chiếu xuống nơi bà, và trong luồng ánh sáng đó có hình ảnh một con voi to lớn.  Voi màu trắng bạch và có sáu ngà. Con voi ánh sáng này bay mỗi lúc mỗi tiến lại gần hoàng hậu và cuối cùng hòa nhập vào trong thân thể của bà.

Hoàng hậu Ma-Da thức giấc, lòng tràn ngập niềm vui vô biên, mà từ trước nay hoàng hậu chưa bao giờ có được.

Hoàng hậu liền báo cho vua Tịnh Phạn biết, và cả hai đã hỏi yêu cầu các quần thần thông bác trong triều đình giải thích về ý nghĩa của điềm chiêm bao. Quý vị trả lời: “Tâu bệ hạ, đó là một giấc mộng lành. Có nghĩa là hoàng hậu sắp sinh con, và vị hoàng tử này tương lai sẽ trở thành một siêu nhân. Không riêng bệ hạ và hoàng hậu, mà toàn thế giới nhân loại đều hưởng sự phúc lành khi hoàng hậu hạ sinh một thái tử, đặc biệt như thế.”

Nghe tin lành như vậy, đức vua và hoàng hậu hết sức vui mừng. Hoàng thượng rất sung sướng vì Ngài mong ước có một hoàng nam để tương lai nối ngôi thay ông trị vì đất nước. Và giờ đây điều ước muốn đó của đức vua có thể trở thành sự thực.

It was the custom in those days for a woman to return to her parents home in order to give birth. And so, when the time had almost come for the baby to be born, Queen Maya and many of her friends and attendants left the palace of the King and began the journey to her childhood home.

They had not travelled far when the Queen asked that they stop and rest. She knew the baby would be born very soon. They had reached the beautiful gardens of Lumbini (3) and the Queen went into this garden looking for a comfortable place in which she could give birth. The stories say that even the animals and plants, somehow understanding what a special child was about to be born, wanted to help. A large tree bent down one of its branches and the Queen took hold of it with her right hand. Supporting herself in this way, she gave birth to a son. The attendants cradled the baby in their arms and were amazed at how beautiful he was and how peaceful he seemed.

At that moment, throughout the land, there was great feeling of peace and happiness. People forgot their troubles, ceased their quarrels and felt great love and friendship for one another. Some people saw rainbows suddenly appear in the sky, and many other beautiful and unusual things were seen.

Wise men from all over the kingdom noticed these signs of peace and joy and excitedly said to each other, “Something very fortunate has just happened. Look at all these wonderful signs! Today is the full moon day of the fourth month. It must certainly be a special day!”

Theo phong tục thuở xưa, người phụ nữ trở về quê cha mẹ để sinh đứa con đầu lòng. Cho nên vào lúc sắp sinh thái tử, hoàng hậu Ma-Da cùng với các bạn bè và những người hầu cận đã rời cung điện vua Tịnh Phạn để bắt đầu lên đường trở về quê ngoại của bà.

Ðoàn tùy tùng đi một khoảng chưa xa bao nhiêu, hoàng hậu đã bảo ngừng lại nghỉ ngơi. Bà cảm thấy đứa bé sắp sửa ra chào đời. Khi đoàn người đến hoa viên Lâm Tỳ Ni (Lumbini) (3) xinh đẹp, hoàng hậu đi vào trong vườn này để tìm một nơi thuận tiện cho việc sinh hoàng tử. Các tích chuyện đã ghi chép rằng, ngay cả loài vật và cây cỏ cũng muốn giúp đỡ vì chúng biết đứa trẻ hoàng hậu sắp sinh là một siêu nhân. Một nhánh từ một thân cây lớn cuốn cong xuống, và hoàng hậu đã nắm chặt nó với bàn tay phải của bà. Tự chống đỡ trong tư thế này, hoàng hậu đã sinh thái tử. Những người hầu cận đưa tay bồng em bé và trầm trồ ngợi khen mặt mày thái tử trông hảo tướng và trang nghiêm làm sao.

Vào lúc ấy, khắp nơi trong nước, dân chúng cảm thấy an bình và hạnh phúc.  Mọi người quên hết nỗi ưu phiền, không còn cải vã tranh chấp và tất cả đều bày tỏ tình thương yêu bao la thân hữu với nhau. Có người thấy mống ngũ sắc xuất hiện trên bầu trời, cùng những điềm lành và các sự việc bất thường khác.

Các hiền nhân ở toàn vương quốc đều nhận thấy những dấu hiệu an lành và phúc lợi này, cho nên họ vui mừng nói với nhau: “Thật là điều đại phước đã xảy ra. Hãy lưu ý đến những điềm cát tường này! Hôm nay là ngày Rằm tháng tư. Hẳn chắc đó là một ngày trọng đại!”

Queen Maya, unaware that her joy at having a son was being shared at that very moment throughout the kingdom, took the new-born baby in her arms and returned to the palace of the King.

Hoàng hậu Ma Da không ngờ niềm vui của bà hạ sinh hoàng nam vào lúc ấy lại được toàn dân trong nước đều hân hoan chia xẻ, và hoàng hậu ẵm trong thay thái tử vừa mới sinh trở về kinh đô của nhà vua.

2 A HOLY MAN’S VISIT

With great rejoicing, King Shuddhodana greeted his Queen and his new son Splendid festivals were held and the whole kingdom was decked in beautifully coloured banners. It was a time of great happiness and peace. There was so much gladness everywhere that his parents decided to name the Prince “Siddhartha” (4), which means “the one who has brought about all good”.

Now the wise men made new predictions about the baby. “O King,” they said, “the signs of the Prince’s birth are most favourable. Your son will grow up to be even greater than you are now!” This news made the King very proud. “If these wise men are correct,” he thought, “my son, Prince Siddhartha, may one day be the ruler not only of my small kingdom, but perhaps of the entire world! What a great honour for me and my family!”

In the first few days after his birth, many people came to the palace to see the new baby. One of these visitors was an old man named Asita (5). Asita was a hermit who lived by himself in the distant forests, and he was known to be a very holy person. The King and Queen were surprised that Asita would leave his forest home and appear at their court,”We are very honoured that you have come to visit us, O holy teacher,” they said with great respect. “Please tell us the purpose of your journey and we shall serve you in any way we can.”

CuỘc ViẾng ThĂm CỦa VỊ ĐẠo Sư

HiỀn ĐỨc

Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc. Ðó là thời kỳ đại hạnh phúc và thanh bình của đất nước. Vì mọi người khắp nơi đều hân hoan vui mừng cho nên đức vua và hoàng hậu đặt tên cho thái tử là “Tất Ðạt Ða” (Siddhartha) (4) nghĩa là “người đã mang lại mọi điều lành”.

Bấy giờ các hiền nhân đều tiên đoán về thái tử. Họ thưa: “Tâu bệ hạ, những điềm báo trước trong ngày thái tử đản sanh rất tốt đẹp. Thái tử sau này sẽ trở thành nhân vật còn vĩ đại hơn hoàng thượng bây giờ!” Nghe nói vậy, đức vua rất hãnh diện. Ngài thầm nghĩ: “Nếu các hiền nhân này nói đúng thì con ta thái tử Tất Ðạt Ða tương lai có thể là một vị minh quân, không những trị vì vương quốc nhỏ của ta mà còn cai trị cả toàn thế giới! Thật là điều vinh dự lớn lao cho riêng ta cũng như hoàng tộc”.

Vài ngày đầu tiên sau khi hoàng tử ra đời, nhiều người đã vào cung điện để thăm thái tử vừa mới giáng sanh. Một trong các vị này là ông tiên A Tư Ðà (Asita) (5). Ông là một đạo sĩ sống ẩn tu trong rừng sâu, và nổi danh là một con người rất thánh thiện. Ðức vua và hoàng hậu ngạc nhiên thấy đạo sĩ A Tư Ðà rời bỏ khu rừng ông đang ở để vào thăm cung điện, liền nói với sự kính trọng: “Thưa đạo sư hiền đức, chúng tôi rất hân hạnh được Ngài đến thăm. Xin cho chúng tôi biết mục đích viếng thăm của đạo sư, và chúng tôi hân hạnh sẽ phục vụ cho Ngài bất cứ điều gì Ngài cần đến”.

Asita answered them, “I thank you for your kind welcome. I have come a great distance to visit you because of the wonderful signs I have recently seen. They tell me that the son recently born to you will gain great spiritual knowledge for the benefit of all people. Since I have spent my entire life trying to gain such holy wisdom, I came here as quickly as possible to see him for myself.”

The King was very excited and hurried to where the baby Prince lay sleeping. He carefully picked up his son and brought him back to Asita. For a long time the holy man gazed at the infant, saying nothing. Then he finally stepped back, looked sadly up at the sky, sighed heavily and began to cry.

Seeing Asita weep, the King and Queen became very frightened. They were afraid that the holy man had seen something wrong with their child. With tears in his eyes, the King fell to his knees and cried out, “O holy teacher, what have you seen that makes you weep? All the other wise men say that my son was born to be a great man, to gain supreme knowledge. But now, when you look at my baby you cry. Does this mean that the Prince will die soon? Or will something else very terrible happen to him? He is my only child and I love him dearly. Please tell me quickly what you have seen for my heart is shaking with sadness and fear.”

Ðạo sĩ A Tư Ðà đáp lời: “Bần đạo xin cám ơn về sự ân cần tiếp đón của đức vua và hoàng hậu. Bần đạo từ xa đến viếng thăm quý vị vì bần đạo thấy có những điềm lạ xuất hiện gần đây. Các điều ấy báo cho bần đạo biết rằng thái tử mà hoàng hậu vừa mới sinh, tương lai sẽ thành đạt sự nghiệp kiến thức tinh thần vĩ đại. Lâu nay, bần đạo đã dành hết cuộc đời tu tập để mong có được trí tuệ siêu phàm ấy, cho nên bần đạo nóng lòng đích thân muốn đến sớm để gặp thăm thái tử”.

Hoàng thượng vui vẻ vội vàng đến nơi thái tử đang nằm ngủ. Ðức vua cẩn thận bồng thái tử mang đến cho đạo sĩ A Tư Ðà. Ông ta nhìn hoàng tử một hồi lâu và không nói gì. Rồi sau cùng đạo sĩ bước lui, buồn bã nhìn lên bầu trời thở dài và bắt đầu than khóc.

Nhìn đạo sĩ A Tư Ðà khóc, đức vua và hoàng hậu cảm thấy lo lắng. Cả hai sợ rằng đạo sĩ đã trông thấy tướng trạng gì xấu nơi thái tử. Ðôi mắt đầy lệ, vua Tịnh Phạn quỳ xuống và kêu lên: “Thưa đạo sĩ, Ngài đã thấy gì nơi hoàng tử khiến Ngài phải khóc? Tất cả những vị hiền đức khác đều bảo rằng thái tử con của trẩm ra đời sẽ trở thành một đại nhân, có được trí tuệ siêu phàm. Nhưng nay, sau khi xem tướng thái tử Ngài lại khóc. Ðiều ấy có nghĩa là thái tử sẽ chết sớm? Hay có điều gì rất khủng khiếp sắp xảy ra cho thái tử? Thái tử là đứa con độc nhất mà trẩm rất yêu quý, xin hãy mau mau cho trẫm biết Ngài đã thấy gì nơi thái tử vì tâm của trẩm hiện đang quá hồi hộp đầy sự buồn khổ và lo âu”.

Then with a very kind look, Asita calmed the new parents and told them not to worry.

“Do not be upset,” he told them. “I am not crying because of something bad I saw for the Prince. In fact, now that I have seen your son, I know for certain that he will grow up to be more that just a great man. There are special signs that I have seen on this child-such as the light that shines from his fingers-that tell me he will have a glorious future.

“If your son decides to stay with you and become a king, he will be the greatest king in history. He will rule a vast realm and bring his people much peace and happiness. But if he decides not to become a king, his future will be even greater! He will become a great teacher, showing all people how to live with peace and love in their hearts. Seeing the sadness in the world he will leave your palace and discover a way to end all suffering. Then he will teach this way to whoever will listen.

“No, dear King and Queen, I was not crying for the child. I was crying for myself. You see, I have spent my whole life looking for the truth, searching for a way to end all suffering. And today I have met the child who will someday teach everything I have wanted to learn. But by the time he is old enough to teach, I shall already have died. Thus, I shall not be

able to learn from him in this life. That is why I am so sad.

Rồi với cái nhìn đầy từ ái, đạo sĩ A Tư Ðà trấn an đức vua cùng hoàng hậu và bảo họ không có gì phải lo sợ. Ðạo sĩ nói:

Xin bệ hạ và hoàng hậu chớ quá phiền muộn. Bần đạo khóc không phải vì thấy có ẩn dấu gì xấu nơi thái tử. Thật vậy, điều mà bần đạo đã xem và biết chắc rằng thái tử khi lớn lên sẽ trở thành một đấng siêu nhân. Bần đạo đã nhìn thấy nơi thái tử có nhiều tướng tốt đặc biệt – như ánh sáng phát chiếu ra từ các ngón tay của người điều ấy báo cho bần đạo biết rằng tương lai của thái tử sẽ hết sức huy hoàng.

Nếu thái tử quyết định ở lại với bệ hạ để lên làm vua, thái tử sẽ trở thành một vị chuyển luân thánh vương trong lịch sử. Thái tử sẽ trị vì một đất nước rộng lớn và mang lại cho quốc dân nhiều an lành hạnh phúc. Nhưng nếu thái tử không muốn lên ngôi hoàng đế, tương lai của người sẽ còn vĩ đại hơn! Thái tử sẽ trở thành một đấng đại đạo sư, chỉ bày cho toàn nhân loại phương pháp sống thế nào để có được tâm an lạc và tình thương. Nhận thấy thế gian đầy nỗi buồn đau, thái tử sẽ rời bỏ cung điện đi tu, để tìm ra con đường chấm dứt sự khổ đau. Rồi người sẽ chỉ dạy cho bất cứ ai muốn tìm học giáo lý ấy.

Không, tâu bệ hạ và hoàng hậu, bần đạo không phải khóc cho thái tử, mà khóc than cho chính mình. Hoàng thượng xem, bần đạo đã dùng hết cả cuộc đời để sưu tầm chân lý, tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau. Và hôm nay, bần đạo đã gặp thái tử, người một ngày kia sẽ chỉ dạy những điều mà bần đạo muốn tu học. Nhưng đến lúc thái tử có đủ khả năng để dạy dỗ thì bần đạo đã từ trần rồi.  Như vậy bần đạo sẽ không được tu học với hoàng tử trong kiếp này. Cho nên bần đạo hết sức buồn khổ. Nhưng bệ hạ và hoàng hậu, thật là đại phước,

But you, O fortunate parents, should not be sad. Rejoice that you have such a wonderful child.”

Then Asita took one long, last look at the child, and slowly left the palace. The King watched him leave and then turned towards his son. He was very happy that there was no danger to the Prince’s life. He thought, “Asita has said that Siddhartha will become either a great king or a great teacher. It would be much better if first he became a king. How proud I would be to have such a famous and powerful son! Then, when he is an old man like Asita, he can become a holy man if he wants.”

So, thinking like this, King Shuddhondana stood happily with his baby in his arms, dreaming of the fame that his son would someday have.

không nên buồn lo. Hãy vui mừng đã sinh được một hoàng nam siêu việt như thế”.

Rồi đạo sĩ A Tư Ðà nhìn thái tử lần cuối cùng rất lâu, và từ từ rời khỏi cung điện. Ðức vua nhìn theo đạo sĩ bước đi rồi, quay lại hướng mắt về thái tử. Ngài rất sung sướng vì biết rằng không có gì hiểm nguy, đe dọa cuộc sống của thái tử. Rồi nhà vua thầm nghĩ: “Ðạo sĩ A Tư Ðà dạy rằng thái tử Tất Ðạt Ða tương lai sẽ trở thành một đại vương hoặc là một đại đạo sư. Tốt nhất, trước tiên thái tử sẽ là một vị vua. Hãnh diện biết bao khi ta có được một hoàng tử nổi danh và đầy quyền uy như thế! Rồi khi thái tử đến tuổi già như đạo sĩ A Tư Ðà, người có thể xuất gia để trở thành một đạo sư hiền đức nếu thái tử muốn”.

Suy nghĩ điều như vậy, vua Tịnh Phạn sung sướng đứng bồng thái tử trong tay, ước mơ tưởng nghĩ đến danh vọng mà con của mình một ngày nào sẽ có.

3 THE KIND PRINCE

While the new baby was still very young, his mother, Queen Maya, died.

Shortly before she passed away, the Queen said to her sister, “Soon I shall not be able to take care of my baby anymore. Dear Sister, after I have gone, please look after Siddhartha for me.” Her sister promised that she would. She loved the little Prince very much and brought him up as if he were her own child.

The Prince grew into a bright, handsome and kindhearted boy. His father, the KIng, arranged for him to be educated by the best teachers in the kingdom, and very quickly he showed his remarkable intelligence. After the first few days of classes the teachers reported to the King,

“Your Majesty,” they said, “the Prince does not need us anymore. After only a few lessons he has learned everything we have to teach him. In fact, he has taught us a few things that we ourselves never knew before!.”

Hearing this, the King’s pride in his son grew even greater. “With his intelligence, my son will certainly grow up to be a wise and powerful king,” he thought, and this made the King very happy.

Hoàng TỬ Nhân ĐỨc

Trong lúc thái tử đang còn quá bé thì thân mẫu của thái tử, hoàng hậu Ma Da từ trần.

Không lậu trước ngày hoàng hậu qua đời, bà ta nói với cô em gái: “Sắp đến ngày chị không còn có thể chăm sóc cho em bé mới sinh của chị nữa. Dì thân mến, sau khi chị mất, xin dì nuôi nấng thái tử Tất Ðạt Ða giúp chị”. Em của hoàng hậu hứa sẽ làm điều đó. Bà rất yêu thương và nuôi dạy thái tử giống như con riêng của mình.

Thái tử lớn lên và trở nên một đứa bé thông minh, dễ thương và nhân từ. Phụ hoàng đã mời các danh sư tài giỏi nhất trong nước để dạy cho thái tử, và thái tử nhanh chóng chứng tỏ là rất mực thống minh. Sau vài ngày đầu tiên dạy dỗ, các giáo sư đều báo cáo với nhà vua:

Tâu bệ hạ, thái tử không cần đến chúng tôi nữa. Chỉ sau vài bài học, thái tử đã biết hết mọi điều chúng tôi muốn dạy. Thực vậy, thái tử đã dạy lại chúng tôi những điều mà chính chúng tôi chưa bao giờ biết từ trứơc!

Nghe nói thế niềm hảnh diện nơi đức vua về thái tử lại càng tăng trưỡng thêm lên. Hoàng thượng suy nghĩ: “Với tánh thông minh của con ta thái tử lớn lên, chắc sẽ trở thành một vị vua tài đức và hùng mạnh”, và điều này làm cho nhà vua rất sung sướng.

But there was something else about this boy that was even more remarkable than his intelligence. He had very kind, gentle and loving nature. The rest of his young playmates enjoyed the rough and tumble games of small children, or pretended they were soldiers and fought with one another. But

Prince Siddhartha quietly spent most of his time alone. He loved the small animals that lived in the palace gardens and became friendly with them all. The animals knew that the Prince would never hurt them, so they were never afraid of him. Even the wild animals, who would run away if anyone else came near, would come to greet the Prince when he entered the garden. They approached him fearlessly and ate from his hand the food he always brought with him for them.

One day as the Prince was sitting in the garden, a flock of white swans flew overhead. Suddenly an arrow shot up into the air, striking one of them. It fell out of the sky and landed at the Prince’s feet, the arrow still stuck into its wing.

“Oh, you poor swan,” Siddhartha whispered as he gently picked up the wounded bird, “do not be afraid. I shall take care of you. Here, let me remove this arrow.” Then, with one hand he gently stroked the bird, calming its fear. With his other hand he slowly pulled out the painful arrow. The Prince was carrying a special lotion with him, and softly rubbed it into the bird’s wind, all the time speaking in a low, pleasant voice so that the swan would not become afraid. Finally he took off his won silk shirt and wrapped it around the bird to keep it warm.

Nhưng thái tử còn có những điểm đặc biệt hơn cả sự thông minh. Bản tính của thái tử là rất tốt, hiền lành và có lòng từ bi. Những bạn cùng lứa với thái tử đã thích chơi các trò chơi vật lộn sôi nổi của trẻ con hay giả làm lính và đánh lẫn nhau. Nhưng thái tử Tất Ðạt Ða đã dùng hết thì giờ cho cuộc sống thầm lặng của mình. Thái tử thương yêu những con vật nhỏ sống trong vườn ở hoàng cung và kết bạn thân thiết vơi chúng. Loài vật biết thái tử không bao giờ sát hại chúng cho nên chúng cũng không cảm thấy sợ hãi thái tử. Ngay cả thú dữ thường hay bỏ chạy khi thấy người lại gần, nhưng chúng đến chào mừng khi thấy thái tử bứơc vào công viên. Chúng tiến lại gần không chút sợ sệt và nhận lấy từ bàn tay thái tử các thức ăn mà thái tử luôn mang theo cho chúng.

Ngày nọ, đang ngồi trong hoa viên, thái tử trông thấy một đàn thiên nga bay trên trời. Thình lình một mũi tên bắn lên không trung và một con bị trúng. Nó rớt từ trên không xuống nơi chân của thái tử với mũi tên đang còn dính nơi cánh của chim.

Thái tử Tất Ðạt Ða nhẹ nhàng ôm con chim bị thương lên và nói nhỏ với nó: “Ồ, Thiên nga tội nghiệp con của ta. Con đừng sợ. Ta sẽ chăm sóc cho con nhé. Này, hãy để ta rút mũi tên ra.” Rồi, thái tử dùng bàn tay dịu dàng vuốt ve để chim hết sợ. Và tay kia thái tử từ từ lấy mũi tên ác nghiệt ra. Thái tử dùng thuốc đặc biệt thoa vào cánh của chim, và luôn luôn nói với giọng nhỏ nhẹ, trìu mến để nó không còn sợ hãi. Sau cùng thái tử lấy chiếc áo lụa của mình bao quanh giữ cho thân chim được ấm.

After a short time, another young boy came running into the garden. It was the Prince’s cousin, Devadatta (6). He was carrying a bow and some arrows and he was very excited. “Siddhartha, Siddhartha,” he shouted, “great news! I got a swan! You should have seem me; I hit it with my first shot!

It fell down somewhere near here. Help me look for it.”

Then Devadatta noticed one of his arrows, with blood still on its tip, lying on the ground near Siddhartha’s feet. Looking closer he saw that the Prince was holding something in his arms, and realized it was the swan he was searching for. “Hey, you took my swan,” he yelled. “Give it back to me. I shot it and it’s mine!” Devadatta grabbed at the bird, but the Prince held onto it, keeping his angry cousin from even touching it.

“I found this bird lying here bleeding,” the Prince said firmly, “and I don’t plan to give it to anyone while it is still wounded.”

“But it’s mine!” shouted Devadatta again. “I shot it fair and square, and you’ve stolen it from me. Give it back or I’ll take it back.”

The two boys stood arguing like this for some time. Devadatta was getting angrier and angrier, but Siddhartha refused to give him the swan. Finally the Prince said, “When two grown-ups have a quarrel like this, they settle it in court. In front of a group of wise people, each one explains the story of what happened. Then the wise people decide who is right. I think you and I should do the same.”

Giây lát sau, một thiếu niên trẻ khác chạy vào trong vườn. Ðó là Ðề Bà Ðạt Ða (Devadatta) (6), anh em bà con với thái tử. Thiếu niên này tay mang cung tên và vui vẻ la lớn: “Này Tất Ðạt Ða, Tất Ðạt Ða, có tin mừng! Em bắn trúng con thiên nga! Anh thấy tài chưa, chỉ một phát đầu em bắn trúng đích liền! Nó rơi xuống gần đâu đây. Anh giúp em tìm nó đi.

Rồi Ðề Bà Ðạt Ða thấy mũi tên của mình đang còn dính máu rớt nằm trên mặt đất gần chân của thái tử. Nhìn cạnh đó, Ðề Bà trông thấy thái tử đang ôm chặt vật gì trong tay, và nhận ra đó là con thiên nga mà anh ta đang tìm kiếm. Ðề Bà la lên: “Ê, anh giữ con thiên nga của em. Anh đưa nó cho em. Em bắn trúng thiên nga nó là của em.” Ðề Bà chụp giật lấy con chim, nhưng thái tử giữ chặt không cho người em giận dữ sờ chạm đến nó.

Thái tử nói với giọng cương quyết: “Anh tìm thấy con chim bị thương rỉ máu rơi nằm ở đây, và anh nhất định không trao chim cho bất cứ ai, khi nó chưa lành vết thương.

Ðề Bà lại to tiếng: “Nhưng chim là của em. Vì rõ thực là do em đã bắn rơi nó, và anh đã lấy cắp chim của em. Vậy anh hãy trả chim cho em hoặc em sẽ bắt lại nó.

Hai hoàng tử đứng cãi cọ như vậy trong giây lát, Ðề Bà mỗi lúc càng nổi giận, nhưng Tất Ðạt Ða từ chối nhất định không trao chim cho Ðề Bà. Cuối cùng thái tử nói: “Khi hai người có việc tranh cãi như thế này, chúng ta nên giải quyết vấn đề tại pháp đình. Trước một số các quần thần sáng suốt, mỗi bên sẽ trình bày sự việc xảy ra như thế nào. Rồi quý vị hiểu biết đó sẽ phán quyết ai đúng ai sai. Tôi nghĩ chúng ta nên làm như vậy.

Devadatta did not like this idea very much, but because it was the only way he could ever get the swan back, he agreed. So the two of them went to the palace and appeared in front of the King and his ministers. The people at court smiled at each other when they heard what these two children wanted. “To think,” they said, “that they want to take up our time over a mere bird!” But the KIng said, “Both Siddhartha and Devadatta are royal princes, and I am glad they brought their quarrel to us. I think it is very important that, as future rulers, they become used to the ways of this court. Let the trial begin!”

So in turn each of the boys described what happened. Then the ministers tried to decide which boy was right and should therefore have the swan. Some thought, “Devadatta shot the bird; therefore it should belong to him.” Others thought, “Siddhartha found the swan; therefore it should belong to him.” And for a long time the ministers talked and argued about the case.

Finally, into the court came a very old man whom no one remembered ever seeing before. But because he looked so wise, they told him the story of the boys and their swan. After listening to what they had to say, he declared, “Everyone values his or her life more than anything else in the world. Therefore, I think that the swan belongs to the person who tried to save its life, not to the person who tried to take its life away. Give the swan to Siddhartha.”

Ðề Bà không thích ý kiến này lắm, nhưng đây là phương cách duy nhất để Ðề Bà bắt lại con thiên nga cho nên anh ta chấp thuận. Cả hai vào hoàng cung, đến trước phụ vương và các triều thần. Mọi người tại pháp đình đều nhìn nhau cười khi họ nghe trình bày điều mà hai hoàng tử muốn. Các quần thần suy nghĩ bảo rằng: “Cả hai chúng muốn dùng thì giờ của chúng ta cho việc phân xử chỉ vì một con chim.” Nhưng đức vua nói: “Tất Ðạt Ða và Ðề Bà Ðạt Ða đều là thai tử của hoàng tộc, và trẫm vui mừng thấy cả hai mang việc tranh chấp của chúng đến cho chúng ta giải quyết. Trẫm nghĩ đó là đều rất quan trọng vì sau khi trở thành các nhà cầm quyền tương lai, chúng sẽ cần đến sự phán quyết của pháp đình này. Hãy bắt đầu phiên tòa đi”.

Rồi lần lượt mỗi hoàng tử lên trình bày về sự việc đã xảy ra. Các triều thần cố gắng phân xử để xem ai phải thì người đó có quyền giữ con thiên nga. Có vị bảo rằng “Ðề Bà bắn rơi con chim cho nên nó thuộc của Ðề Bà”. Người khác lý luận: “Tất Ðạt Ða tìm thấy con thiên nga, do đó nó thuộc của người”. Các quần thần đã bàn thảo và tranh luận khá lâu về nội vụ.

Cuối cùng, giữa pháp đình xuất hiện một ông lão già mà không ai nhớ là đã gặp ông ta từ trước bao giờ. Nhưng vì trông thấy ông rất đức độ, các quần thần đã trình bày cho ông rõ đầu đuôi câu chuyện về con thiên nga của hai hoàng tử. Sau khi nghe xong, ông lão tuyên bố: “Mọi người nam nữ ai cũng

quý trọng sự sống của mình hơn bất cứ vật thể gì khác trên thế gian cho nên, tôi nghĩ con thiên nga thuộc về người đã hết lòng cứu mạng sống cho chim, chứ không thuộc về kẻ đã cố tâm hủy diệt sự sống của nó. Hãy trao thiên nga cho Tất Ðạt Ða”.

Everyone agreed that what the wise man said was true, so they decided to let the Prince keep the swan. Later, when the King tried to find the old man and reward him for his wisdom, he was nowhere to be found. “This is very strange,” the king thought. “I wonder where he came from and where he went.” But no one knew. This was just one of the many unusual things that happened concerning the Prince, so many people thought he must be a very special child indeed!

Mọi người đồng ý rằng điều mà ông lão hiền đức nói là đúng sự thật, cho nên các triều thần phán quyết để cho thái tử Tất Ðạt Ða giữ con thiên nga. Sau đó, đức vua cố tìm gặp để ban thưởng cho ông già về ý kiến sáng suốt của ông, nhưng không thấy ông đâu cả. Nhà vua liền suy nghĩ: “Thực là điều hết sức kỳ lạ, ta chẳng rõ từ đâu ông ta đến và từ chốn nào ông đã ra đi”. Mà không ai biết cả. Ðây là một trong những sự việc bí ẩn đã xảy ra liên quan đến thái tử, cho nên nhiều người tưởng nghĩ rằng thái tử đúng hẳn là một đứa trẻ rất siêu phàm.

4 THE MARRIAGE CONTEST

As the Prince grew older, his kindness made him well-loved by everyone who knew him. But his father was worried. Siddhartha is too gentle and sensitive,” he thought. “I want him to grow up to be a great king and kings must, be strong and powerful. But the Prince is more interested in sitting by himself in the garden than he is in learning how to be the ruler of a kingdom. I am afraid that my son will soon want to leave the palace and follow the lonely life of holy men like Asita. If he does this he will never become a great king.”

These thoughts bothere the King very much. He sent for his most trusted ministers and asked them what he could do. Finally one of them suggested, “O King, your son sits and dreams of other worlds only because he is not yet attached to anything in this world. Find him a wife, let him get married and have children, and soon he will stop dreaming and become interested in learning how to rule the kingdom.”

The King thought this was an excellent idea. So he arranged for a large banquet at the palace. All the young women from noble families were invited. At the end of the evening the Prince was asked to give presents to each of the guests, while several ministers watched him closely to see which of the young women the Prince seemed to like.

CuỘc Thi ChỌn Phò Mã

Thái tử ngày càng lớn với tánh tình hiền hậu khiến mọi người quen biết ai cũng mến yêu. Nhưng phụ hoàng lại rất lo âu. Nhà vua nghĩ: “Tất Ðạt Ða rất hiền lành, và hay ưu tư. Ta muốn thái tử lớn lên sẽ trở thành một đại vương, và vị quốc vương nào cũng cần phải dũng lược và hùng mạnh. Nhưng thái tử lại chỉ thích ngồi trầm tư một mình trong vườn hơn là học tập để trở thành một nhà lãnh đạo quốc gia. Ta sợ rằng con ta sẽ muốn sớm rời cung điện sống đời xuất gia của những bậc ẩn tu như đạo sĩ A Tư Ðà. Nếu hành động như thế, thái tử sẽ không bao giờ trở thành một đại vương”.

Những ý tưởng này đã khiến đức vua rất phiền muộn. Ngài cho mời các quan đại thần thân tín nhất đến để vấn kế họ phải làm sao bây giờ. Cuối cùng, một trong các vị này đề nghị: “Tâu bệ hạ, thái tử chỉ ngồi và mơ tưởng đến những thế giới khác, bởi vì chưa có điều gì ở thế giới này khiến cho lòng

của thái tử phải đắm say. Hãy đi kén vợ, để thái tử lập gia đình và có con; rồi người hết mơ mộng cũng như sẽ ham thích học hỏi các việc điều khiển quốc gia”.

Ðức vua nghĩ rằng đó là một ý kiến rất hay. Ngài ra lệnh tổ chức một dạ tiệc lớn tại hoàng cung. Nhiều thiếu nữ trẻ đẹp thuộc các gia đình quý phái được mời tham dự. Vào cuối bữa tiệc, ban tổ chức yêu cầu thái tử tặng quà cho từng thiếu nữ, và các quần thần chú ý xem thử cô nào thái tử tỏ vẻ ưa thích nhất.

The women, who were scarcely more than young girls, were all very embarrassed to appear before the Prince. He looked so handsome but so distant as he stood in front of the table bearing all the expensive gifts. One by one they shyly went up to him, timidly looking downwards as they approached. They silently accepted the jewel or bracelet or other gift, and quickly returned to their places.

Finally, only one young women was left. She was Yasodhara (7), the daughter of a neighbouring king. Unlike the others, she approached the Prince without any shyness. For the first time that evening, the young Prince looked directly at the woman before him. She was very beautiful and the Prince was immediately attracted to her.

They stood in silence for a while, looking into each other’s eyes. Then Yasodhara spoke, “O Prince, where is the gift for me?” The Prince was startled, as if awakening from a dream. He looked down at the table and saw it was empty. All the gifts had already been given out to the other guests. “Here, take this,” said the Prince, taking his own ring from his finger. “This is for you.” Yasodhara graciously accepted the ring and

walked slowly back to her place.

The ministers saw all that happened and excitedly ran to the King. “Sire!” they reported happily, “we have found the perfect bride for the Prince. She is Princess Yasodhara, daughter of your neighbour, King Suprabuddha (8). Let us immediately go to this King and arrange for the marriage of

his daughter and your son.”

Các thiếu nữ kiều diễm xinh đẹp tất cả đều tỏ ra bối rối khi ra mắt thái tử. Thái tử trông rất đẹp trai, nhưng có vẻ lãnh đạm đứng cạnh chiếc bàn với đầy những quà tặng đắt tiền. Các thiếu nữ từng cô rụt rè tiến lên, và e lệ nhìn xuống khi đến gần thái tử. Tất cả im lặng nhận món đồ nữ trang, chiếc vòng tay hay một tặng phẩm khác và vội vàng quay về chỗ ngồi của mình.

Sau cùng, chỉ còn lại một thiếu nữ. Ðó là công chúa Da Du Ðà La (Yasodhara), (7) con gái của vị vua nước láng giềng. Không như các tiểu thư khác, cô tỏ ra rất dạn dĩ khi đến gần cạnh thái tử. Tại dạ vũ này lần đầu tiên vị hoàng tử trẻ đã nhìn thẳng vào thiếu nữ đứng trước mặt. Cô ta rất tuyệt vời diễm lệ, khiến thái tử tức thì say đắm nàng ngay.

Cả hai đứng yên lặng trong giây lát và đưa mắt nhìn nhau. Rồi Da Du Ðà La nói: “Tâu điện hạ, quà dành cho em đâu?” Thái tử giật mình, như người tỉnh thức sau giấc chiêm bao. Thái tử nhìn xuống và thấy trên bàn không còn gì cả. Mọi quà thưởng đã tặng hết cho các giai nhân. “Ðây, em hãy nhận lấy

vật này”. Thái tử vừa nói vừa cởi lấy chiếc nhẫn nơi ngón tay của mình ra. “Ðây là quà anh cho em”. Da Du Ðà La vui mừng cầm lấy chiếc nhẫn và chậm rãi đi trở về chỗ của nàng.

Các quan đại thần chứng kiến mọi việc xảy ra vội vàng đến yết kiến đức vua. Họ sung sướng thưa: “Tâu hoàng thượng hạ thần chúng tôi đã chọn được một người vợ tuyệt hảo cho thái tử. Nàng là công chúa Da Du Ðà La, con gái vua Thiện Giác (Suprabuddha) (8) nước kế cận. Chúng tôi sẽ qua thăm đức

vua này ngay để lo việc xin cưới công chúa cho thái tử”.

King Suddhodana agreed and soon afterwards visited Yasodhara’s father. The other king greeted him warmly and said, “I am sure that your son is a fine young man, but I cannot give my daughter away to just anyone. Many other princes want to marry her, and they are all excellent young men. They are skilled in riding, archery and other royal sports. Therefore, if your son wants to marry my daughter, he will have to compete in a contest with the other suitors, as is our custom.”

And so it was arranged for a great contest to be held, with beautiful Yasodhara as the prize. King Shuddhodana was worried. He thought, “My son has never showed the slightest interest in warrior games. How can he ever win this contest?” But the Prince understood his father’s fears and said to him, “Do not be worried. I am prepared to do whatever is necessary to win Yasodhara for my bride.”

The first event was archery. The other men placed their targets a long distance away, yet each was able to hit the bull’s-eye. And when it was Devadatta’s turn-for Siddhartha’s cousin was also one of the suitors-he not only hit the bull’s-eye, but sent his arrow right through th target until it stuck out the other side. The crowd cheered, but Yasodhara covered her eyes in fright. “How can my beloved Siddhartha ever beat that

shot?” she thought. “How dreadful if I had to marry evadatta!”

Vua Tịnh Phạn đồng ý và không lâu sau đó đã sang viếng thăm thân phụ của Da Du Ðà La. Ông được vua Thiện Giác ân cần tiếp đón và nói: “Tôi chắc hoàng tử của đại vương là một thanh niên trẻ toàn hão, nhưng tôi không thể cho không con gái tôi cho bất cứ ai. Nhiều hoàng tử khác muốn kết hôn với nàng và tất cả họ đều là những thanh niên trẻ xuất chúng. Họ giỏi cỡi ngựa bắn cung và các môn thể thao khác. Cho nên, nếu con của Ngài muốn kết hôn với con gái tôi, thái tử sẽ phải dự cuộc thi tranh tài với những người cầu hôn khác, vì đó là tập tục của nước chúng tôi”.

Rồi một cuộc đại thi tài được tổ chức với giải thưởng là công chúa Da Du Ðà La xinh đẹp. Vua Tịnh Phạn lo lắng. Ngài suy nghĩ: “Con ta chưa bao giờ bày tỏ cho thấy có một chút gì thích thú trong các môn thể thao của người chiến sĩ. Vậy làm sao thái tử có thể thắng được trong cuộc tranh tài này?” Nhưng thái tử biết được nỗi lo lắng của phụ hoàng nên đã thưa: “Xin phụ vương đừng lo. Con đã chuẩn bị làm bất cứ gì cần thiết để chiếm giải Da Du Ðà La về phần con”.

Cuộc thi đầu tiên là bắn cung. Các thanh niên dự thi những tấm bia để bắn cách một khoảng xa, nhưng mỗi người đều đã bắn trúng đích tâm điểm trên tấm bia. Khi đến phiên Ðề Bà Ðạt Ða–vì người em bà con với Tất Ðạt Ða cũng là một trong những người cầu hôn – ông ta không chỉ bắn trúng đích mà mũi tên của Ðề Bà còn xuyên thủng qua tấm bia để rơi cắm phía bên kia. Ðám đông dự xem reo hò, nhưng Da Du Ðà La kinh hoàng nhắm mắt. Nàng nghĩ: “Làm sao Tất Ðạt Ða yêu quý của ta có thể bắn được một phát như vậy, và thật là ghê sợ nếu ta phải lấy Ðề Bà Ðạt Ða!

But the Prince was confident. When it was his turn he had his target placed so far away that most of the people could hardly even see it. Then he took an arrow from his quiver and pulled back on his bow. The Prince was so strong, however, that the bow burst in half; he had drawn it back so far!

“Please fetch me another bow,” the Prince asked, “but a much stronger one this time that will not break like the other one.” Then a minister called out, “O Prince, there is a very old bow in the palace. It belonged to one of the greatest warriors of the past. But since he died many years ago no one has been strong enough to string it, much less shoot it.”

“I shall use that one,” said the Prince, and everyone was amazed. When he was handed the bow he carefully bent it and strung it easily. Then he notched an arrow on the string, drew it back so far that the ends of the bow almost touched, aimed, and let the arrow fly. Twang! The bow made such a loud sound that people in far away villages heard it. The arrow shot

away so fast that when it hit the distant target-right in the center of the bull’s-eye-it did not even slow down, but continued to fly until it was out of sight.

The crowd roared in delight! “The Prince has won! The Prince has won!” But archery was only the first event of the day; the next contest was in swordsmanship.

Each young man selected a tree and showed his strength by slashing through it with his sword.

Nhưng Tất Ðạt Ða rất vững tin. Tới lượt mình, thái tử để tấm bia rất xa đến nỗi phần đông người đứng xem không thể nhìn thấy nó. Rồi thái tử lấy một mũi tên từ nơi ống tên lắp vào cái cung và kéo ra sau. Tuy nhiên thái tử kéo quá mạnh đến nỗi cây cung gãy làm đôi, và người đã ném nó ra phía sau rất xa!

Thái tử yêu cầu: “Xin mang lại cho tôi cây cung khác, nhưng lần này hãy chọn cây nào rắn chắc hơn để nó khỏi bị gãy như cây cung trước”. Một vị đại thần nói lớn: “Tâu điện hạ, có một cây cung rất cổ để trong cung điện. Nó thuộc quyền của một trong các chiến sĩ anh hùng nhất thời xưa. Nhưng từ khi ông ta qua đời nhiều năm trứơc, không ai có đủ sức mạnh để sử dụng và ít người bắn với cây cung ấy.

Thái tử nói: “Ta sẽ dùng nó”, và mọi người đều kinh ngạc. Khi thái tử cầm cây cung, người cẩn thận uốn cong và kéo giây cung dễ dàng. Thái tử đặt mũi tên vào trên giây kéo nó ra phía sau xa đến nỗi hai đầu cây cung gần chạm sát vào nhau, rồi nhắm và bắn mũi tên đi. Toăng! Tiếng kêu phát ra từ cây cung lớn đến nỗi dân chúng ở các làng xa đều nghe tiếng. Mũi tên bắn đi quá nhanh. Khiến sau khi trúng đích–ngay giữa tâm điểm tấm bia–nó đã không rơi xuống đất mà còn tiếp tục bay xa cho tới khi mất hút không còn trông thấy.

Ðám đông đứng xem vui mừng reo hò! “Thái tử đã thắng! Thái tử đã thắng!”. Nhưng bắn cung chỉ là cuộc thi đầu tiên trong ngày, cuộc tranh tài kế tiếp là thuật múa kiếm.

Mỗi thanh niên trẻ chọn một thân cây và biểu diễn sức mạnh bằng cách dùng thanh kiếm của mình chém vào thân cây ấy.

One suitor cut through a tree six inches thick, another nine inches, and a third cut through a tree a foot thick with a single stroke of his sword!

Then it was the Prince’s turn. He selected a tree that had two trunks growing side by side. He swung his sword so quickly that it cut through the tree faster than anyone could see. His sword was so sharp and his cut so even that the tree did not even fall over. Instead it remained standing, perfectly balanced. When they saw the tree still standing upright, the crowd and especially Yasodhara moaned, “He has failed. The

Prince’s sword did not even cut into the first trunk.

But just then a breeze stirred up and blew over the neatly severed tree trunks. The crowd’s moans turned into cheers, and again they shouted, “The Prince has won!”

The final contest was in horsemanship. A wild horse, which had never been ridden before was held down by several strong men while each young suitor tried to mount it. But the horse bucked and kicked so furiously that none of them could stay on its back for more that a few seconds. Finally one young man managed to hold on and the attendants let go of the horse. But it jumped and lunged about with such fury and anger that the rider was thrown to the ground. And he would have been trampled if the men had not rushed out and pulled him to safety.

The crowd began screaming loudly, “Stop the contest! Don’t let the Prince near that horse! It is too dangerous; the horse will kill him!” But Siddhartha had no fear.

Người cầu hôn đầu tiên chặt một thân cây dày sáu in-sờ (inches) rồi chín in-sờ và lần thứ ba chỉ dùng một nhát gươm chặt vào cây dày một phút (foot).

Ðến phiên thái tử. Người chọn một cây có hai thân mọc sát canh nhau. Thái tử vung lưỡi kiếm quá nhanh đến nỗi khi nó cắt vào thân cây không ai kịp thấy. Lưỡi gươm của thái tử quá bén và bằng phẳng khiến thân cây đã chặt đứt nhưng không ngã xuống. Mà vẫn hoàn toàn giữ được thăng bằng đứng yên. Khi thấy cây còn đứng thẳng, đám đông dự xem, nhất là Da Du Ðà La Ðều la lên: “Thái tử đã thua. Lưỡi gươm của thái tử không chặt được ngay cả thân cây đầu tiên”.

Nhưng một làn gió nhẹ lướt qua và thổi các thân cây này ngã xuống. Ðám đông dân chúng trở nên vui mừng và lại reo hò: “Thái tử đã thắng cuộc”.

Cuộc tranh tài cuối cùng là thi cỡi ngựa. Một con ngựa dữ chưa ai cỡi từ trước bao giờ, được kiềm giữ bởi những người lực lưỡng, trong khi một thanh niên dự thi cố gắng leo lên cưỡi nó. Nhưng con ngựa nhảy lên và đá một cách hăng máu khiến không ai có thể ngồi lâu trên lưng nó hơn vài giây. Cuối cùng một thanh niên trẻ cố gắng giữ chặt và những người khác kiềm chế dắt con ngựa đi. Nhưng nó nhảy lên và chồm ra phía trước với sự điên cuồng, và giận dữ khiến người cỡi nó rơi xuống đất. Và con ngựa sẽ lồng lộn giẫm đạp nếu không có nhiều người nhảy xô vào kiềm giữ bắt nó đứng yên.

Ðám đông bắt đầu la lớn: “Hãy ngừng cuộc thi! Ðừng để thái tử đến gần con ngựa đó! Thực quá nguy hiểm, nó sẽ giết thái tử!”.  Nhưng Tất Ðạt Ða không sợ. Thái tử suy nghĩ :

“Gentleness can be more powerful than brute strength,” he thought, and slowly reached out and took hold of a small tuft of hair that grew from the horse’s forehead. Speaking in a low and pleasant voice, and gently stroking the wild horse’s head and sides, he calmed its anger, rage and fear.

Soon the horse was so gentle that it began licking Siddhartha’s hand. Then, still whispering sweetly to the horse, the Prince climbed onto its back. While the crowd roared happily, he paraded the steed in front of the kings and minsiters, and bowed low to his fair prized, the lovely Yasodhara. The contest was over; young Siddhartha had won! And he had done so not only by the power of his great strength, but of his gentleness and kindness as well.

Sự nhu hoà có thể chinh phục thú tánh hung bạo”, và chậm rãi tiến gần nắm chùm lông bờm trên đầu ngựa. Bằng giọng nhỏ nhẹ, dịu dàng vừa âu yếm xoa đầu và hai bên má của con ngựa hung hăng, thái tử làm dịu cơn giận dữ, cuồng điên và sợ hãi của nó.

Con ngựa tức thì trở nên hiền lành và bắt đầu liếm bàn tay của Tất Ðạt Ða. Rồi tiếp tục thỏ thẻ nói ngọt ngào với ngựa, thái tử trèo lên lưng nó. Giữa lúc dân chúng vui mừng reo hò thái tử biểu diễn con chiến mã trước các vị quốc vương và đại thần cũng như cúi chào giải thưởng dịu dàng của mình, nàng Da Du Ðà La yêu quý. Cuộc thi tài đã kết thúc, thanh niên Tất

Ðạt Ða đã thắng! Và thái tử chứng tỏ là con người không chỉ toàn năng về sức mạnh vĩ đại, mà còn bởi đức tính hiền hòa và lòng thương bao la.

5 the pleasures places

Soon afterwards, Prince Siddhartha and Princess Yasodhara were married. The King wanted to be certain that his son would never desire to leave the kingdom, so he ordered not one but three magnificent places to be built for the new couple. “Make them as beautiful as possible,” he told the chief builder. “I want them to be so magnificent that the people entering them will think they are in heaven.

“I want one to be a summer palace, made of cool marble and surrounded by refreshing pools and fountains. The second will be the winter palace, warm and comfortable. And the third will be for the rainy season. Place these palaces in the middle of a large park, with beautiful scenery in every direction. And surround the park with a large wall, so that nothing upleasant from the outside world can ever get in. Everything is to be so perfect that Prince Siddhartha will never be tempted to leave.”

The King did everything possible to make these new homes attractive to the Prince. He had the most skilled musicians in his kingdom play there throughout the day and into the night. All the servants were beautiful young dancing girls, and the chefs in the kitchen were instructed to werve a never-ending variety of delicious food.

NhỮng Cung ĐiỆn ĐẦy Thú Vui

Không lâu sau đó, Thái Tử Tất Ðạt Ða làm lễ thành hôn với công chúa Da Du Ðà La. Vua Tịnh Phạn mong chắc rằng con của mình sẽ không bao giờ muốn rời xa vương quốc nên Ngài đã ra lịnh cho xây dựng không chỉ một mà đến ba lâu đài tráng lệ cho cặp vợ chồng mới cưới này. Ðức vua bảo với nhà thầu khoán chính rằng: “Hãy kiến tạo chúng càng xinh đẹp càng tốt. Trẫm muốn người xây các cung điện thực vô cùng tráng lệ để khi mọi người vào trong ấy sẽ nghĩ tưởng như họ lạc vào cảnh thiên đàng.

Trẫm muốn xây một cung điện dành cho mùa hè bằng loại đá cẩm thạch mát mẻ và bao bọc xung quanh với các hồ và suối nước trong. Thứ hai là cung điện mùa đông ấm áp và tiện nghi. Và cung điện thứ ba dành cho mùa mưa. Các lâu đài này nên thiết lập ngay giữa một công viên lớn với cảnh trí tươi đẹp nhìn từ mọi hướng. Bao quanh hoa viên là một bức tường cao để ngăn chận không có cảnh vật buồn phiền nào ở thế giới bên ngoài xâm nhập vào được trong ấy. Mọi sự vật đều thật toàn hảo để thái tử Tất Ðạt Ða sẽ không bao giờ có ý định từ bỏ cung điện.

Phụ hoàng bằng mọi cách ra lịnh cho xây cất các lâu đài mới này thực hấp dẫn lôi cuốn thái tử. Ngài đã cho tuyển mộ các nhạc công tài danh nhất trong nước vào nơi đó để trình diễn suốt ngày lẫn đêm. Tất cả những kẻ hầu hạ là các vũ nữ xinh đẹp và nhiều đầu bếp chính được chỉ bảo nên nấu dọn thường xuyên dâng cho thái tử các món ăn cao lương mỹ vị.

Nothing was allowed into the palaces that might disturb the Prince’s mind and make him want to leave.

And so for many years Prince Siddhartha lived in these heavenly surroundings. From morning to night he was entertained in a thousand ways. He never saw anything that was not beautiful, nor ever heard any sound that was not sweet and pleasant. For instance, if one of the servant girls became ill, she was removed from the palace and not allowed to return until she was better again. In this way the Prince never saw sickness or anything that might disturb his gentle mind. The King ordered that no one speaking to the Prince should ever mention anything sad or depressing. And even if one of the plants in the garden began to droop or wilt, it was immediately snipped off by a special gardener. Thus the Prince never even saw a faded or dying flower! In all these ways, then, he was kept ignorant of the suffering and unpleasantness in the world.

Time passed as if in a dream. Yasodhara gave birth to a son, Rahula (9), and everything seemed perfectg. The King was very pleased, glad that his plans to keep the Prince interested in the royal life were working out so well. But it was not meant that Siddhartha, whose birth was the cause for all the world’s rejoicing, should pass his life in such idle splendour. Eventually, when the time was right, he would discover the true purpose of his life.

Nhà vua ngăn cấm đưa vào cung điện bất cứ điều gì có thể gây sự phiền muộn nơi tâm hồn thái tử khiến người muốn rời bỏ hoàng cung.

Trải qua nhiều năm thái tử Tất Ðạt Ða đã sống trong cảnh giới thần tiên này. Từ sáng đến tối, thái tử thụ hưởng hàng ngàn thú vui. Thái tử không bao giờ chứng kiến những cảnh tượng xấu xa, cũng chưa từng nghe bất cứ âm thanh nào không dịu ngọt hay êm đềm. Chẳng hạn, nếu một trong các thị nữ ốm bịnh, cô phải rời khỏi cung điện, và chỉ trở lại sau khi cô đã bình phục. Bằng cách này thái tử không bao giờ nhìn thấy cảnh bệnh hoạn hay bất cứ điều gì có thể gây ảnh hưởng sầu não nơi tâm hồn nhạy cảm của thái tử. Nhà vua ra lịnh không ai được kể cho thái tử nghe những chuyện buồn hay phiền lụy. Ngay cả trong hoa viên khi có cây nào bắt đầu khô gãy hay tàn úa, nhân viên làm vườn tức thì cắt bỏ nó đi. Do đó, thái tử không bao giờ nhìn thấy một cành hoa héo tàn hay khô chết. Bởi vậy, thái tử không biết đến sự khổ đau và buồn phiền ở thế gian.

Thời gian qua nhanh như giấc mộng. Da Du Ðà La hạ sinh hoàng nam La Hầu La (Rahula) (9) và mọi việc diễn tiến tốt đẹp. Phụ vương rất vui mừng sung sướng thấy những kế hoạch giúp thái tử quan tâm đến cuộc sống hoàng gia đã tiến hành một cách toàn hảo. Nhưng điều ấy không có nghĩa rằng Tất Ðạt Ða, mà sự ra đời của người nhằm mang lại phúc lành cho nhân loại thế gian sẽ an phận sống một cuộc đời ăn không ngồi rồi như vậy. Cuối cùng, khi gặp cơ duyên thuận tiện, thái tử sẽ khám phá ra mục đích chân thực về cuộc sống của mình.

6 A SoNG OF BEAUTY

One evening after dinner, Prince Siddhartha lay reclining on his couch, his head resting in Yasodhara’s lap. The musicians were playing sweet melodies and the servant girls were whispering and laughing quietly to each other. The evening was like so many the Prince had known since moving

into the pleasure palaces. But this night he felt a bit restless. Turning to one of his favourite singers, he requested, “Please lull us to sleep with a song. Choose a tune you have never sung for me before.”

The singer graciously agreed and began to make up a new song from words that floated through her mind; all the while accompanying herself on a stringed instrument. She sang of the beauties of the world, of the distant lands where she had travelled as a child, of golden cities where happy people lived.

The song enchanted the Prince and when it was over he asked the singer, “Tell me truly, are there really such beautiful places beyond these garden walls? What kind of lives do the people in the city live? Are there things in this world more lovely than what I have seen in these magnificent palaces? Please, tell me all you know.

“O Prince,” she answered, “surely these palaces of yours are most magnificent; but there are many other beautiful things to be seen in this wide world.  There are cities and

ĐiỆu Hát QuyẾn Rũ

Một chiều, sau buổi ăn tối, thái tử Tất Ðạt Ða nằm nghỉ trên giường đầu kê trên đầu gối của Da Du Ðà La. Các nhạc công đang dạo những khúc nhạc du dương và các thị nữ đang cười giỡn nói chuyện thì thầm với nhau. Buổi tối như nhiều buổi tối khác mà thái tử đã trải qua từ khi vào ở các cung điện lạc thú này. Nhưng đêm nay, thái tử thao thức không ngủ được. Quay sang một trong các nữ ca sĩ thân yêu, thái tử yêu cầu: “Hãy ca một bài để ru ta vào giấc ngủ. Nên chọn bản nhạc nào mà ngươi chưa bao giờ hát cho ta nghe từ trước đến giờ”.

Người nữ ca sĩ nhã nhặn vâng lời và ca một bài hát mới với lời réo rắt phát ra từ tâm tư của nàng, trong lúc cô ta vừa tự đàn theo. Bản nhạc cô hát diễn tả những cảnh đẹp của thế giới, các vùng đất xa xôi, nơi lúc còn là đứa trẻ cô đã đến viếng thăm; và những thành phố hoa lệ nơi dân chúng đang sống hạnh phúc.

Bài hát đã làm thái tử say mê, và khi nó vừa chấm dứt, người hỏi nàng ca sĩ: “Hãy nói cho ta biết, phải chăng thực sự có những nơi chốn đẹp đẽ bên ngoài các bức thành của hoa viên này. Dân chúng trong kinh thành đã sống những cuộc sống ra sao? Trên thế gian còn có nhiều cảnh vật hấp dẫn hơn những điều mà ta đã nhìn thấy ở trong các cung điện này? Hãy kể cho ta nghe tất cả những điều mà cô biết”.

Nàng đáp: “Tâu điện hạ, những lâu đài này hẳn nhiên là tráng lệ nhất, nhưng còn nhiều cảnh vật đẹp đẽ khác trên thế giới rộng lớn hiện nay.  Có nhiều đô thị, thành phố, núi đồi và

towns, mountains and valleys, distant lands where people speak strange languages. There are many things that I have seen, and many more that I have only heard about. Your palaces and gardens are indeed beautiful, but there is much to see outside their walls.”

Hearing this, the Prince became interested in seeing all these strange and wonderful things for himself. For so many years he had been content to live within the pleasure palaces and gardens, completely forgetting about the world beyond. But now he desired to journey out, and so he sent a message to the King requesting him to arrange a travel party into the city beyond the garden walls.

The King received his son’s message and thought to himself, “So now my son wishes to see our kingdom. So be it! He has stayed long enough inside his pleasure palaces. It is time for him to see the kingdom he will someday rule.”

thung lũng, cũng như các vùng đất xa xôi nơi mọi người nói những ngôn ngữ xa lạ. Có nhiều điều con đã thấy, và những việc khác mà con đã nghe. Các cung điện và hoa viên của thái tử thực là đẹp, nhưng vẫn còn nhiều cảnh vật để xem bên ngoài những bức thành này”.

Nghe nói vậy, thái tử rất mong tự mình đi xem những cảnh vật khác thường và kỳ lạ đó vì nhiều năm qua, thái tử đã bằng lòng sống trong các hoa viên và cung điện đầy thú vui và hoàn toàn không biết đến thế giới bên ngoài. Nhưng giờ đây, thái tử muốn dạo chơi ra ngoài thành nên người đã gửi thư thỉnh cầu phụ hoàng tổ chức một cuộc du ngoạn ra ngoài thành của công viên.

Phụ vương nhận thư của thái tử và thầm nghĩ: “Nay con ta muốn đi xem đất nước này. Mong cho điều ấy xảy ra! Thái tử đã sống khá lâu trong các cung điện lạc thú rồi. Ðây là lúc thái tử nên ra ngoài xem vương quốc mà tương lai thái tử có thể trị vì”.

7

an unexpected sight

The King still wanted to be certain that his son would not see anything on his trip that might disturb his mind. This might make him want to leave the kingdom and follow the holy life. So the day before the Prince was about to travel to the city, the King sent his servants and soldiers out with this message: “By order of the King! Tomorrow the royal Prince Siddhartha will visit the capital city of Kapilavastu (10). Decorate your houses and the streets and let everything be colourful in his honour. Let those who are sick or old or in any way unhealthy stay indoors tomorrow. Nothing should be seen in the city that is not young and fair and beautiful.” And then, very gently, the soldiers took all the street beggars and brought them to a part of the city where the Prince would not visit.

When morning came, the charioteer Channa (11) groomed the Prince’s favourite horse, Kantaka (12), and drove out through the palace gates with his royal passenger.

It was the first time the Prince had seen Kapilavastu since he was a small child, and it was the first time that most of the citizens of the city had ever seen their Prince. Everyone was excited and lined the newly decorated streets to catch a glimpse of the handsome young man as he rode by.

CẢnh TưỢng BẤt NgỜ

Vua Tịnh Phạn muốn chắc rằng con của mình trong chuyến du ngoạn ra ngoài thành sẽ không gặp thấy bất cứ cảnh tượng gì có thể gây xáo trộn nơi tâm hồn thái tử. Vì điều này sẽ khiến người quyết định rời bỏ vương quốc để theo đuổi cuộc sống ẩn tu. Cho nên trước ngày thái tử dự tính ra dạo chơi ngoài thành, đức vua phái các triều thần và quân lính đi loan báo: “Do lịnh của đức vua, ngày mai thái tử Tất Ðạt Ða sẽ viếng thăm kinh thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) (10). Dân chúng, để bày tỏ sự tôn kính, hãy trang hoàng nhà cửa, đường sá và treo đèn kết hoa rực rỡ khắp nơi. Những người già và bệnh hoạn sức khỏe yếu kém ngày mai, nên ở trong nhà. Tại kinh thành đừng để thái tử trông thấy những cảnh tượng già nua, xấu xí, cũng như không đẹp đẽ”. Và, rất từ tốn, các tên lính đã bắt những kẻ hành khất ngoài đường và mang họ tập trung về ở một nơi trong thành phố, mà thái tử sẽ không tới viếng thăm được.

Sáng hôm sau, tên hầu cận Xa Nặc (Channa) (11), sửa soạn con ngựa Kiền Trắc (Kantaka) (12) thân yêu của thái tử, và đánh xe đưa người ra khỏi các cổng thành.

Ðây là lần đầu tiên mà thái tử, kể từ khi còn là một đứa trẻ thơ, được nhìn thấy thành Ca Tỳ La Vệ, và cũng là lần đầu tiên phần đông dân chúng trong thành gặp mặt vị hoàng tử của họ. Mọi người đều vui mừng và đứng dọc theo những đường phố được trang hoàng mới mẻ để mong nhìn thấy vị thái tử trẻ đẹp.

“How tall and good looking he is! “they said to one anorther. How bright his eyes and his brow! We are indeed fortunate that someday he will be our king.

And the Prince, too, was delighted. The city was sparkling and clean and everywhere he saw people laughing and cheering and even dancing. The streets where he rode were covered with the flower petals the citizens joyously threw towards the beloved Prince. “The song was true,” he remembered happily. “This is indeed a golden, beautiful and wondrous city!”

But as the Prince and his charioteer were riding by they spotted an old, bent, sad-looking person among the joyous crowd. Curious-for the Prince had never seen anything like this before-he turned and asked, “Channa, who is that person over there? Why is he stooping over and not dancing like the others? Why is his face not smooth and shining like everyone else’s; why is it pale and wrinkled? Why is he so different from the others?”

And Channa pointed to that man who remained unseen by everyone else, and answered the Prince, “Why Sir, that is just an old man.”

“Old?” the Prince questioned. “Was this man always ‘old’ like this before, or did it happen to him recently?”

Khi xe ngựa của người đi qua, họ trầm trồ với nhau: “Thái tử dáng người trông cao ráo và đẹp mã làm sao! Cặp mắt và vầng trán của thái tử quá sáng sủa! Chúng ta thực có phước một ngày nào đó thái tử sẽ là vua của chúng ta”.

Và thái tử cũng rất vui mừng. Kinh thành đâu cũng sáng ngời, sạch sẽ, và thái tử thấy dân chúng khắp nơi đều vui cười, hớn hở và nhảy múa. Các đường phố thái tử đi qua đều tràn ngập những cánh hoa do dân chúng hân hoan ném tung vào vị hoàng tử thân yêu. Thái tử sung sướngg tưởng nhớ lại:

Bài hát diễn tả thật đúng. Rõ ràng đây là một kinh thành rực rỡ tráng lệ và kỳ lạ!”.

Nhưng thái tử và tên hầu cận Xa Nặc đang đánh xe ngựa bất chợt nhìn thấy trong giữa đám đông dân chúng vui vẻ này có một ông lão già lưng còng với nét mặt buồn thảm. Do sự tò mò vì từ trước nay thái tử chưa từng thấy bất cứ hình ảnh nào như thế bao giờ, nên thái tử quay lại và hỏi: “Này Xa Nặc, ông già đó là ai vậy? Tại sao ông đi khom lưng và không nhảy múa như các bạn trẻ? Tại sao da mặt ông nhăn nheo và không sáng sủa như mọi người khác mà nó lại xanh mét và khô cằn? Tại sao ông lại quá khác biệt với thiên hạ?”.

Xa Nặc chỉ vào ông già đang đứng mà mọi người không ai nhìn thấy và trả lời: “Tại sao, tâu điện hạ, vì đó là một ông già”.

Thái tử hỏi: “Già? Người này luôn luôn già như vậy từ hay mới xảy ra gần đây?”.

“Neither, O Prince,” Channa answered. “Many years ago that wrinkled man before you was young and strong as all the others you see here today. But slowly he lost his strength. His body became bent, the colour faded from his cheeks, he lost most of his teeth, and now he appears the way he does.”

Surprised and saddened, Siddhartha asked again, “That poor man, is he the only one suffering the weaknesses of old age? Or are there any others like him?”

“Surely you know, O Prince, that everyone must experience old age. You, me, your wife Yasodhara, Rahula, everyone at the palace-we are all growing older every moment. Someday most of us will look like that man.”

These words so shocked the gentle Prince that for a long time he remained speechless. He looked like a person who had just been frightened by a sudden lightning flash. Finally he regained his voice and spoke, “O Channa, I have seen something today that I never expected to see. In the midst of all these happy young people this vision of old age frightens me. Turn the chariot back to the palace; all my enjoyment of this trip has fled. Turn back; I wish to see no more.”

Xa Nặc trả lời: “Tâu điện hạ, dạ không. Nhiều năm trứơc ông lão già ấy cũng trẻ và khỏe mạnh như mọi người khác mà thái tử nhìn thấy tại đây hôm nay. Nhưng sức lực của ông dần dần kém sút. Lưng ông khòm xuống, màu da nơi má đã phai nhạt, phần lớn những răng của ông đều rụng hết, và hiện nay trông ông lão già nua như vậy.

Hết sức ngạc nhiên và buồn rầu, thái tử Tất Ðạt Ða lại hỏi: “Phải chăng chỉ có mình ông lão đó phải chịu cảnh khổ ốm đau vì sự già nua? Hay những người khác đều giống như ông?

“Tâu điện hạ, như Ngài biết, chắc chắn rằng tất cả mọi người ai cũng phải trải qua tuổi già. Ngài, con, Da Du Ðà La, vợ của điện hạ, và La Hầu La, mọi người sống nơi cung điện – chúng ta đang già lần trong từng giây phút. Một ngày nào đó tất cả chúng ta đều trông già nua như ông lão ấy.

Những lời nói này của Xa Nặc đã làm cho thái tử sửng sốt, khiến người ngồi im lặng rất lâu không nói năng gì. Thái tử trông như người mất hồn, sợ hãi vì bị một tia sét đánh bất ngờ. Sau cùng thái tử lại lên tiếng và nói: “Này Xa Nặc, hôm nay ta chứng kiến những điều mà ta không bao giờ ước mong được thấy. Giữa những người trẻ hạnh phúc này, cảnh tượng của sự già nua đã làm ta kinh hoàng. Thôi ngươi hãy đánh xe quay trở về hoàng cung, mọi niềm vui của ta trong chuyến du ngoạn này đã tiêu tan hết. Hãy trở về. Ta không muốn nhìn thấy gì nữa.

Channa did as commanded. When they arrived back home, the Prince entered his palace without greeting anyone, hurried upstairs to his own room, and sat by himself for a long time. Everyone noticed how strangely he acted and tried hard to cheer him up. But nothing helped. At dinner he did not touch any of his food, even though the chef prepared his favourited meal. He paid no attention to the music and dancing, but sat by himself thinking, “Old age, old age, old age…”

Xa Nặc vâng lịnh thái tử. Khi trở về hoàng cung, thái tử đi vào cung điện mà không chào hỏi ai cả, thái tử vội vã lên lầu vào phòng riêng của mình, và ngồi im lặng rất lâu. Mọi người ngạc nhiên trước hành động lạ lùng của thái tử, và họ đều cố gắng giúp cho thái tử vui lên. Nhưng hoàn toàn thất bại. Vào bữa ăn tối, thái tử không thiết tha dùng đến thức ăn, mặc dù người đầu bếp chính đã nấu các món ăn đặc biệt cho thái tử. Thái tử cũng không còn ham muốn thưởng thức âm nhạc và xem; vũ múa mà luôn ngồi một mình suy nghĩ đến “sự già, sự già, sự già”.

8 the Second joUrney

The King heard about his son’s unhappy mood and wondered what could have gone wrong. “He needs more variety,” the King thought. “I’ll plan another trip for him, but this time to an even more beautiful section of the city.”

And so Channa prepared Kantaka again, and again they rode out into Kapilavastu. The streets were decorated as before, and the people were again happy to see their Prince. But this time, seen only by Siddhartha and his charioteer, a vision of a sick person appeared in the crowd of laughing people.

“Look, Channa,” the Prince called out. “Who is that man who coughs so violently, who shakes his body and cries so pitifully?”

“That is a sick person, O Prince.”

“Why is he sick?” he asked.

“People become sick for many reasons, Sire. Perhaps he ate some bad food or let himself become too cold. Now his body is out of balance and he feels feverish.”

“Do even happy people like those in the crowd ever become sick?”

ChuyẾn Du NgoẠn LẦn ThỨ Hai

Vua cha được biết thái tử không mấy gì vui và ngạc nhiên về kế hoạch của mình có thể đã thực hiện sai lầm. Ðức vua suy nghĩ: “Thái tử cần đi xem nhiều cảnh nữa. Ta sẽ sắp đặt chuyến đi du ngoạn khác cho thái tử, nhưng lần này nên đưa người đến xem cảnh trí nào xinh đẹp hơn trong thành phố”.

Rồi Xa Nặc lại chuẩn bị ngựa Kiền Trắc, và cả hai cỡi xe ngựa ra ngoài thành Ca Tỳ La Vệ. Các đường phố được trang hoàng như trước, và dân chúng vui mừng nhìn thấy lại vị hoàng tử của họ. Nhưng vào dịp này, chỉ riêng thái tử Tất Ðạt Ða và Xa Nặc trông thấy một người bệnh tật hiện ra trong giữa đám đông dân chúng vui cười.

Thái tử kêu lên: “Xa Nặc, hãy nhìn kia. Người đó là ai vậy mà họ đang lên cơn ho dữ dội, với toàn thân rung chuyển và kêu rên thảm thiết như thế?

“Tâu điện hạ, đó là một người đang đau bệnh”.

Thái tử lại hỏi: “Tại sao ông ta bị ốm đau?

“Tâu điện hạ, người ta mắc bệnh tật vì nhiều lý do. Có thể họ dùng phải thức ăn không tốt, hoặc bị nhiễm thời tiết quá lạnh. Lúc ấy thân thể họ mất quân bình và có thể bị cảm sốt”.

Phải chăng ngay cả những người sung sướng trong đám đông dân chúng đó cũng có thể bị đau ốm?

“Oh, yes,” answered the charioteer. “A person might be

healthy one day and sick the next. No one is safe from illness.”

For the second time the Prince was deeply shocked. “I cannot understand,” he said, “how people can be so carefree and happy knowing that sickness might strike them at any time. Please, turn back the chariot. I have seen more than enough for one day.”

When he returned to the palace the Prince was even more unhappy than before. Nothing anyone did could make him smile, and he did not want to speak to anyone. When the King found out about his son’s unhappiness he became very worried and confused. “I have tried everything to make my son happy, but lately his heart is filled with gloom. I must ask my ministers what I can do to brighten my son’s spirits.”

They suggested that the next time the Prince wanted to leave the palace grounds, he should not go alone. Rather, he should be accompanied by singers, dancers and nobles from the court. And they should plan to visit a specially prepared garden where the Prince could be amused and distracted by all sorts of entertainment.

And so, when Prince Siddhartha again requested to visit the city beyond the garden walls, many arrangements were made to make the journey as enjoyable as possible. The city was beautified even more than before. All unpleasant sights were removed and a special park was prepared with all manner of delights.

Người đánh xe ngựa trả lời: “Dạ, thưa vâng. Người ta hôm

nay lành mạnh, ngày mai có thể ốm đau. Không ai thoát khỏi bệnh tật”.

Lần thứ hai, thái tử vô cùng sửng sốt. Người nói: “Ta không thể hiểu nổi, làm sao một con người không phải lo lắng gì hết và sung sướng như thế lại có thể ngã bệnh bất cứ lúc nào. Thôi, ngươi hãy đánh xe quay trở về. Ngày nay ta xem như vậy là quá đủ rồi”.

Khi trở về cung điện, thái tử cảm thấy không mấy gì vui vẻ hơn lần trứơc. Không người nào có thể làm cho thái tử vui cười và thái tử không muốn nói chuyện với ai. Vua cha, sau khi thấu rõ sự bất hạnh của con mình, ông vô cùng lo lắng và phân vân: “Ta đã cố gắng bằng mọi cách để làm cho con ta hạnh phúc, nhưng cuối cùng tâm hồn thái tử vẫn chứa chan phiền muộn. Chắc ta nên tham vấn các quần thần thử xem có cách gì giúp cho thái tử trở nên lạc quan yêu đời hơn không”.

Họ khuyên lần sau, thái tử muốn dạo chơi ra ngoài thành, đừng cho thái tử đi một mình. Tốt hơn, cùng đi với thái tử nên có các nhạc công, vũ nữ và những quan lại trong triều đình. Họ cần tổ chức đến thăm một hoa viên được trang hoàng đặc biệt để tại đây thái tử có thể giải trí và bị quyến rũ bởi đủ loại các thú vui.

Do đó, khi thái tử Tất Ðạt Ða một lần nữa muốn ra ngoài thành du ngoạn mọi sự sắp xếp đã được thực hiện hầu giúp cho chuyến đi của người càng gặp nhiều điều vui càng tốt. Thành phố được trang hoàng đẹp đẽ hơn trước. Những cảnh trí buồn thảm được che giấu và một hoa viên đặc biệt được sửa soạn với tất cả màu sắc tươi vui rực rỡ.

9 The Final Shock

Siddhartha and Channa again left the palace by chariot. With their accompanying ministers, musicians and servants they looked like part of a ceremonial parade. As before, the people lined the streets and feasted their eyes on the grand, royal procession.

But for a third time a vision appeared that only the Prince and his charioteer could see. A group of sad-eyed people, carrying a long box in which a body covered in a white sheet lay, appeared from one of the houses and slowly made its way down one of the side streets.

“Channa, why is that man in the box lying so still? Is he asleep? And why are all those people crying? Where are they taking him?”

“He is a dead man, Sire. They are going to the river where they will burn his body.”

The Prince was confused. “What do you mean by “dead”? And if they burn his body, will it not hurt him? Please, Channa, explain what you mean so I can understand.”

And so Channa explained, telling the Prince the truths his father had tried to hide from him all these years.  “That man was once alive, as you and I are now.

CẢnh TưỢng SỬng SỐt CuỐi Cùng

Thái tử Tất Ðạt Ða và Xa Nặc lại rời cung điện bằng xe ngựa. Tháp tùng theo họ còn có các triều thần, nhạc công và người hầu cận đông đảo trông giống như một đám rước lễ. Dân chúng như trước kia, đứng dọc theo các đường phố, mắt nhìn vào đoàn diễn hành rực rỡ của hoàng gia.

Nhưng, lần thứ ba, một cảnh tượng hiện ra mà cũng chỉ một mình thái tử và người đánh xe ngựa trông thấy. Ðó là một nhóm người mặt buồn bã đang khiêng một chiếc hòm dài bên trong đặt một xác người chết có quấn bao vải trắng, xuất hiện từ trong khu nhà ở đi chậm rãi hướng xuống một con đường phố.

Này Xa Nặc. Tại sao người đó nằm trong hòm không cử động như thế? Ông ta ngủ phải không? Tại sao các người đi theo lại than khóc? Họ mang người ấy đi đâu?”.

“Tâu điện hạ, đó là xác một người chết. Họ đang khiêng ông ta ra bờ sông để hỏa thiêu”.

Thái tử ngạc nhiên hỏi: “Nhà ngươi nói ‘chết’ là nghĩa thế nào? Nếu thân xác người ấy bị đốt, ông ta có đau đớn gì không? Này Xa Nặc, hãy giải thích điều đó cho ta hiểu”.

Và Xa Nặc giải đáp, nói cho Thái tử biết hết sự thật mà vua cha đã giấu thái tử trong nhiều năm qua: “Trứơc đây người ấy đã sống như Ngài và con bây giờ. Họ sinh ra, lớn

He was born, grew into a child, then he became a young man.

He experienced the many pleasures and pains of life, raised a family, worked for a living and grew older. Then he began to get weaker and weaker. He was confined to his bed. Soon he was unable to recognize even his closest friends. He grew worse and eventually his breath left his body. And with his final breath, his understanding and life-force also left. Now he is dead. All that is left behind to see is the body he cared for so much while he was still alive. It lies there cold and without feeling. When his family burns the  body he will not feel anything, because he has already left it behind.”

“Tell me, Channa, is it unusual for people to die like this?” The charioteer answered, “No, my Prince, not at all. It is true that there are some people who never get the chance to grow old, and there are some who are very rarely sick. But everyone, without exception, must one day die.”

These words, uttered innocently by the charioteer, shocked the Prince deeply. “Do you mean,” he exclaimed passionately, “that one day my wife, my child, my friends and myself will all be dead? And all these people I see here today, all dressed up and so radiant, will also die? Oh, how blind is the world that it can dance and sing while death is just waiting for everyone! Why do they all bother to dress themselves in such fine clothes if one day they shall be wearing nothing more than a simple white sheet?

lên như một đứa trẻ, và trở thành một thanh niên.

Ông ta hưởng thụ nhiều lạc thú và khổ đau trong cuộc đời, thành lập gia đình, đi làm kiếm sống và trở nên già nua. Rồi cơ thể cũa ông ta ngày càng yếu lần. Ông phải nằm liệt trên giường. Ít lâu sau, ông không thể nhận biết các bạn bè thân thiết nhất của mình. Sức khỏe cũa ông ta ngày càng suy yếu hơn, và rồi ông không còn hít thở được nữa. Với hơi thở cuối cùng này, năng lực cũa sự sống và cảm giác hiểu biết cũng xa lià khỏi thân xác ông. Giờ đây ông ta đã qua đời. Mọi thứ ông để lại còn nhìn thấy là cái thân xác bất động mà ông đã vô cùng chăm sóc trong lúc còn sống. Nó nằm đó lạnh cứng và không có cảm giác. Khi gia đình thân quyến hỏa thiêu thân xác ấy, ông không còn biết gì nữa; vì ông đã chết”.

Này Xa Nặc hãy nói cho ta rõ, phải chăng rất hiếm trường hợp người ta chết như thế?” Người đánh xe ngựa trả lời: “Tâu điện hạ, không hẳn vậy đâu. Thực ra có người không bao giờ chóng già và rất ít khi họ bị đau ốm. Tuy nhiên, mọi người, không trừ ai, một ngày nào đó, tất cả đều phải chết”.

Những lời này, Xa Nặc phát biểu một cách hồn nhiên khiến cho thái tử vô cùng sửng sốt. Người hỏi một cách cuồng nhiệt: “Phải chăng ngươi muốn nói, một ngày nào đó, vợ con ta, các bạn bè và chính ta tất cả đều phải từ giã cõi đời? Và những người ta thấy hôm nay tại đây, họ ăn mặc đẹp đẽ, cũng sẽ phải nhắm mắt xuôi tay? Than ôi, thật là mê mờ làm sao cho con người ở thế gian này lại có thể vui vẻ múa hát khi biết rằng sự chết chóc đang chờ đón họ! Tại sao con người phải quá bận tâm lo nghĩ đến việc phục sức diêm dúa, thanh lịch trong khi biết rằng một ngày kia vào lúc chết thân xác của họ cũng chỉ được quấn bọc với mảnh vải trắng thô sơ?

Do people have such short memories that they forget about death? Or are their hearts so strong that the thought of death does not bother them? Come, Channa, turn the chariot around. I wish to return to the palace and think.”

But instead, Channa drove the chariot to a beautiful garden. There all the most charming singers and dancers from the palace were waiting, along with musicians, ministers and a large feast prepared by the palace chefs. They all welcomed the Prince joyfully and cheered when he stepped from the chariot. But the Prince did not smile, nor did he say anything. His thoughts were totally absorbed in what he had seen that day.

Phải chăng con người có trí nhớ kém nên họ đã quên không biết đến sự chết? Hay là ý chí con người quá cứng rắn khiến họ không còn lo lắng suy nghĩ đến sự chết? Lại đây, Xa

Nặc, hãy quay xe lui. Ta muốn trở về hoàng cung để suy tư”.

Tuy nhiên, Xa Nặc, đánh xe đến một hoa viên đẹp đẽ. Tại đây, những ca sĩ và vũ nữ kiều diễm nhất trong cung điện đang chờ đợi cùng với các nhạc công, quần thần và một đại yến tiệc được tổ chức bởi những đầu bếp của hoàng gia. Tất cả mọi người đều niềm nở và vui mừng chào đón khi thái tử vừa bước ra khỏi xe ngựa. Nhưng thái tử đã không cười, và cũng không thốt ra một lời nào. Thái tử đang hoàn toàn suy nghĩ đến cảnh tượng mà người đã nhìn thấy trong ngày hôm đó.

10 Fading Pleasures

Everyone tried his or her best to amuse the Prince. The dancing girls flirted with him, hoping to win at least a smile from his handsome but saddened face. Yet Siddhartha did not even seem to notice them. He could not get the visions of old age, sickness and death out of his mind.

One of the ministers, seeing that the Prince was not enjoying any of the splendid arrangements that had been made for him, came over to the Prince. In the joking manner of a friend he said, “Siddhartha, it is not right that you ignore these lovely dancers and refuse to join the festivities. Come on! You are young and healthy; you should be enjoying yourself. What is the matter? Aren’t these women pretty enough for you?”

But the Prince answered him in a voice as strong and low as thunder. “You have misunderstood me. I do not dislike the lovely people and things I see here. But when I think of how quickly their beauty will disappear, how everything changes so fast, I cannot find much pleasure in them anymore.

“If there were no old age, sickness and death, then I, too, could find great pleasure in such lovely objects. But in the middle of such unhappiness, knowing what awaits us all in the future, how can I be satisfied with pleasures

NhỮng LẠc Thú Chóng Tàn Phai

Mọi người đều cố gắng hết sức để mang lại niềm vui cho thái tử. Các cô vũ nữ tán tỉnh mong tạo nên một nụ cười trên khuôn mặt đẹp trai đầy sầu muộn của thái tử. Nhưng Tất Ðạt Ða tỏ ra không mấy chú ý đến họ. Thái tử không thể xua đuổi ra khỏi tâm trí của mình những cảnh tượng già, bệnh, và chết.

Một trong các quần thần nhận thấy thái tử không thích thú tham dự các tiệc vui linh đình được tổ chức dành riêng cho người, nên đã đến gặp thái tử. Bằng lối đùa cợt của một thân hữu, ông ta nói: “Này Tất Ðạt Ða, thực là điều không hợp lý nếu thái tử chẳng biết đến các cô vũ nữ đáng yêu xinh đẹp này, và từ chối không tham dự các tiệc vui. Hãy lại đây! Hoàng tử còn trẻ trung và đầy sinh lực, nên chính mình thụ hưởng đi chớ. Tại sao như vậy? Các thiếu nữ này không khá xinh đẹp đối với thái tử hay sao?

Nhưng thái tử đã trả lời với ông ta bằng một giọng vừa cứng rắn và hoà dịu như tiếng sấm rền: “Nhà ngươi đã hiểu lầm ta. Không phải ta không thích nhìn ngắm những người và cảnh vật đáng yêu ở đây. Tuy nhiên khi ta nghĩ tưởng đến các vẻ đẹp sẽ chóng tàn phai và sự biến đổi vô thường của vạn vật ta không còn cảm thấy vui thú gì nữa.

Nếu không có sự già, bệnh và chết, thì ta cũng vậy, sẽ tìm thấy nhiều lạc thú khi nhìn vào các hình ảnh đáng yêu đó. Nhưng giữa cảnh khổ đau, và biết rằng điều ấy đang chờ đợi tất cả chúng ta trong tương lai, làm sao ta có thể thỏa mản

that will fade so quickly?

“You, my friend, must have a stronger heart than mine if you can be amused so easily. But for me, everything I see is on fire with suffering. Until I find a way out of this suffering, such wordly amusements do not interest me at all.”

And so, unable to brighten the Prince’s mood, everyone returned sadly to the palace. When the ministers told the King that his son could not be entertained or distracted by anything, he felt so much grief that he could not sleep, “O, my beloved son,” he thought to himself, “what else can I do to keep you here in my kingdom with me? What other pleasures can I provide so that you will stay?” And with such worried thoughts, fearful that he would soon lose his only son, the King spent the night in despair.

với các thú vui mà chúng sẽ nhanh chóng trôi qua?

Này ông bạn của ta, nếu ngươi có một trái tim sắt đá hơn ta thì ngươi có thể dễ dàng thụ hưởng các thú vui ấy. Nhưng đối với ta mọi vật ta nhìn thấy đều đang bị thiêu đốt trong ngọn lửa khổ đau. Bao lâu ta chưa tìm ra con đường giải thoát sự đau khổ này thì mọi thú vui trần thế không làm sao quyến rũ ta được.

Vì không thể nào làm cho thái tử lạc quan yêu đời, nên mọi người đều buồn bã trở về hoàng cung. Khi các quần thần báo cho phụ hoàng biết không có điều gì có thể khiến thái tử ham thích hay vui vẻ được, đức vua vô cùng lo lắng đến mất ngủ. Hoàng thượng thầm nghĩ: “Này, con yêu quý của ta, điều gì có thể giữ con ở lại với ta nơi vương quốc này? Có thú vui khác nào mà ta có thể cung cấp để con ta sẽ khỏi phải ra đi?” Với những ý tưởng lo buồn sợ rằng sẽ sớm mất vị hoàng tử độc nhất của mình, đức vua đã sống qua một đêm trong tuyệt vọng.

11 A vision of Peace

The Prince sank deeper and deeper into gloom. He seemed to lose interest in everything. He hardly ate anything anymore, and as a result began to look pale and unhealthy. The King and everyone else were very upset that these unhappy changes had come over their beloved Siddhartha.

One day he appeared before the King. “Father,” he began, “lately my mind has been very troubled. I feel restless and would like your permission to leave the palace once again. Perhaps a change of scenery will do me good.”

The King was quick to agree to his son’s request, for he would do anything to please him and make him happy again. But, as before, he asked some of his most trusted ministers to stay close to the Prince and keep an eye on him.

This time Siddhartha saddled Kantaka himself and rode out of the palace grounds in search of some beautiful countryside. Finally he came to the edge of some farmland and dismounted. The ministers followed close behind. They tried to gain his attention with stories, news and gossip of the court. But the Prince had no interest in such idle talk, and soon the ministers left him alone and walked away, still chattering to themselves.

BuỔi ThiỀn Quán An LẠc

Thái tử ngày càng chìm sâu trong cảnh bi quan yếm thế. Hình như người không còn ham thích điều gì nữa. Thái tử biếng lười ăn uống và kết quả là người thái tử trở nên xanh xao, gầy ốm. Hoàng thượng và mọi người đều rất phiền muộn vì những thay đổi bất hạnh này đã xảy đến cho thái tử Tất Ðạt

Ða thân yêu của họ.

Ngày nọ, thái tử đến gặp vua cha và bày tỏ: “Thưa phụ vương, gần đây, tâm con luôn bị xáo trộn. Con cảm thấy bất an và xin cha cho phép con một lần nữa du ngoạn ra ngoài thành. Sự thay đổi cảnh trí này có thể giúp con an lạc”.

Vua cha đồng ý nghe theo lời yêu cầu của thái tử ngay vì nhà vua muốn thực hiện bất cứ điều gì để làm thái tử vui lòng và có được hạnh phúc.Cũng như trước đây, phụ hoàng căn dặn các quan triều thần thân tín nhất nên đi sát bên cạnh và trông chừng thái tử.

Lần này, Tất Ðạt Ða tự mình cỡi ngựa Kiền Trắc đi ra ngoài thành tìm những cảnh thôn quê xinh đẹp. Cuối cùng, thái tử tiến đến một bờ ruộng và xuống ngựa. Các quần thần đi theo sau bên cạnh. Họ cố gắng giúp thái tử vui bằng cách kể những câu chuyện vui tin tức và tin đồn nhảm nhí ở triều đình. Nhưng thái tử không thích nghe những câu chuyện tầm phào đó; nên các quầnthần để thái tử ở lại một mình, rồi họ bỏ đi, chuyện trò vui vẻ với nhau.

Siddhartha looked out over the farmland. A man and his oxen were plowing the field, the birds were singing and the sun was shining brightly. “It is so beautiful here,” he thought. “The plowed rows in the field look like ripples on a lake.”

He sat down, and his mind relaxed for the first time in a long while. But as he looked closer at the scene before him, he began to notice things he had not seen before. Where the plow had come by and cut rows into the soil, he saw the bodies of hundreds of small insects that had been killed by its blade. He saw hundreds more running back and forth in confusion now that their homes had been destroyed.

He also noticed that the birds were not just gayly singing. They were constantly searching for food, swooping down to snatch up the frightened insects. And the smaller birds darted about in fear, scared of the hawks and other large birds who circled hungrily above them.

He noticed that the oxen laboured heavily while trying to drag the heavy plow through the ground. The lashes of the farmer’s whip cut painful blisters into their sweating sides. And the farmer, too, worked hard. Like the beasts, his rough and sun-burnt body glistened with sweat.

“Such a circle of misery,” thought the Prince. “This farmer, his animals, the birds and the insects-they work all day trying to be happy and comfortable, to have enough to eat. But, in fact, they are constantly killing and hurting each other,

Thái tử Tất Ðạt Ða đửng nhìn ra cánh đồng. Bác nông phu đang cày ruộng với những con bò, chim muông ca hát dưới ánh mặt trời chiếu sáng rực rỡ. Hoàng tử thầm nghĩ: “Cảnh nơi đây thật là đẹp. Các luống cày ở đồng ruộngtrông giống như các gợn sóng nơi mặt hồ”.

Thái tử ngồi xuống, và lần đầu tiên tâm hồn người cảm thấy thoải mái trong giây lát. Nhưng khi nhìn kỹ hơn vào cảnh tượng trước mặt, thái tử bắt đầu nhận ra đó là những sự vật mà người chưa được mục kích trước đây. Lưỡi cày cắt đất thành luống tới đâu, thái tử trông thấy thân mình của hàng trăm côn trùng bé nhỏ bị giết chết đến đó. Thái tử nhìn thấy vô số loài sâu bọ khác bò lui bò tới hỗn loạn trong cảnh tổ ấm của chúng bị tàn phá.

Thái tử cũng nhận biết rằng chim chóc không còn hót ca vui vẻ nữa. Chúng đang liên tục tìm kiếm thức ăn, bay sà xuống để mổ gắp những con sâu sợ hãi. Và nhiều chim nhỏ hơn lo lắng sợ đàn diều hâu và các chim lớn khácđang đói ăn bay lượn vòng quanh bên trên chúng.

Thái tử chứng kiến những con bò làm việc khổ nhọc đang cố gắng kéo chiếc cày nặng nề trên thửa ruộng. Bác nông phu quất những làn roi làm phồng da đau đớn trên lưng con bò. Và người nông dân cũng lao động cực nhọc. Như loài vật, thân hình chai cứng và sạm nắng mặt trời của ông ta cũng nhễ nhại mồ hôi.

Thái tử suy nghĩ: “Ðó là vòng luân hồi khổ đau. Người nông dân, những con vật của ông ta, các loài chim chóc, côn trùng – chúng làm việc suốt ngày mong tìm cuộc sống hạnh  phúc, đầy tiện nghi và có đủ miếng ăn. Nhưng kỳ thực,

and themselves! How pitiful the worldseems to me.”

The Prince’s heart was filled with compassion for all these suffering creatures. He hated to see them so unhappy. He found a shady place to sit under a rose-apple tree and began to meditate deeply on what he had seen. As he looked deeper and deeper into the nature of the suffering he saw, his mind became more and more concentrated and calm. He experienced a quietness unlike anything he had known before.

With his mind now at rest he began to think, “Every living thing is searching for happiness. Yet most are so blinded by their ignorance and desires that they find nothing but misery. Fear, diappointment, hunger,old age, sickness, death-these are the rewards they find for all their trouble!

“Now that I have seen this, I have no more interest in the small and changeable pleasures of this world. I must find something that will bring me lasting peace and happiness. But how can I be content to free only myself from suffering? I must figure out a way to help all other living creatures as well. They have been so kind to me, and they are suffering so much! I must search for a way to end all this suffering and then share it with everyone else.”

chúng đang thường xuyên giết chóc, tự hủy diệt mình và sát hại lẫn nhau! Ta cảm thấy quá tội nghiệp cho cuộc sống trần gian làm sao”.

Lòng thái tử ngập tràn tình thương bao la đối với những sinh vật bất hạnh này. Thái tử không muốn nhìn thấy chúng khổ đau. Người tìm đến một nơi bóng mát ngồi dưới cây hồng táo và bắt đầu chú tâm thiền định suy tưởng đến mọi cảnh vật mà thái tử đã chứng kiến. Khi thái tử quán chiếu sâu xa thấu suốt bản chất của sự khổ mà người đã thấy, tâm thức thái tử càng trở nên yên lặng và định tĩnh. Thái tử cảm thấy tâm mình hoàn toàn vắng lặng mà trước đây chưa từng có được.

Với tâm thanh tịnh, giờ đây thái tử bắt đầu quán tưởng: “Mọi chúng sanh đều mong tìm hạnh phúc. Nhưng hầu hết đều bị che lấp bởi vô minh và ái dục khiến họ thấy cuộc đời không có gì khác ngoài sự khổ đau. Sự lo âu, phiền muộn, đói nghèo, già, bệnh và chết–đây là những phần thưởng mà con người nhận lãnh trong cuộc sống trầm luân của họ!

Giờ đây, ta đã nhận thức rõ điều đó, ta không còn thích sống trong thế giới dục lạc nhỏ bé và luôn thay đổi này. Ta phải đi tìm chân lý mà nó sẽ mang lại cho ta niềm vui và sự an lạc vĩnh cửu. Nhưng làm sao ta có thể an lòng chỉ biết tìm sự giải thoát khổ đau cho riêng mình? Ta phải tìm ra con đường cứu độ cho mọi chúng sanh khác nữa. Những người ấy đều thân thiết với ta, và họ đang quá khổ đau! Ta phải đi tìm ra con đường chấm dứt sự đau khổ này và chia xẻ sự giải thoát đó với những người khác”.

When Prince Siddhartha had finished this compassionate meditation he opened his eyes. Standing before him, dressed like a poor beggar, was a man he had never seen before. His eyes were calm and bright and he had the look of great peace on his face.

“Please tell me,” the Prince asked, “who you are?”

The man answered, “I am someone who has become frightened by the sufferings of the world. I have grown tired of the so-called pleasures to be found in the company of others, so now I wander about alone. I have given up my home and now live and sleep in caves, in the forest or

whatever I find myself. My only interest is in finding the highest and most perfect happiness.” When he had spoken these words, the man disappeared as if by magic, leaving the Prince both astonished and overjoyed.

“At last I have found the true meaning for my life,” he thought. “I, too, shall give up my home and begin my search for true happiness and the end of all suffering!”

And so, with a firm mind and a steady heart, he mounted his horse Kantaka and rode back to the palace.

Sau buổi tọa thiền quán tâm từ bi này kết thúc, thái tử Tất Ðạt Ða liền mở mắt. Bấy giờ hiện ra trước mặt thái tử là một đạo sĩ phục sức giống như kẻ hành khất nghèo, mà từ trước nay thái tử chưa từng gặp thấy. Cặp mắt của vị đó rất hiền từ và trong sáng với khuôn mặt lộ vẽ hết sức bình an.

Thái tử hỏi: “Hãy cho ta biết ngươi là ai?”.

Vị đạo sĩ trả lời: “Ta là người cảm thấy ghê sợ trước những khổ đau của trần thế. Ta nhàm chán các thú vui dục lạc mà mọi kẻ khác đang mong tìm; cho nên giờ đây ta đi lang thang một mình. Ta đã rời bỏ ngôi nhà của ta; hiện ta sống và ngủ nơi các hang động, trong rừng hoặc bất cứ nơi nào mà ta gặp thấy. Nguồn vui duy nhất của ta là mong đạt được sự an lạc toàn hão và giải thoát cùng tột nhất”. Vừa nói xong những lời này, vị đạo sĩ như có phép lạ liền biến mất, bỏ mình thái tử ở lại với sự kinh ngạc và lòng ngập tràn niềm vui.

Thái tử thầm nghĩ: “Cuối cùng ta đã tìm thấy ý nghĩa chân thật của sự sống. Ta cũng sẽ từ giã cung điện của ta để bắt đầu đi tìm chân hạnh phúc và con đường chấm dứt mọi khổ đau”.

Với tâm nguyện dõng mãnh và ý chí cương quyết, thái tử leo lên ngựa Kiền Trắc và trở về hoàng cung.

12 A Father’s Fear

Upon his arrival home the Prince immediately went to the King’s room. Pressing his hands together, as was the custom when making an important request, he announced, “I wish to become a homeless wanderer and search for the end of all suffering. Grant me your permission, Father, to leave the palace.”

From the time his son was a baby, the King had feared that someday he would have to hear this dreaded request. But still his son’s words came as a great shock to him. In a voice choked with tears he replied, “Dearest Son, forget this idea of leaving. You are still much too young to follow the lonely life of a holy man. Wait until you are older. Meanwhile stay here in Kapilavastu and rule my kingdom.”

“O Father, I shall stay here only if you can promise me four things. Tell me that I shall never grow old, that I shall never become ill, that I shall never die and that I shall never be unhappy. If you cannot promise me these things, then I must leave immediately.”

The King was shocked by these strange words and began to get angry. “Forget these foolish ideas, Siddhartha,” he said loudly.

Vua TỊnh PhẠn Lo LẮng

Sau khi về đến cung điện, thái tử liền đi thẳng vào phòng của vua cha. Thái tử chấp tay lại vì theo tục lệ khi muốn thỉnh cầu một việc quan trọng, và thưa: “Con muốn trở thành người du sĩ không nhà để mong tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau. Xin phụ vương, cho con được phép rời hoàng cung”.

Từ khi thái tử còn nhỏ, đức vua đã lo sợ một ngày nào đó Ngài sẽ được nghe lời thỉnh cầu khủng khiếp này. Cho nên vua cha hết sức kinh hoàng khi nghe thái tử thốt ra câu nói như vậy. Bằng giọng nói nghẹn ngào trong nước mắt, vua cha trả lời: “Con yêu quý, đừng nghĩ đến việc rời cung điện. Con đang còn quá nhỏ để có thể theo đuổi cuộc sống không gia đình của một thánh nhân. Hãy chờ tới ngày con lớn khôn. Hiện tại, con nên ở lại kinh thành Ca Tỳ La Vệ và cai trị vương quốc này”.

Thưa phụ vương, con sẽ chỉ ở lại nơi đây, nếu cha có thể hứa giúp con đạt được bốn điều sau đây: Hãy quyết chắc rằng con sẽ không bao giờ trở nên già; con sẽ không bao giờ mắc bịnh tật; con sẽ không bao giờ chết và con sẽ không bao giờ khổ đau. Nếu phụ hoàng không thể giúp con thực hiện các điều trên, thì con sẽ phải rời cung điện ngay”.

Vua Tịnh Phạn sửng sốt khi nghe thái tử bày tỏ những ý tưởng lạ lùng này, và Ngài bắt đầu giận dữ. Ðức vua la lớn: “Này Tất Ðạt Ða, hãy quên đi những ý tưởng điên rồ đó”.

But the Prince remained firm. “Father, if you cannot save me from the sufferings of old age, sickness, death and unhappiness, then you must let me go and try to save myself. It is not right to keep me a prisoner here.”

But the King would hear no more. “Do not let the Prince leave! Set a guard around the palace grounds!” he shouted to his ministers and then stormed out of the room angrily.

Nhưng thái tử vẫn cương quyết nói: “Thưa phụ vương, nếu cha không thể cứu con thoát khỏi những sự khổ vì cảnh già, bệnh, chết và bất an, thì cha nên để con ra đi hầu mong tìm con đường tự cứu lấy mình. Thật là vô lý nếu phụ hoàng cứ giam giữ con mãi như tù nhân ở đây”.

Tuy nhiên, hoàng thượng không muốn nghe gì nữa, và ông nổi cơn thịnh nộ, quát tháo om sòm truyền lịnh cho các quần thần: “Ðừng để thái tử vượt thành ra đi! Hãy mang quân lính đến vây kín hoàng thành!”

13 Escape

Siddhartha left the King’s room and returned to his palace. He passed through the beautifully decorated rooms, the magnificent hallways, past the sparkling fountains and into his rooms on the upper storey. He walked among the talented musicians and past the beautiful serving girls. But none of these delights affected his mind. He had only one thought, and that was to leave.

That night after dinner a strange force seemed to enter the palace. One by one the musicians and dancers and servants became drowsy and fell asleep. Finally even Yasodhara fell asleep next to her baby Rahula. The Prince saw them lying there and thought to himself, “I would like to hold my child in my arms one last time before I leave, but that might awaken Yasodhara. Then it would be very difficult to depart. No, I must go quickly and quietly before anyone wakes up.”

Stepping carefully around the sleeping bodies, he reached the window and climbed out onto the roof and then down to the ground. He went to where Channa, the charioteer was sleeping and gently woke him up. “Hurry, Channa, saddle my horse. I wish to ride tonight.”

XuẤt Gia

Thái tử Tất Ðạt Ða rời cung điện của phụ hoàng và trở về phòng của mình. Thái tử đi ngang qua các dãy phòng trang hoàng đẹp đẽ, những hành lang rực, rỡ, các vòi nước lấp lánh, và tiến vào phòng của mình ở lầu trên. Thái tử đi ngang qua giữa các nhạc công lừng danh và những thị nữ xinh đẹp. Nhưng không một cảnh trí lộng lẫy nào gây được sự chú ý nơi tâm hồn thái tử. Người chỉ có một ý tưởng duy nhất là phải vượt thành ra đi.

Ðêm ấy, sau buổi cơm tối, hình như một quyền phép lạ nào đã xâm nhập vào hoàng cung. Các nhạc công, vũ nữ và thị nữ từng người một lần lượt đều cảm thấy mỏi mệt, và nằm lăn ra ngủ say. Cuối cùng, ngay cả công chúa Da Du Ðà La cũng ngủ thiếp đi bên cạnh hài nhi La Hầu La của nàng. Thái tử nhìn vợ và đứa con thơ đang nằm ngủ và thầm nghĩ: “Ta nên ẵm con ta vào lòng lần cuối cùng trước khi ta vượt thành xuất gia nhưng làm vậy có thể khiến Da Du Ðà La thức giấc. Như thế rất khó cho ta ra đi. Không được, ta phải nhanh chóng, và yên lặng rời khỏi cung điện, trước khi bất cứ ai có thể thức dậy”.

Bước đi nhẹ nhàng giữa những thân người đang say ngủ, thái tử đến cửa sổ, trèo qua mái nhà và tuột xuống đất. Thái tử đến nơi Xa Nặc, người đánh xe ngựa đang ngủ và nhẹ nhàng đánh thức anh ta dậy: “Nhanh lên, Xa Nặc, thắng yên cương vào ngựa cho ta. Ta muốn ra đi đêm nay”.

Channa was surprised that the Prince would want to go out in the middle of the night, but he did as he was asked. He saddled Kantaka and led him to the Prince. Siddhartha patted his horse and whispered, “Kantaka, my old friend, we must be very quiet. I don’t want to wake up any of the guards. Tonight is a very special night.”

As the three of them approached the heavy gates at the edge of the gardens, the doors suddenly opened by themselves. Silently they rode out into the night. When they reached the edge of the city, the Prince looked back and vowed, “Until I learn how to conquer all sufferings, I shall not return to this fair city of Kapilvastu!”

They rode all night. Just as the morning sun was about to rise they reached a quiet forest where many holy people lived. The Prince was happy and thought to himself, “Now my real journey has begun.” Then he turned to Channa and said, “My friend, I thank you deeply for your help. I have reached the place I wanted. Now it is time for you to take my horse and return to the palace.”

Channa could not believe that the Prince would not be returning to the palace with him. He stood there confused, tears beginning to fill his eyes. The Prince understood his grief and spoke to him again very softly, “My faithful Channa, do not cry. Sooner or later we all have to say good-bye. Here, take these royal jewels I am wearing; I shall not need them anymore. Return to the palace and tell my father that I have

Xa Nặc rất ngạc nhiên việc thái tử muốn vượt thành xuất gia vào giữa đêm khuya, nhưng y vẫn làm theo lời yêu cầu của thái tử. Xa Nặc sửa soạn ngựa Kiền Trắc và mang đến cho thái tử. Tất Ðạt Ða vỗ về con ngựa và khẽ nói: “Này Kiền Trắc, bạn thân của ta, chúng ta nên giữ im lặng. Ta không muốn làm thức giấc bất cứ tên lính gác nào. Ðêm nay là một đêm rất trọng đại”.

Thái tử, Xa Nặc và ngựa Kiền Trắc, khi cả ba ra tới các cổng thành vững chắc gần những công viên, các cửa tự động mở ra. Họ yên lặng tiến ra ngoài thành trong đêm tối. Khi họ đến cạnh một thành phố, thái tử nhìn lui và phát nguyện: “Chừng nào ta chưa tìm ra được con đường giải thoát mọi khổ đau, ta sẽ không trở về lại kinh thành Ca Tỳ La vệ rực rỡ này!

Cả ba đi suốt đêm. Khi mặt trời sắp mọc, họ tới một khu rừng yên tĩnh, tại đây có nhiều đạo sĩ đang ẩn tu. Thái tử sung sướng và tự nghĩ: “Giờ đây chuyến đi tầm đạo thực sự của ta mới bắt đầu”. Rồi thái tử quay sang nói với Xa Nặc: “Này Xa Nặc thân mến, ta cám ơn sự giúp đỡ của con. Ta đã tới nơi ta mong muốn. Bây giờ ta nhờ con mang con ngựa của ta trở về hoàng cung”.

Xa Nặc không tin rằng Thái tử sẽ không cùng với mình đi trở về cung điện. Cho nên anh ngạc nhiên đứng nhìn, mắt chứa chan đầy lệ. Thái tử thấu hiểu nỗi đau buồn của người hầu cận và rất dịu dàng nói với anh ta lần nữa: “Này Xa Nặc trung thành của ta, con chớ nên khóc lóc. Sớm muộn gì rồi chúng ta cũng sẽ phải chia tay. Ðây, hãy nhận giữ lấy những đồ trang sức mà ta đang dùng; ta sẽ không cần thiết đến chúng

not left in anger. It is not that I do not love my family anymore. Rather, it is because I love them all so much that I must leave them for now. If I ever discover the way to end all suffering, I shall return to them. If I fail, then it really makes little difference that I am leaving them now. Sooner or later death would pull us apart anyway. Go now, and let me begin my search.”

Channa realized that there was no way he could change the Prince’s mind. He took Kantaka’s reins from the Prince and slowly led the horse away. Many times both the charioteer and Kantaka looked back at the Prince with tears in their eyes. Eventually they reached Kapilavastu where Channa had the sad duty of telling everyone that Siddhartha had left the royal life forever.

nữa. Con hãy trở về hoàng cung và báo cho phụ vương ta biết rằng ta đã không ra đi trong sự giận hờn. Không phải ta không mến yêu gia đình ta nữa. Nhưng vì quá yêu thương thân quyến hoàng tộc của ta mà nay ta đành phải tạm xa lià tất cả. Nếu ngày nào ta tìm ra con đường giải thoát, chấm dứt mọi khổ đau, ta sẽ trở về thăm quê hương. Nếu không thành công thì việc rời bỏ kinh thành của ta hôm nay vẫn phải xảy ra một ngày nào. Vì sớm muộn gì thì sự chết sẽ đến để bắt chúng ta chia lìa. Giờ đây chúng ta hãy đi để ta bắt đầu công cuộc tầm đạo”.

Xa Nặc nhận thấy rằng không làm sao có thể lay chuyển được ý chí của thái tử. Người cầm lấy giây cương ngựa Kiền Trắc từ nơi tay thái tử và chậm rãi hướng dẫn cho ngựa cất bước. Xa Nặc và ngựa Kiền Trắc nhiều lần nhìn lui thái tử với những cặp mắt đầy lệ. Cuối cùng cả hai về đến thành Ca Tỳ La Vệ, tại đây Xa Nặc có bổn phận đau buồn trong việc thuật lại cho mọi người biết rằng thái tử Tất Ðạt Ða đã vĩnh viễn từ bỏ cuộc sống nơi hoàng cung.

14 The Journey Begins

As Siddhartha stood alone in the forest, ready to begin his great adventure, he thought, “From today onwards I am no longer a prince. Therefore, it is not right that I continue to look and dress like one.” He took his knife and cut off his long, flowing hair, a sign of royalty. Then he met a poor hunter and said to him, “Sir, I have no more need of these silke clothes. If I am to live in the forest I should wear something rough like yours. Let us switch.” The hunter was surprised and delighted to receive such expensive clothing in exchange for his own and quickly agreed to Siddhartha’s suggestion.

Now that he was properly dressed as a poor seeker of the truth, Siddhartha began to look for a teacher who could show him the way to end all suffering. He wandered through the forests and spoke to all the many holy men he found there. Everywhere he went he was welcomed with respect. Even though he now wore ragged clothes and ate only the poor food he could beg, he was still a very handsome and striking looking man. When the people in the forest saw him coming they said to each other, “Here comes a very special person. His face is so strong and determined! If such a man is looking for the truth, he is sure to find it.”

CuỘc TẦm ÐẠo BẮt ÐẦu

Ðứng một mình trong rừng, chuẩn bị khởi đầu cho cuộc tầm đạo cao cả của mình, Tất Ðạt Ða thầm nghĩ: “Từ nay trở đi ta không còn là một hoàng tử nữa. Cho nên, thực là không thích hợp, nếu ta tiếp tục sống và phục sức như một vương tử”. Thái tử lấy dao cắt đứt mái tóc dài và óng mướt của mình, biểu tượng cho vương quyền. Rồi thái tử đến tiếp xúc, nói với người thợ săn nghèo khổ: “Này ông bạn, tôi không cần dùng các xiêm lụa là này nữa. Nếu muốn sống ẩn tu trong rừng, tôi chỉ cần mặc loại áo vải thô sơ như ông. Vậy chúng ta hãy cởi bỏ y phục ra để trao đổi”. Ông thợ săn mừng rỡ và nhanh chóng bằng lòng theo lời đề nghị của Tất Ðạt Ða trao đổi quần áo tồi tàn của mình để nhận nơi thái tử những y phục sang trọng đắc tiền.

Giờ đây phục sức như một nhà tu, khổ hạnh, thái tử Tất Ðạt Ða bắt đầu đi tìm một vị thầy có thể chỉ bày cho người con đường chấm dứt được tất cả mọi khổ đau. Thái tử du hành qua những khu rừng mong tìm gặp các thánh nhân để học hỏi đạo lý. Ngài được mọi người khắp nơi niềm nở tiếp đóan với sự kính trọng. Mặc dù thái tử mặc áo quần rách rưới và dùng thức ăn thanh đạm mà người xin được, nhưng hình dáng thái tử trông vẫn còn đẹp trai và hấp dẫn. Các đạo sĩ trong rừng khi nhìn thấy thái tử đi tới họ liền nói với nhau: “Ðây tới thêm một nhân vật rất đặc biệt. Khuôn mặt của ông ta trông sáng quắc và đầy cương quyết! Con người đó mà đi tìm Chân lý, chắc thế nào cũng chứng đạo”.

Siddhartha studied with several teachers, but was not satisfied with what he learned from them. “What they teach is helpful,” he thought, “but it does not lead to perfect happiness.” Finally he heard that some very wise men lived in the kingdom of Magadha (13) where King Bimbisara (14) ruled. So he decided to travel far to the south and east to find them.

One day, as he was walking through Rajagriha, (15) the capital city of Magadha, he passed near the palace gates. One of King Bimbisara’s ministers saw him and immediately ran to the King.

“Sire”, he said excitedly, “I have just seen a most unusual man in the city. He is dressed in rags and begs his food from door to door, but I am sure he must be a great person. His face is so strong and he walks with such dignity. It almost seems that a special light shines from him!”

The King was very interested and asked that Siddhartha be brought before him. They talked together for a while and the King was very impressed by his intelligence, modesty and kind manner. Then the King said, “I have never met a man I felt I could trust more than you. Please settle here in Rajagriha and help me rule my kingdom.”

But Siddhartha replied politely, “O King, I have already had the chance to rule a kingdom, but I had to refuse.

Tất Ðạt Ða tìm gặp nhiều đạo sư để học hỏi, nhưng người không thỏa mãn với những điều đã học được nơi họ. Thái tử suy nghĩ: “Những điều các đạo sĩ chỉ dạy rất bổ ích, nhưng không hướng dẫn con người đến cảnh giới hạnh phúc hoàn toàn”. Cuối cùng, thái tử hay tin có vài đạo sĩ thấu triệt chân lý đang sống ở vương quốc Ma Kiệt Ðà (Magadha) (13), dưới quyền trị vì của vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) (14). Cho nên thái tử quyết định du hành xa về phía nam và đông để tìm gặp họ.

Ngày nọ, lúc thái tử đến thành vương xá (Rajagriha) (15), thủ đô nước Ma Kiệt Ðà, người đi ngang qua gần cổng thành. Một quan đại thần của vua Tần Bà Sa La nhìn thấy thái tử liền chạy đến gặp đức vua.

Ông nôn nóng thưa rằng: “Tâu hoàng thượng, hạ thần vừa trông thấy một đạo sĩ hết sức lạ thường xuất hiện trong thành phố. Ông ta mặc áo quần rách rưới và đến từng nhà xin thức ăn, nhưng hạ thần quyết chắc rằng đạo sĩ đó là một vĩ nhân. Khuôn mặt của người trông rất từ bi với dáng đi hết sức trang nghiêm. Và hầu như nơi đạo sĩ toả ra một ánh sáng đặc biệt.

Nhà vua rất vui mừng cho mời đạo sĩ Tất Ðạt Ða đến gặp. Cả hai đàm luận trong giây lát, đức vua vô cùng khâm phục trước sự sáng suốt, đức tính khiêm cung và lòng từ tâm của vị đạo sĩ. Rồi đức vua nói: “Trẫm chưa bao giờ gặp một nhân vật nào mà trẫm có thể đặt trọn niềm tin vào họ hơn đạo sĩ. Xin Ngài hãy ở lại thành Vương Xá để giúp trẫm cai trị vương quốc này”.

Nhưng Tất Ðạt Ða lễ phép trả lời:“Thưa Ðại Vương, bần đạo đã có dịp cai trị một vương quốc, nhưng bần đạo đã

I am not interested in wealth or power, only in the path of truth. I thank you for your offer, but I have come to your kingdom only to find teachers who can help me with my search.”

Then the King bowed to the man in rags and said, “I wish you luck in your journey. If you do find what you are looking for, please return here and teach it to me. But even if you fail, you are always welcome to return to my palace.”

Siddhartha thanked him very much and continued on his way.

từ chối. Bần đạo không thích sống trong cảnh phú quý và có quyền lực mà chỉ muốn đi tìm chân lý. Bần đạo cám ơn về sự dâng hiến của Ngài nhưng bần đạo đến xứ sở này chỉ mong gặp các vị minh sư có thể giúp bần đạo tìm ra chân lý”.

Rồi đức vua cúi đầu chào vị đạo sĩ mặc y phục rách rưới và nói: “Trẫm cầu chúc đạo sĩ gặp nhiều may mắn trên đường tầm đạo. Nếu ngày nào Ngài chứng ngộ được chân lý mà Ngài đang đi tìm, xin Ngài trở lại đây để chỉ dạy cho trẫm hiểu cái đạo lý ấy. Ngay cả trường hợp nếu đạo sĩ không thành công, trẫm cũng luôn luôn mong được tiếp đón Ngài trở lại kinh đô vương quốc này”.

Tất Ðạt Ða cám ơn nhà vua rất nhiều và đạo sĩ tiếp tục cuộc hành trình.

15 Six Years Of Struggle

Eventually Siddhartha came to the forest where the wise men lived. He studied first with Arada (16) and then with Udraka (17). In a short time he mastered everything they had to teach him. But still he was not satisfied. “My teachers are holy people, but what they have taught me does not bring an end to all suffering. I must continue to search on my own.”

He continued his travels until he came to the Nairangana (18) River, near the holy town of Gaya (19). He crossed the river and entered the forests on the other side. There he found a group of five men. Their life was extremely simple. They ate very little food, lived out int the open, and sat perfectly still for many hours each day.

“Why are you doing such painful things to your bodies?” the Prince asked these men.

“Most people in the world treat their bodies very gently,” they answered, “yet still experience much suffering. We feel that if we can learn to master pain, we shall have found the way to control all sufferings.”

Sáu Năm Tu KhỔ HẠnh

Rồi sa môn Tất Ðạt Ða đến khu rừng nơi có các đạo sĩ thông bác đang tu tập. Ðầu tiên ông học đạo với Ngài A La La (Arada)(16) và sau đó với Ngài Uất Ðầu Lam Phất (Udraka)(17). Trong thời gian ngắn, ông đều thông hiểu hết mọi điều mà các đạo sư này chỉ dạy. Nhưng ông vẫn chưa thỏa mãn, và tự nghĩ: “Thầy của ta mặc dù là những đạo sư thánh thiện, song mọi lời chỉ giáo của họ vẫn không giúp con người chấm dứt được những sự khổ đau. Cho nên ta phải cố gắng tự mình đi tìm ra chân lý.

Sa môn tiếp tục cuộc hành trình cho tới khi đến dòng sông Ni Liên Thuyền (Nairangana)(18), gần thành phố linh thiêng Ca Da (Gaya)(19). Sa môn vượt qua sông và đi vào khu rừng bên kia bờ sông. Tại đây ông gặp nhóm năm đạo sĩ đang tu tập. Cuộc sống của họ thật hết sức giản dị. Họ dùng rất ít thức ăn, sống ngoài trời, và ngồi yên tĩnh thiền định nhiều giờ mỗi ngày.

Sa môn hỏi những đạo sĩ này:

Tại sao quý vị tự hành hạ làm đau đớn thân xác mình như vậy.

Họ trả lời: “Phần đông mọi người trên thế gian đều nuông chìu quý mến thân thể của mình, cho nên họ đang còn chịu nhiều đau khổ. Chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có thể khống chế sự đau đớn chúng ta sẽ tìm ra phương pháp khắc phục được những khổ đau”.

Siddhartha thought to himself, “For so many years I lived in those luxurious pleasure palaces. I was treated very gentle, yet still my mind did no find peace. Perhaps these men are right. I shall join them in their practices and see if this leads to the end of suffering.”

And so he began these difficult and painful practices. He sat for hours and hours in the same spot. Even though his legs and back hurt very much, he would not move a muscle. He let himself be burned by the blazing summer sun and chilled by the winter winds. He ate barely enough food to remain alive. But no matter how difficult it was, he thought, “I must continue and discover the way out of all misery!”

The five men were amazed at Siddhartha. They said to themselves,”Never have we seen anyone with as much determination as this man. He drives himself on and on and never quits. If anyone is ever going to succeed in these practices it will be Siddhartha. Let us stay near him so that when he discovers the true path we shall be able to learn it from him.”

Siddhartha treated his body more and more harshly. In the beginning he slept only a few hours each night, but eventually he stopped going to sleep altogether! He stopped taking even the one poor meal a day that he used to eat, and would only eat the few seeds and berries that the wind blew into his lap.

Sa môn Tất Ðạt Ða thầm nghĩ: “Nhiều năm qua, ta sống trong các cung điện đầy thú vui dục lạc. Ta đã quá nuông chìu thân xác của mình cho nên tâm ta không tìm thấy sự an lạc. Có thể những đạo sĩ này nói đúng. Ta sẽ tham dự cùng với họ thực hành để thử xem phương pháp này dẫn đến chấm dứt được sự khổ hay không.

Rồi ông bắt đầu thực tập những phương cách tu hành vất vả và khó nhọc nói trên. Sa môn ngồi liên tục nhiều giờ tại một chỗ. Mặc dù chân và lưng của người rất đau đớn, nhưng ông vẫn không lay động. Sa môn tự thiêu đốt thân mình dưới ánh nắng hè cháy bỏng và làm tê cóng da thịt bởi những làn gió đông lạnh buốt. Sa môn chỉ dùng vừa đủ thức ăn để duy trì sự sống. Và cho dù khổ nhọc đến đâu, ông vẫn tự bảo: “Ta phải tiếp tục để tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau”.

Năm người bạn cùng tu nhìn sa môn Tất Ðạt Ta, đầy kinh ngạc. Họ nói với nhau: “Chúng ta chưa thấy ai có quyết chí tu hành như vị này. Ông ta luôn tinh tấn và không bao giờ thối tâm. Người sắp thành công bằng lối tu khổ hạnh này sẽ là Tất Ðạt Ða. Chúng ta nên đến ngồi sát cạnh sa môn để khi người tìm ra được con đường chánh đạo, chúng ta sẽ có thể tu học với ông”.

Sa môn Tất Ðạt Ða ngày càng hành hạ thân xác mình nhiều hơn. Ban đầu ông chỉ ngủ vài giờ mỗi đêm; nhưng sau đó người chấm dứt hoàn toàn không ngủ nghỉ gì hết. Thường khi sa môn dùng mỗi ngày một bữa ăn thanh đạm, nay người cũng không ăn nữa. Ông chỉ dùng vài hạt ngũ cốc cốc và trái nạc do gió thổi vào vạt áo của người.

He grew thinner and thinner. His body lost its radiance and became covered with dust and dirt. Eventually he looked like little more than a living skeleton. But still he did not give up his practices.

Six long years passed. Siddhartha was twenty-nine years old when he left his palaces and all their pleasures behind. Now he was thirty-five, having spent six years with hardly any food, sleep, shelter or decent clothing. One day he thought to himself, “Am I any closer to my goal now than I was six years ago? Or am I still as ignorant as before? When I was a Prince and lived in luxury, I had everything a person could desire. I wasted many years in those prisons of pleasure.

“Then I left and began my search. I have lived in forests and caves and have had nothing but poor food and much pain. But I still have not learned how to put an end to suffering. I can see now that it was a mistake to punish my body like this, just as it was a mistake to have wasted so much time in those palaces. To find the truth I must follow a middle path between too much pleasure and too much pain.”

He remembered that many years ago, after he had seen the dead man, he had meditated under a rose-apple tree. “After that meditation,” he thought, “my mind was very calm and still. I was able to see things clearly for the first time. I shall try to meditate like that again now.”

Sa môn ngày càng trở nên ốm gầy. Thân thể của ông mất đi vẻ đẹp trong sáng, bao phủ đầy bụi đất và bẩn thỉu. Nhìn sa môn chẳng khác gì một bộ xương đang sống. Nhưng người vẫn không từ bỏ sự tu hành khổ hạnh.

Sáu năm dài trôi qua. Khi rời cung điện và từ bỏ mọi thú vui trần tục, sa môn Tất Ðạt Ða đúng hai mươi chín tuổi. Nay ông được ba mươi lăm trải qua sáu năm tu hành khắc khổ trong sự ăn uống, ngủ nghỉ, ẩn trú và phục sức. Ngày kia, sa môn thầm nghĩ: “Nay ta có tiến gần chút nào đến mục đích tầm đạo giải thoát của ta hơn sáu năm trước chăng? Hay ta vẫn đang còn mê mờ như xưa? Khi làm thái tử sống trong cảnh giàu sang phú quý, ta thụ hưởng đủ mọi điều mà một vị hoàng tử có thể mong ước có được. Ta đã phung phí nhiều năm trong các ngục tù lạc thú đó.

Rồi ta xuất gia đi tu và bắt đầu công cuộc tầm đạo. Ta đã sống trong rừng, các hang động và chưa gặt hái được kết quả gì ngoài sự nhịn ăn và hành hạ xác thân. Nhưng ta vẫn không tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau. Giờ đây ta có thể nhận thấy đó là một sự sai lầm trong việc tự hủy hoại thân

thể của mình như thế này, chẳng khác gì sự nhầm lẫn là ta đã phí phạm nhiều thì giờ trước kia trong các cung điện hoàng gia. Ðể tìm ra chân lý, ta nên theo con đường trung đạo nằm giữa hai cuộc sống quá dục lạc, và quá ép xác khổ hạnh”.

Sa môn nhớ lại nhiều năm trứơc, sau khi nhìn thấy cảnh một người chết, ông đã ngồi thiền định dưới gốc cây hồng táo. Sa môn thầm nghĩ: “Sau lần tham thiền đó, tâm ta trở nên rất định tinh. Lần đầu tiên ta có thể sáng suốt nhìn thấy rõ ràng các sự vật. Giờ đây ta sẽ cố gắng thiền định trở lại như thế”.

But when he looked at himself he realized, “I have been sitting here for such a long time with no food that I am tired, dirty and weak. I am so thin that I can see my bones through my skin. How can I meditate when I am too hungry and dirty even to think clearly?”

And so he slowly pulled himself up and went to bathe himself in the river. He was so weak, however, that he fell and was almost drowned. With great effort he just managed to pull himself to the shore. Then he sat for a while, resting.

Nhưng khi nhìn lại mình, sa môn nhận thức rằng: “Ta đã ngồi đây tu tập nhịn ăn trong nhiều năm hiện giờ thân ta mệt mỏi, đầy dơ bẩn và suy yếu. Ta ốm gầy đến nỗi chỉ còn da bọc xương. Làm sao ta có thể thiền định sáng suốt, quán sát sự vật khi thân mình dơ nhớp và quá đói khát”.

Sa môn từ từ đứng dậy đi xuống sông tắm. Nhưng người quá yếu sức gần như muốn ngã chìm nước. Sa môn nỗ lực cố gắng vươn mình để tiến lên bờ. Rồi Ngài ngồi trong giây lát, nghỉ ngơi.

16 An Offering

In a small village at the end of the forest lived a herdsman and his wife Sujata (20). She had just given birth to her first child and was very happy. She took the finest milk from her husband’s cows and prepared a delicious meal from it. Now she was taking this food into the forest as an offering to the spirits she thought lived there. She had often prayed to these spirits and wanted to thank them for helping her have such a healthy baby.

As she entered the forest she saw Siddhartha sitting there. His body was thin and weak, but his face was radiant and handsome. Sujata gazed at him in surprise. “I have never seen anyone like that before,” she thought to herself. “Perhaps it is the king of the tree spirits himself!” And so she took the specially prepared food and placed it before him.

Siddhartha slowly opened his eyes and saw the bowl in front of him. Smiling silently to Sujata he lifted it up to his lips and began to drink. To her amazement, his body grew more and more radiant as he drank. When he was finished he placed the bowl down and thanked her saying, “You thought I was a spirit, but I am only a man in search of the truth. Your offering has made me strong again. Now I am sure that I shall find the truth. Much good will come from what you have done today. Thank you.”

Tín NỮ Cúng DưỜng

Tại ngôi làng nhỏ sát cạnh khu rừng có một anh chăn bò. Sinh sống với cô vợ tên Tu Già Ða (Sujata)(20). Nàng rất sung sướng vừa mới sinh được cháu trai đầu lòng. Cô dùng sữa thơm ngon nhất vắt từ những con bò của anh chồng để chuẩn bị nấu một bữa ăn thịnh soạn. Cô mang thức ăn vào rừng dâng cúng cho những vị thần mà cô tin rằng họ đang sống ở đó. Nàng thường hay cầu xin những thần linh này và nay muốn cám ơn các Ngài đã giúp cho cô sinh được một đứa con khỏe mạnh.

Khi vào trong rừng, cô thấy sa môn Tất Ðạt Ða đang ngồi ở đó. Thân hình của đạo sĩ trông ốm gầy và yếu đuối, nhưng nét mặt của ông vẫn trong sáng và xinh đẹp. Nàng Tu Già Ða nhìn sa môn với sự ngạc nhiên. Cô thầm bảo: “Xưa nay ta chưa bao giờ thấy nhân vật nào phước tướng như thế. Có thể Ngài chính là vua của các thần cây cối ở đây!” Và nàng mang thức ăn đặc biệt ấy đến dâng cúng cho người.

Sa môn Tất Ðạt Ða từ từ mở mắt và trông thấy bát đồ ăn để trước mặt. Người  mỉm cười yên lặng nhìn Tu Già Ða, rồi đưa bát sữa lên miệng và bắt đầu uống. Nàng kinh ngạc thấy sau khi dùng sữa, sức khỏe nơi cơ thể của sa môn ngày càng tăng lên. Uống sữa xong, ông đặt bát xuống, cám ơn Tu Già Ða và nói: “Con tưởng nghĩ ta là thần linh, nhưng ta chỉ là đạo sĩ đang đi tìm chân lý. Nhờ dùng sữa con dâng cúng, ta cảm thấy khỏe lại. Nay ta tin chắc rằng ta sẽ tìm ra đạo giải thoát. Con sẽ được nhiều phước báu do hành động lành con đã làm hôm nay. Cám ơn con”.

The five men who were living in the forest with Siddhartha saw him accept this special food from Sujata. They were very disappointed and said to themselves, “Siddhartha has given up his search. He is no longer following the holy life. Look, he bathes himself and takes rich food again. How can we stay with such a man any longer? Come. Let us leave this forest and travel to Benares (21). We can continue our practices in the Deer Park (22) near there.”

And so they left, thinking that Siddhartha was no longer interested in discovering the truth. But Siddhartha, strengthened by his meal and prepared to meditate, was now ready to find what he had been looking for all these many years. He stood up, waded across the river and headed towards what would be known in later years as the Tree of Enlightenment.

Năm người bạn cùng tu với sa môn Tất Ðạt Ða trong rừng thấy ông nhận lấy thức ăn đặc biệt của cô Tu Già Ða. Họ rất bực mình và tự bảo nhau: “Sa môn Tất Ðạt Ta đã từ bỏ công cuộc tầm đạo. Ông ta không còn theo đuổi cuộc sống thánh thiện nữa. Hãy nhìn kia, ông tắm rửa và dùng thức ăn ngon trở

lại. Làm sao chúng ta có thể chung sống với con người như vậy được? Hãy lại đây. Chúng ta nên rời khu rừng này và đến thành Ba La Nại (Benares)(21). Chúng ta có thể tiếp tục con đường tu khổ hạnh tại vườn Lộc Uyển (22) gần đó”.

Rồi họ bỏ đi nghĩ rằng sa môn Tất Ðạt Ða không còn ham thích trong sự tầm cầu chân lý nữa. Nhưng Tất Ðạt Ða lấy lại sức khỏe nhờ ăn uống, và chuẩn bị ngồi thiền để mong chứng ngộ đạo giải thoát mà người đang đi tìm trong nhiều năm qua. Ngài đứng dậy, vượt qua sông và hướng đi về nơi mà sau này được biết là cây Bồ Ðề (Giác Ngộ).

17 The Great Battle

The moment that the world had been waiting for was now at hand. Siddhartha, who had given up a kingdom in search of truth, was approaching the tree. On his way he passed a man carrying freshly cut grass and asked him for a small bundle. This he would use as his seat.

As he drew closer the air became very still. It was as if the whole world was holding its breath, anxiously awaiting what would happen next. The branches of the tree bent down as if welcoming him to come and sit down under its shade.

Siddhartha carefully arranged the grass into a small cushion and sat down, facing the east. He crossed his legs in a firm meditation posture and rested his hands in his lap. Then he made a bold and determined vow. “I shall not arise from this position until I have reached my goal, even if I die sitting here!” And all the spirits of the air looking on rejoiced,  hearing Siddhartha’s great pledge. It was the full moon day of the fourth month, and the sun was about to set.

But the ancient stories tell us that not everyone rejoiced at this moment. There was one force, called Mara (23), who was terrified and angry. For Mara is the name the ancient Indian people gave to the evil forces that disturb our minds. Mara is our greed, hatred, ignorance, jealousy, doubt and all the other

CuỘc ChiẾn ÐẤu Vĩ ÐẠi

Giây phút mà thế gian chờ đợi giờ đây đang đến gần. Sa môn Tất Ðạt Ða, người đã từ bỏ vương quốc ra đi tìm chơn lý, hướng tiến về cây bồ đề. Trên đường đi, sa môn gặp một người đang mang cỏ tươi và sa môn xin ông ta một bó nhỏ. Ngài dùng cỏ này để lót làm chỗ ngồi.

Khi sa môn đến gần cây bồ đề, bầu trời trở nên trong lành. Cả thế giới dường như nín thở, lo lắng mong chờ biến cố trọng đại sắp xảy ra sau đó. Các nhánh cây đều cong xuống như đón chào Ngài đến ngồi dưới bóng cây giác ngộ.

Sa môn Tất Ðạt Ða đã dùng cỏ sửa soạn kỹ lưỡng làm thành một chiếc gối nhỏ để ngồi trên đó và mặt quay nhìn về hướng đông. Sa môn ngồi trong tư thế kiết già vững chắc với hai bàn tay đặt trên đầu gối. Rồi Ngài phát lời thệ nguyện đầy dũng cảm và quyết tâm: “Ta sẽ không rời khỏi nơi này cho đến chết, nếu ta chưa chứng đạo quả giác ngộ”. Các vị thiên thần trên không đều hoan hỷ nhìn xuống, chứng nghe lời thệ nguyện cao cả của sa môn Tất Ðạt Ða. Hôm ấy là ngày Rằm tháng Tư, vào lúc mặt trời sắp mọc.

Nhưng kinh sách thời xưa ghi chép rằng vào lúc ấy không phải mọi người tất cả đều vui mừng. Mà có một thế lực gọi là Ma Vương (Mara)(23), chúng rất khiếp sợ và tức giận. Vì Ma vương là danh hiệu mà dân chúng Ấn Ðộ thời cổ dùng để chỉ cho các lực lượng tội lỗi xấu ác thường quấy nhiễu tâm hồn

chúng ta. Ma Vương là những ác tính tham, sân, si, ganh ghét, nghi ngờ, và các tánh độc hại khác có thể mang lại cho con

poisons bringing people unhappiness and grief.

Thus, when Mara saw Siddhartha seated under the Tree of Enlightenment, he was enraged. Calling his sons and daughters around him he shouted, “Look, all of you. Prince Siddhartha is seated in meditation. If he is successful and discovers the way to end all suffering, what will happen to us? Don’t you understand that we shall lose all our power? We cannot harm people if he teaches them the truth. We must disturb his meditation, or else we are doomed!”

So Mara and his evil forces tried everything to disturb Siddhartha. They produced a fearful storm and hurled lightening bolts down around him. They churned up a great wind until everything around seemed ready to crash down. But beneath the branches of the tree everything remained calm, protected by the force of Siddhartha’s meditation.

Mara saw that the storm had no asffect so he turned to his troops and shouted “Attack!” The whole horde of evil spirits, demons and nightmare shapes turned against Siddhartha. They ran towards him wildly, yelling blood-curdling screams. They shot poisoned arrows of hate at him. But as these arrows flew towards the Prince, they turned into lotus petals and fell harmlessly at his feet. Nothing could disturb the peace of his meditation.

người mọi sự bất an và phiền não.

Cho nên, khi nhìn thấy sa môn Tất Ðạt Ða đang ngồi thiền định dưới cội bồ đề, Ma Vương rất phẫn nộ. Hắn liền kêu gọi, tập họp các con trai lẫn gái đến xung quanh, và la hét: “Này các con hãy trông kìa. Thái tử Tất Ðạt Ða đang ngồi thiền định. Nếu người thành công và tìm ra đạo lý chấm dứt hết được mọi sự khổ, thì điều gì sẽ xảy đến với chúng ta? Các con có biết chăng lúc ấy chúng ta sẽ mất hết quyền lực? Chúng ta không thể phá hại mọi kẻ khác nếu người giáo hóa cho họ biết rõ chân lý. Vì thế chúng ta cần phải đánh phá sự thiền định của thái tử, nếu không chúng ta sẽ bị tiêu diệt!

Rồi Ma Vương cùng với các lực lượng tội ác của y đã cố gắng bằng mọi cách phá quấy sa môn Tất Ðạt Ða. Chúng tạo ra một trận bão kinh hồn với những cơn sấm sét dữ dội bủa vây quanh Ngài. Chúng thổi lên trận cuồng phong khiến cảnh vật xung quanh gần như sụp đổ. Nhưng bên dưới các nhánh cây bồ đề, mọi sự vật, được bao che nhờ thần lực thiền định của sa môn Tất Ðạt Ða, nên đều yên tỉnh.

Nhận thấy bão tố không có hiệu quả, Ma Vương liền thu tàn quân về và hét lớn: “Hãy tấn công!”. Tức thì toàn lực các đội quân yêu ma, quỷ sứ và những cảnh tượng ghê rợn hiện ra nhắm vào sa môn Tất Ðạt Ða đánh phá. Chúng ào ạt chạy đến bao vây gào thét mắng nhiếc, nguyền rủa người. Chúng bắn Ngài với những mũi tên độc hại của sự hận thù. Nhưng khi các mũi tên này bay đến thái tử, chúng biến thành những cánh hoa sen vô hại rơi xuống chân Ngài. Không điều gì có thể quấy phá tịnh tâm thiền định của sa môn.

“If these weapons and fearful shapes do not distract him,” Mara thought, “perhaps a vision of beauty will disturb his mind.” All at once the frightful demons turned into the most beautiful and alluring of women. These bewitching creatures dance in front of the meditator, but even they could not affect him. Memories of the pleasure palaces, visions of his own wife and son, heavenly music, delicious food – nothing could break through the calm determination of this seeker of truth.

Mara felt defeated. But he had one last plan. Dismissing his attendents, he appeared alone in front of the Prince. Addressing him in a mocking voice he said, “So you are the great Prince Siddhartha? You think you are a great meditator. So many holy people have failed to find the truth, but you think you will succeed!

“How foolish you are! Don’t you know that it takes a lot of preparation to find the truth you are looking for. What have you ever done to be worthy of success? First you wasted twenty-nine years pampering yourself. Then you wasted six more years starving yourself. Now you sit here thinking that wisdom will just come to you.

How foolish! Quit this meditation, or at least show me a witness who will swear that you are worthy of succeeding where all others have failed.”

Ma Vương suy nghĩ: “Nếu những vũ khí và cảnh tượng ghê rợn này không thể đánh phá thái tử, thì có lẽ các hình ảnh xinh đẹp, khêu gợi sẽ quấy rầy được tâm thiền định của người”. Ma Vương tức thì biến hóa những tên ma quỷ khủng khiếp thành các phụ nữ kiều diễm quyến rủ nhất. Những vũ nữ xinh đẹp mê hồn này nhảy múa trước mặt sa môn đang thiền định, nhưng chúng vẫn không lay chuyển được Ngài. Kỷ niệm về những cung điện đầy lạc thú, các hình ảnh vợ con thái tử, những bản nhạc trời mê ly và thức ăn cao lương mỹ vị – không điều gì có thể phá vỡ định tâm yên tĩnh nơi con người cương quyết đi tìm chân lý này.

Ma Vương đành thua cuộc. Nhưng y cố gắng thực hiện kế hoạch cuối cùng. Ðuổi hết đồ chúng đi, Ma Vương một mình hiện ra trước thái tử. Bằng giọng nhạo báng hắn nói với thái tử: “Phải chăng ngươi là thái tử Tất Ðạt Ða tuyệt luân? Nhà ngươi nghĩ rằng mình là vị đại thiền định. Biết bao đạo sĩ thánh thiện đã thất bại trong việc đi tìm chân lý; nhưng ngươi tưởng rằng mình có thể thành công!

Thực ngươi quá điên rồ! Ngươi không thấy rằng phải tốn biết bao nhiêu công phu mới thành tựu được cái đạo quả mà ngươi đang đi tầm cầu. Ngươi đã làm được những gì để mong đạt tới sự thành công? Trước tiên, ngươi đã thụ hưởng nuông chìu bản thân trong hai mươi chín năm. Rồi trải qua sáu năm tự hành hạ xác thân mình. Và bây giờ ngồi thiền định ở đây, người mong có thể chứng đạo quả giác ngộ.

Thật là điên rồ! Ngươi nên chấm dứt việc tọa thiền hoặc ít ra là hãy cho ta biết ai là chứng nhân có thể quyết chắc rằng ngươi nhất định sẽ thành công trong khi những kẻ khác thất bại!

These scornful words failed to bother Siddhartha. Silently he lifted his right hand from his lap, reached in front of him and touched the earth. Yes, the earth itself was Siddhartha’s witness! For countless lifetimes he had appeared on this earth in various forms. He had practiced generosity and patience, he had acted lovingly and had avoided harming others, and he had meditated on the truth. He had done all these things – sometimes as a man, sometimes as a wome; sometimes rich, sometimes poor – over and over again. He had done this all, just for the sake of discovering the end to all suffering. And the earth was his witness.

Mara realized that now he was truly defeated, and faded away like a bad dream. Siddhartha was left completely alone. The storm clouds parted and the moon shone brightly in the sky. The air smelled sweet and a light dew glistened on the tips of the grass. Everything was ready.

Những lời khinh mạn này đã không lay chuyển được sa môn Tất Ðạt Ða. Từ nơi đầu gối, Ngài im lặng nâng cánh tay phải lên, đưa trước mặt Ma Vương và chấm xuống mặt đất. Ðúng vậy chính thế gian này đã làm chứng cho Tất Ðạt Ða! Trải qua vô lượng kiếp, Ngài đã xuất hiện trên cõi đời này dưới nhiều hình thức. Ngài đã tu tập hạnh bố thí, nhẫn nhục; đã thực hành hạnh từ bi không làm tổn hại các chúng sanh khác; và Ngài đã thiền định để tìm chân lý. Ngài đã hành trì các hạnh nguyện ấy có kiếp làm thân nam, khi làm thân nữ có đời hiện ra làm người giàu, khi làm kẻ nghèo luân hồi sinh tử nhiều lần. Ngài đã thành tựu mọi phước đức ấy, với tâm nguyện tìm ra con đường cứu khổ cho chúng sanh. Và thế gian này là chứng nhân của Ngài.

Ma Vương nhận thấy rằng giờ đây y thực sự đã hoàn toàn thất bại, và biến mất đi như một cơn ác mộng. Duy nhất còn lại một mình sa môn Tất Ðạt Ða. Bão tố mây mù đã quét sạch, và ánh trăng rọi chiếu sáng trên bầu trời. Không khí trở nên dịu hiền và sương mai chiếu lấp lánh trên đầu ngọn cỏ. Mọi cảnh vật như sẵn sàng.

18 Awakened!

Siddhartha’s mind was calm and relaxed. Slowly his concentration deepened and his wisdom grew brighter. In his mind’s eye he saw far into the past. He saw that when one life ended, another began. Death only brought the body to an end; life itself continued on and on finding a new body again and again.

He saw that when a person did evil in one life – such as harming another he or she experienced sadness in the future. But when a person acted with love, happiness and joy followed. Nothing anyone did was ever lost, but was carried on from life to life, bringing happiness or pain.

As he discovered how all life is linked together in this way, deeper truths appeared to his mind. The sun, planets, all the stars, the galaxies of the universe – they all appeared in his meditation. He saw how everything, from the smallest speck of dust to the largest star, was linked together. Everything was constantly changing: growing, decaying, and growing, again. Nothing happened without a cause, and every cause produced an effect.

Then he saw all the sufferings of the world. He saw how everyone – from the smallest insect to the greatest king – ran

Giác NgỘ!

Sa môn Tất Ðạt Ða cảm thấy tâm mình nhẹ nhàng và yên tĩnh. Dần dần Ngài quán chiếu sâu vào tự thân và trí tuệ của Ngài ngày càng sáng suốt hơn. Bằng con mắt của tâm giác ngộ, Ngài nhìn thấy biết mọi việc xảy ra trong quá khứ. Ngài khám phá ra rằng khi đời sống này kết thúc thì một kiếp sống mới lại bắt đầu. Chết chỉ là sự hủy diệt của thân xác; nhưng dòng sống của nó vẫn tiếp tục diễn tiến tồn tại để tái sinh hiện hữu trong một xác thân mới, mãi mãi luân hồi.

Ngài nhận biết rằng người nào gây nhân ác trong đời hiện tại như làm hại kẻ khác thì họ (nam cũng như nữ) sẽ nhận chịu quả báo đau khổ trong kiếp sau. Nhưng nếu ai có lòng thương mọi người thì họ sẽ gặt lấy kết quả hạnh phúc và an vui. Bất cứ hành động nào do con người gây ra sẽ không bao giờ mất, mà việc làm ấy còn gây hậu quả hạnh phúc hay khổ đau cho họ trong nhiều đời sau.

Ngài cũng khám phá nhận thấy rằng mọi kiếp sống của tất cả chúng sanh đều có tương quan, tương duyên với nhau; tâm Ngài thể nhập chân lý thâm sâu mầu nhiệm. Mặt trời, các hành tinh, những vì sao và giải ngân hà của vũ trụ tâm Ngài đều quán sát thấu rõ tất cả trong lúc thiền định. Ngài nhận biết rằng các vật thể từ hạt bụi nhỏ nhất đến ngôi sao lớn nhất đều có liên hệ với nhau. Mọi vật luôn luôn biến đổi: sanh diệt rồi lại diệt sanh. Chẳng có sự việc gì xảy ra mà không có nguyên nhân, và các nguyên nhân đều gây ra kết quả.

Rồi Ngài khám phá ra rằng thế gian là ngập tràn những khổ đau. Ngài thấy mọi chúng sanh từ côn trùng bé nhỏ đến

after pleasure, only to end up with unhappiness. And he discovered the reason for all this unhappiness. He saw that people do not really understand that everything is always changing. They are blind to this truth. In their blindness they fight and steal and kill for the things they want, but these things can never bring them lasting happiness. Soon they change or decay, and the search starts again.

He saw that people fight against the things they dislike. Their whole life is filled with hatred and anger. And every time they harm someone else, they suffer for it later. They go from lifetime to lifetime creating more unhappiness for themselves. They are searching for peace, but find nothing but pain. Finally he discovered the way to end all this suffering. If a person could see the truth clearly – as he himself had seen it this night – all running after pleasure and away from pain would stop. There would be no more greed or hatred in the person’s mind. He or she would no longer do anything to harm anyone else. Thus, there would be no more unhappiness to be felt. With all hatred finished, the person’s heart would fill with love. And this love would bring a peace and happiness unlike anything else.

When Siddhartha had seen all this, even the last speck of darkness disappeared from his mind. He was filled with a radiant clear light. He was no longer an ordinary person. He had become fully enlightened to the truth. He was now a Buddha (24). He had reached his goal!

vị vua quyền uy nhất đều chạy đuổi theo các thú vui dục lạc, và cuối cùng chỉ gặt lấy những đau khổ. Và Ngài khám phá ra nguyên nhân của mọi sự khổ. Nghèo nhận thức rằng con người không hiểu rõ là vạn vật đều vô thường. Họ không thấy được chân lý này. Do mê lầm, con người đã tranh chấp, trộm cắp và sát hại để mong chiếm đoạt những tài sản mà họ tham đắm; nhưng các của cải ấy không bao giờ mang lại cho họ nguồn hạnh phúc lâu dài. Chúng sẽ chóng thay đổi hoặc suy tàn và con người lại bắt đầu đi tìm những sản nghiệp mới.

Ngài cũng thấy rằng người đời thường chống đối những điều họ không ưa thích. Cuộc sống của họ tràn đầy sự oán ghét và hận thù. Lúc nào con người cũng nghĩ đến việc làm hại kẻ khác, để rồi sau đó họ phải nhận lãnh sự buồn đau. Từ đời này sang kiếp nọ con người tự tạo cho mình nhiều điều bất hạnh. Họ mong đi tìm sự an lạc nhưng lại gặp toàn những khổ đau. Cuối cùng, Ngài đã tìm ra con đường dẫn đến chấm dứt sự khổ. Nếu ai có thể nhìn thấy rõ ràng chân lý như chính Ngài đã thấy vào đêm hôm nay thì mọi điều chạy theo dục vọng và chịu khổ đau của họ sẽ chấm dứt. Tâm con người không còn tham lam hay sân hận. Họ cũng không làm bất cứ điều gì gây tổn hại đến người khác. Do đó họ cảm thấy rất hạnh phúc. Khi hủy diệt hết sự oán thù, lòng người sẽ chứa chan tình thương và lòng yêu thương này sẽ mang lại cho con người sự an lạc và hạnh phúc mà không có gì so sánh được.

Khi sa môn Tất Ðạt Ða thấu triệt rõ tất cả những điều này, chân tâm của Ngài không còn dính mắc một chút bụi vô minh nào. Ngài đã có được ánh sáng trí tuệ tuyệt luân. Ngài không còn là một nhân vật bình thường mà là người đã hoàn toàn chứng đắc đạo quả giác ngộ. Giờ đây Ngài là một vị Phật (Buddha)(24) Ngài đã thành tựu mục tiêu của Ngài!

With a calm and peaceful smile, he arose from his meditation. It was morning, and the sun was rising in the east.

Với nụ cười thanh tịnh và an lạc, Ngài xuất thiền đứng dậy. Khi ấy vào lúc ban mai và mặt trời đang hừng mọc ở phương đông.

19 Whom To Teach?

All of nature rejoiced that glorious morning. Fresh flowers blossomed everywhere and sent their sweet perfume into the air. Birds sang joyfully and creatures everywhere forgot their fear. Rainbows and beautifully coloured clouds appeared in the sky, and people marveled to see such wondrous sights.

Buddha himself was filled with the highest happiness. His mind, free from all darkness and pain, felt a boundless joy. For days and weeks he stayed near the Tree of Enlightenment, enjoying the bliss and happiness only a Buddha knows.

Then he thought, “It was so difficult for me to reach the end of suffering and become a Buddha. I had to work so hard for so long. When I see how blind and ignorant most people are, I wonder if there is anyone who can understand the truths I have discovered. How could I possibly teach them? Perhaps it is better for me to live the rest of my life in the forests alone and enjoy the happiness of being a Buddha myself.”

Then he heard an inner voice which said, “Please do not forget us! We are suffering beings of the world. We have been waiting for this moment ever since your birth, and even before that. We have hoped and prayed these many years that you would leave the princely life and discover the way to end all

ThuyẾt Pháp Cho Ai?

Tất cả vạn vật đều vui mừng vào buổi sáng huy hoàng ấy. Hoa tươi nở rộ khắp nơi, tỏa hương thơm ngào ngạt trong không gian. Chim chóc ríu rít hót ca, và mọi sinh vật đâu đâu cũng không còn sợ hãi. Những mống cầu vồng và mây ngũ sắc rực rỡ hiện ra trên bầu trời, và mọi người đều kinh ngạc khi nhìn thấy các hiện tượng kỳ lạ đó.

Ðức Phật với lòng ngập tràn niềm an lạc giải thoát nhất. Tâm Ngài dứt sạch hết vô minh, phiền não và cảm thấy nguồn vui bất tận. Trải qua nhiều ngày và tuần lễ, Ngài ngồi gần cây Bồ Ðề (giác ngộ) để suy tưởng về niềm vui và phúc lạc nhiệm mầu mà Ngài đã thành tựu được.

Rồi Ngài suy nghĩ: “Ta đã trải qua nhiều gian nan tu tập mới tìm ra con đường đạo chấm dứt sự khổ và trở thành một vị Phật, Ta đã tu hành khổ hạnh trong nhiều năm. Khi thấy rằng phần đông mọi người đều mê mờ và bị vô minh che lấp, ta không rõ ai là người hiểu biết được những giáo lý mà ta đã chứng ngộ. Làm sao ta có thể chỉ dạy giáo pháp ấy cho họ? Vậy tốt hơn ta nên ẩn tu một mình trong rừng cho đến mãn đời để thụ hưởng nguồn an lạc của một vị Phật”.

Nhưng rồi Ngài lại nghe tiếng nói từ nội tâm như sau: “Xin Ngài đừng quên chúng con! Chúng con là những người ở thế gian đang đau khổ. Chúng con đã mong chờ giờ phút này từ lúc Ngài mới ra đời và ngay cả trước thời gian đó. Chúng con đã hy vọng và nguyện cầu trong nhiều năm qua rằng Ngài sẽ từ bỏ cuộc đời vương giả để xuất gia hầu tìm ra con đường

suffering. Now that you have found this path, please teach it to us. Unlike you, we are still suffering.”

But another thought arose in Buddha’s mind: “Who will be able to follow the teachings I have to give? Who is strong and brave enough? Who will try hard and long enough?”

And the inner voice came again: “It is true that our minds are clouded in ignorance, O Buddha. But for some people this ignorance, is not so thick. They will be able to understand you. For their sake, please teach us all the true path!”

And the Buddha smiled and said, “Of course, of course, I shall teach. The only reason I left the princely life was to find a way to help others. Now that I have become a Buddha, I shall do everything I can.

“But even a Buddha cannot remove the sufferings of others if they do not try to help themselves. People must want to get better before a doctor can cure them. In the same way, they must want to hear the teachings of the truth before anyone can help them. But whoever comes to me with an open mind will find that I am ready to teach them in every way I can.”

Then he thought, “Who, among all the people in the world, should I teach first? Who is the most ready?” He remembered Arada and Udraka, the two teachers he had met six years

cứu khổ chúng sanh. Giờ đây Ngài đã chứng ngộ được giáo lý ấy, xin Ngài hãy chỉ dạy cho chúng con. Không như Ngài chúng con đang còn đau khổ”.

Nhưng từ nơi tâm của đức Phật lại dấy lên một ý tưởng khác: “Ai thực hành được giáo lý ta chỉ dạy? Ai có ý chí mạnh mẽ và đầy can đảm? Ai sẽ cố gắng hết mình và chịu đựng lâu dài?

Rồi tiếng nói tiềm ẩn lại vang lên: “Kính bạch đức Thế Tôn hẳn đúng là tâm chúng con đã bị màn vô minh che lấp. Nhưng vẫn có những người không đến nỗi quá mê lầm. Họ có thể hiểu biết, thực hành theo giáo lý của Ngài. Vì hạnh nguyện cứu độ chúng sanh, xin Ngài từ bi chỉ dạy giáo pháp chân thật ấy cho chúng con!”.

Ðức Phật mỉm cười và bảo: “Dĩ nhiên, dĩ nhiên, Ta sẽ chỉ dạy. Lý do duy nhất khiến ta đã từ bỏ cuộc đời vương giã là mong đi tìm con đường cứu khổ cho nhân loại. Nay Ta đã thành Phật, Ta sẽ làm bất cứ điều gì Ta có thể.

Nhưng ngay cả đức Phật cũng không thể dứt trừ hết nỗi khổ cho những kẻ khác nếu họ không nỗ lực tự mình cứu độ. Con người cần phải biết ngăn ngừa bệnh tật trước khi vị bác sĩ có thể chữa lành bệnh cho họ. Cũng thế họ nên chịu khó lắng nghe giáo pháp chân thật trước khi kẻ khác có thể giúp họ. Nhưng bất cứ ai tìm đến Ta với tinh thần rộng mở sẽ nhận thấy rằng Ta luôn sẵn sàng bằng mọi cách chỉ giáo cho họ”.

Rồi đức Phật thầm nghĩ: “Ai trong số những người trên thế gian này ta nên giáo hóa trước tiên? Người nào sẵn sàng nhất?” Ngài liền tưởng nhớ đến ông A La La (Adrada)

before. “They would be the best to teach, but I can see that they have already died and left this world.”

Then he thought of the five men who lived with him for so long in the forest. “They are ready to understand the truth,” he thought. “I shall teach them first.”

He knew that he would find these men in the Deer Park near Benares, the holiest city of ancient India. “I shall go there,” Buddha procclaimed, “and begin the work I came to do.”

và Uất Ðầu Lam Phất (Udraka) là hai đạo sư mà Ngài đã gặp sáu năm trước đây. “Họ là những người ta nên chỉ giáo trước, nhưng ta biết rằng nay họ đã từ trần và không còn ở thế gian này nữa”.

Ðức Phật lại nhớ đến năm người bạn cùng tu khổ hạnh với Ngài ở trong rừng. Ngài tự nghĩ: “Họ sẵn sàng có thể hiểu rõ chân lý Ta sẽ thuyết giảng cho họ trước tiên”.

Ngài biết rằng Ngài sẽ gặp những người bạn này ở vườn Lộc Uyển gần thành Ba La Nại, một thánh địa thiêng liêng nhất của Ấn Ðộ thời cổ. Ðức Phật thầm bảo: “Ta sẽ đến đó, và bắt đầu công việc giảng pháp mà Ta quyết định sẽ làm”.

20 The First Teaching

It was a long way to Benares and Buddha walked slowly through village and farm. Everyone was immediately attracted to him. He was tall and handsome and moved with dignity and grace. Just seeing him brought calmness and joy to the people. He spoke kind and gentle words of comfort to everyone he met. Whether they were rich or poor, simple or intelligent, of noble birth or low, Buddha treated them all equally, with great love and respect.

Finally, he reached the Deer Park. From a distance the five men saw him approach. Quickly they whispered to one another, “Here comes that good-for-nothing Siddhartha. Let us have nothing to do with such a quitter! Ignore him if he come near.”

But as Buddha approached the men immediately felt that there was something very special about him. Forgetting their plan to ignore him, they automatically stood up as he drew near. With great respect they prepared a seat for him, took his robe, brought him some water and said, “Welcome Siddhartha, to the Deer Park. We are honoured that you have joined us here.”

Buddha answered, “I thank you for your kind welcome, O monks. But you should know that I am no longer simply Siddhartha, and it is no longer right for you to call me by

Bài Pháp ÐẦu Tiên

Ðường tới thành Ba La Nại khá xa, đức Phật đi chậm rãi xuyên qua các làng mạc và ruộng đồng. Mọi người đều chú ý đến Ngài. Hình dáng Ngài trông uy nghi, hảo tướng với bước đi trang nghiêm và khoan thai. Thoạt nhìn gặp đức Phật dân chúng đều cảm thấy an lành và hạnh phúc. Ngài nói giọng từ tốn và hiền hòa với những ai Ngài gặp. Bất kể người giàu hay nghèo, thông minh hoặc ngu dốt, cao sang hay thấp hèn, đức Phật đều đối xử với họ một cách bình đẳng với sự kính mến và lòng thương bao la.

Cuối cùng, đức Phật đến vườn Lộc Uyển. Từ xa, năm người bạn cũ thấy Ngài đang đi tới. Họ thầm bảo với nhau: “Kìa, ông Tất Ðạt Ða bất tài vô dụng nay lại tới đây. Chúng ta khỏi cần tiếp đón con người nhu nhược ấy! Hãy mặc kệ đừng biết đến ông ta”.

Nhưng khi đức Phật tiến lại gần, mọi người đều nhận thấy nơi Ngài có những tướng hảo rất đặc biệt. Cho nên ban đầu họ có ý không muốn nghinh tiếp, nhưng sau tất cả đều tự động đứng dậy chào đón Ngài. Với lòng đầy tôn kính, họ sửa soạn chỗ ngồi nâng giữ chiếc y của đức Thế Tôn, mang nước lại cho Ngài và nói: “Hoan nghênh Ngài Tất Ðạt Ða đến vườn Lộc Uyển. Chúng tôi hân hạnh được Ngài đến tu học với chúng tôi tại đây”.

Ðức Phật đáp lại: “Này các đạo sĩ, Như Lai cám ơn tâm thành đón tiếp của quý vị. Nhưng quý vị nên biết rằng nay Ta không còn là thái tử Tất Ðạt Ða nữa cho nên không đúng

that name.”

“By what name should we call you then?” they asked.

“The whole world is asleep in ignorance,” he answered. “When someone discovers the truth, he or she is asleep no longer. Now I am awake, having discovered the truth. All such Awakened Ones are called `Buddha’.”

Then the five men, with great respect, said, “O Buddha, please teach us what you have learned so that we too may awaken.”

And so, in answer to their request, Buddha delivered his first teaching. It is called “Turning the Wheel of the Dharma” and “Dharma” is the truth he discovered. “O monks,” he began, “you must know that there are four Noble Truths. The first is the Noble Truth of Suffering. Life is filled with the miseries of old age, sickness, death and unhappiness. People chase after pleasure but find only pain. Even when they do find something pleasant they soon grow tired of it. Nowhere is there any real satisfaction or peace.

“The second is the Noble Truth of the Cause of Suffering. When our mind is filled with greed and desire, sufferings of all types follow. For example, if a rich man is attached to his wealth, his miserliness will bring him nothing but pain.

chút nào nếu các người gọi ta bằng tên đó”.

Các đạo sĩ hỏi: “Vậy chúng tôi nên gọi Ngài với danh xưng gì?”.

Ðức Thế Tôn dạy rằng: “Toàn thế giới đều chìm đắm trong vô minh. Nay. Khi một người đã khám phá ra chân lý, họ không còn sống trong mê lầm nữa. Nay Ta đã giác ngộ và tìm ra chân lý. Tất cả các đấng Giác Ngộ được gọi là Phật”.

Rồi năm vị đạo sĩ với lòng tôn kính thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn, xin Ngài hãy chỉ giáo cho chúng con những điều Ngài đã hiểu biết để chúng con cũng được giác ngộ như Ngài”.

Và để đáp lại lời thỉnh cầu của họ, đức Phật đã thuyết bài pháp đầu tiên. Nó được gọi tên là: “Chuyển Bánh Xe Pháp” và “Pháp” (Dharma) là chân lý mà Ngài đã chứng ngộ. Ngài bắt đầu thuyết giảng: “Này các sa môn, quý vị nên biết rằng có bốn Chân Lý Vi Diệu. Một là Chân Lý về Sự Khổ. Cuộc sống là ngập tràn những khổ đau như già, bệnh chết và bất hạnh. Mọi người luôn chạy đuổi theo các dục lạc, nhưng cuối cùng chỉ thấy khổ đau. Ngay khi đạt được thú vui thì họ cũng nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi vì điều lạc thú ấy. Không có nơi nào con người tìm thấy sự thỏa mãn thực sự hay an lạc hoàn toàn.

Hai là Chân Lý Cao Siêu về Nguyên Nhân của Sự Khổ. Khi tâm chúng ta chứa đầy lòng tham và dục vọng chúng ta sẽ gặp mọi điều đau khổ. Chẳng hạn một người giàu bo bo giữ của, tánh keo kiết ấy sẽ mang lại cho y sự khổ đau mà thôi.

“The third is the Noble Truth of the End of Suffering.When we remove all craving and desire from our mind, suffering will come to an end. We shall experience a peace and happiness that is beyond words.

“Finally, the fourth truth is the Noble Truth of the Path. This path leads to the end of all suffering. If we avoid harming all other living beings, if we sharpen and focus our mind, and if we gain wisdom, each of us can reach perfect happiness, the end of all misery.”

When they heard these words the five men felt as happy as if they had found a great treasure of gold. “O Buddha,” they said, “you have indeed found the truth. Please teach us the path to perfect wisdom and happiness and we shall be your followers.”

It is said that many unseen spirits also heard these first teachings and flew to the ends of the earth crying, “The Buddha has begun to teach. Let all the world rejoice!”

“Thứ ba là Chân Lý Cao Siêu về Sự Chấm Dứt Sự Khổ. Khi tâm chúng ta đoạn diệt hết lòng tham và dục vọng, sự khổ sẽ chấm dứt. Chúng ta sẽ cảm thấy an lạc và hạnh phúc không lời nào diễn tả được.

Sau cùng, bốn là Chân Lý Cao Siêu về Ðạo Diệt Khổ. Ðây là con đường dẫn đến sự chấm dứt hết mọi khổ đau. Nếu chúng ta giữ gìn không sát hại tất cả những chúng sanh, nếu chúng ta biết điều phục tu sửa tâm tánh, và nếu chúng ta đạt được trí tuệ, mỗi chúng ta có thể đạt tới sự an lạc hoàn toàn, chấm dứt mọi khổ đau”.

Sau khi nghe bài pháp này, năm vị đạo sĩ cảm thấy vô cùng hạnh phúc như họ tìm thấy được kho vàng vĩ đại. Tất cả đều nói: “Bạch đức Thế Tôn, Ngài thực sự đã chứng ngộ chân lý. Xin Ngài chỉ dạy cho chúng con con đường đạt tới trí tuệ cùng tột và sự an lạc hoàn toàn. Chúng con nguyện làm đệ tử theo Ngài”.

Ðược biết rằng vào lúc ấy, nhiều vị thiên thần cũng nghe được bài pháp đầu tiên này nên đã bay xuống trần gian và thốt lên: “Ðức Thế Tôn đã bắt đầu chuyển bánh xe pháp. Nguyện cầu thế giới nhân loại tất cả đều hưởng phúc lạc”.

21 A Mother’s Grief

Buddha taught in many different ways. To simple people and to children he taught by telling stories. To those of high intelligence he gave detailed explanations of the path. To others he taught without speaking any words at all. But, perhaps, his most powerful teaching was his own example, the

very way he lived his life. He always acted with kindness and love. He was patient with everyone, even the most ignorant and foolish.

Very soon, many people were attracted to him and became his followers. If someone had a problem, he or she would go to Buddha and ask his advice. There was one woman, named Gotami, whose child had just died. She was so sad that she became crazy. She went everywhere trying to bring her child back to life. Her friends felt sorry for her and said, “Gotami, you should go and see the Buddha. Perhaps he can help you.”

She went before Buddha still holding her child in her arms. “Please bring him back to life for me,” she cried. Very gently Buddha answered her, “I can help you, Gotami, but first you must bring me something. I need one small mustard seed. However, it must come from a house where no one has ever died.”

NỖi KhỔ Ðau CỦa Bà MẸ

Ðức Phật đã dùng nhiều phương pháp để giáo hóa. Ðối với hạng người bình dân và thiếu nhi, Ngài chỉ giáo bằng cách kể cho họ nghe những mẩu chuyện đạo. Ðối với hạnh người khá thông minh, Ngài giảng dạy giáo pháp với sự giải thích tường tận. Và có những người Ngài giáo huấn bằng sự im lặng không nói lời nào. Nhưng có lẽ, bài pháp có khả năng giáo hóa mạnh mẽ nhất là tấm gương sáng và chính cuộc sống đạo đức của Ngài. Ðức Phật luôn luôn hành động với tâm rộng lượng và lòng từ bi. Ngài kiên nhẫn giáo hóa cho nọi Chúng Sanh, ngay cả đối với hạng người dốt nát và điên cuồng nhất.

Chẳng bao lâu, rất nhiều người đã ngưỡng mộ đi theo và trở thành đệ tử của đức Phật. Nếu thiện nam tín nữ nào gặp phải điều gì khó khăn phiền muộn, họ liền tìm đến gặp đức Thế Tôn để nhận sự chỉ giáo của Ngài. Ngày nọ, thiếu phụ Gô Ta Mi (Gotami) có đứa con vừa mới mất. Nàng quá đau khổ đến nỗi trở nên điên dại. Cô ta đi khắp nơi mong tìm vị thầy có thể cứu cho con của cô sống lại. Các bạn bè xót thương bảo rằng: “Này Gô Ta Mi, cô nên tìm gặp đức Phật. Hy vọng Ngài có thể cứu giúp cô được”.

Rồi Gô Ta Mi ôm chặt đứa con trong lòng đến trước đức Phật khóc than, bạch rằng: “Xin Ngài từ bi cứu giùm cho bé trai của con được sống lại”. Với giọng nói hiền hòa, Ngài đáp: “Này Gô Ta Mi, Ta có thể giúp con, nhưng trước tiên, mong con đi kiếm mang về cho Ta một hạt cải nhỏ. Và hạt cải ấy phải thuộc gia đình nào từ trước nay chưa có ai qua đời”.

Gotami quickly went out in search of a mustard seed. She asked at one home and the woman there answered, “Of course you can have a mustard seed. You can have whatever you want. . . . But you should know that last year my husband died.”

“Oh,” Gatomi replied, “then I must search elsewhere” and ran off to the next house.

But everywhere she went, the same thing happened. Everyone wanted to help her, but someone had died in every family she visited. One person told her, “Three years ago I lost my daughter.” Another said, “My brother died here yesterday.” It was always the same.

At the end of the day she returned to the Buddha. “What have you found, Gotami?” he asked. “Where is your mustard seed? And where is your son? You are not carrying him any longer.”

She answered, “O Buddha, today I have discovered that I am not the only one who has lost a loved one. Everywhere people have died. I see how foolish I was to think I could have my son back. I have accepted his death, and this afternoon I buried him. Now I have returned to you to hear

your teachings. I am ready to listen.”

Then Buddha said, “Gotami, you have learned a great deal today. Death must come to everyone sooner or later. But if

Gô Ta Mi vội vàng đi tìm hạt cải. Nàng đến hỏi một nhà nọ, và được thiếu phụ ở đó trả lời: “Cô có thể tìm thấy hạt cải và bất cứ vật gì cô muốn. .. . Nhưng xin cô biết cho rằng chồng tôi mới mất năm ngoái”.

Gô Ta Mi liền nói: “Ồ! Vậy thôi, để tôi đi nơi khác”. Rồi nàng sang nhà bên cạnh.

Nhưng bất cứ nhà nào nàng đến hỏi thăm cũng được thân nhân trong các gia đình ấy trả lời giống nhau như vậy. Mọi người đều muốn giúp Gô Ta Mi, nhưng nhà nào nàng đến viếng thăm cũng đều có người đã qua đời. Người này nói: “Ðứa con gái tôi mất ba năm trước”. Kẻ khác bảo: “Hôm qua anh tôi vừa mới chết”. Nhà nào cũng cho biết y hệt như thế cả.

Cuối ngày, nàng trở về gặp đức Phật. Ngài hỏi: “Thế nào Gô Ta Mi, con tìm có hạt cải không? Và đứa con của con đâu rồi? Con không mang nó theo nữa sao?”.

Nàng đáp: “Bạch đức Thế Tôn, hôm nay con nhận biết rằng không riêng mình con có người thân mất. Mà khắp nơi ai ai cũng đều phải chết. Con cảm thấy thực là điên rồ làm sao khi nghĩ rằng con có thể có được đứa con sống lại. Giờ đây con đành chấp nhận sự lìa đời của cháu bé và chiều nay con đã đem chôn nó. Nay con trở lại và xin Ngài chỉ dạy giáo pháp cho con. Con sẵn sàng để lắng nghe”.

Ðức Phật dạy: “Này Gô Ta Mi, hôm nay con đã học hỏi được nhiều điều. Sớm muộn gì rồi sự chết cũng phải đến với

you learn the truth you can live and die in happiness. Come, I shall teach you.” And so he taught her, and soon she found more peace and happiness than she had ever known before.

mọi người. Nhưng nếu con hiểu rõ chân lý, con có thể sống và chết trong an lạc. Hãy lại đây, Ta sẽ chỉ giáo cho con”. Rồi Ngài đã thuyết giảng giáo lý cho Gô Ta Mi nghe, và chẳng bao lâu, nàng tìm thấy sự an lạc và hạnh phúc mà trước đây nàng chưa từng biết đến.

22 A Rude Man

Another day Buddha was walking through a village. A very angry and rude young man came up and began insulting him. “You have no right teaching others,” he shouted. “You are as stupid as everyone else. You are nothing but a fake.”

Buddha was not upset by these insults. Instead, he asked the young man, “Tell me, if you buy a gift for someone, and that person does not take it, to whom does the gift belong?”

The man was surprised to be asked such a strange question and answered, “It would belong to me because I bought the gift.”

The Buddha smiled and said, “That is correct. And it is exactly the same with your anger. If you become angry with me and I do not get insulted, then the anger falls back on you. You are then the only one who becomes unhappy, not me. All you have done is hurt yourself.

“If you want to stop hurting yourself, you must get rid of your anger and become loving instead. When you hate others, you yourself become unhappy.But when you love others, everyone is happy.”

The young man listened closely to these wise words of the Buddha. “You are right, O Blessed One,” he said, “Please

Con NgưỜi Thô LỖ

Ngày nọ, đức Phật đi ngang qua một ngôi làng. Một thanh niên trẻ giận dữ và thô lỗ đến gần mắng nhiếc Ngài. Hắn la lối: “Ông không được thuyết giảng cho người khác. Ông cũng ngu dốt như bất cứ ai. Ông là kẻ đạo đức giả.”

Ðức Phật đã không buồn giận khi nghe những lời nhục mạ này. Ngài ôn tồn bảo người thanh niên: “Ta hỏi ngươi, nếu ngươi mua một món quà tặng cho người nào đó, nếu người ấy không nhận thì vật biếu kia thuộc về ai?

Tên vô lễ ngạc nhiên trước câu hỏi lạ lùng như thế và trả lời: “Món quà đó thuộc về tôi vì tôi đã mua nó”.

Ðức Phật cười và bảo: “Ðúng vậy. Sự mắng nhiếc của người cũng giống như thế. Nếu ông sân giận chửi bới tôi, nhưng tôi đã không nhận lãnh điều đó thì sự mạ nhục kia sẽ trở lại nơi ông. Rồi chính ông là người bất hạnh chứ không phải tôi. Tất cả những hành động xấu ác ông làm sẽ gây tai hại cho ông.

Nếu ông muốn chấm dứt việc tự làm hại chính mình, ông phải đoạn diệt tâm sân hận và nên mở rộng lòng thương. Khi ông thù ghét kẻ khác, chính ông sẽ đau khổ. Nhưng khi ông yêu thương mọi người, tất cả đều hạnh phúc”.

Người thanh niên lắng nghe những lời dạy sáng suốt này của đức Phật. Ông ta thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn, Ngài nói

teach me the path of love. I wish to become your follower.”

And Buddha answered, “Of course. I shall teach anyone who truly wants to learn. Come with me.”

rất đúng. Xin Ngài hãy chỉ dạy cho con giáo lý của đạo từ bi. Con muốn làm đệ tử của Ngài”.

Và đức Phật đáp: “Lẽ tất nhiên. Ta sẽ chỉ giáo cho bất cứ ai thực tâm muốn tu học. Con hãy đến với Ta”.

23 Words Of Praise

Soon Buddha had a great number of followers, or disciples, who followed him from place to place. One day one of them came up to him and said, “O Blessed One, you are certainly the greatest of all teachers who ever lived!”

Buddha was not flattered by this praise. Instead he asked the disciple, “Tell me, have you met all the great teachers who have appeared in the world?”

“No, of course not,” he answered.

“And do you know all the teachers who are alive now or will be born in the future?”

“No, I do not,” he answered again.

And so the Buddha said, “Then it is foolish to say that I am the greatest of all teachers. You have no way of knowing if this is true or not.”

“But I only wanted to praise you because your teachings are so excellent and helpful,” the disciple replied.

Then Buddha said, “If you find my teachings helpful, the best thing to do is practice them. Do not waste your energy praising me. The only reason I have come into the world is to teach others. If you want to please me, follow the teachings.

NhỮng LỜi Tán Dương

Chẳng bao lâu, đức Phật có một số đông tín đồ và đệ tử đi theo Ngài từ nơi này đến nơi khác. Ngày nọ, một đệ tử tới gặp Ngài và thưa: “Bạch đức Thế Tôn, Ngài thực đúng là một trong những vị giáo chủ vĩ đại nhất chưa từng thấy!”

Ðức Phật không cảm thấy vui thích khi nghe lời tâng bốc này. Nhưng Ngài lại hỏi người đệ tử: “Con đã gặp tất cả các vị đại giáo chủ xuất hiện trên thế giới này chưa?

Ông ta đáp: “Thưa Ngài dĩ nhiên là chưa”.

Và con có biết hết tất cả các vị đại sư hiện đang sống và sẽ ra đời trong tương lai không?

Người đệ tử trả lời: “Bạch Ngài, dạ không”.

Ðức Phật dạy: “Như vậy, thực là điều điên rồ khi con bảo Ta là vị giáo chủ vĩ đại nhất trong tất cả. Vì làm sao con biết rõ được điều ấy là đúng hay sai”.

Vị đệ tử lại đáp: “Bạch Ngài, con muốn tán dương Ngài, vì giáo pháp của Ngài là quá cao siêu và hữu ích”.

Ðức Phật dạy tiếp: “Nếu con nhận thấy giáo lý của Ta là bổ ích, điều tốt nhất là con nên thực hành theo. Ðừng phí công khen ngợi Ta. Mục đích duy nhất Ta ra đời là nhằm giáo hóa cho mọi chúng sanh. Nếu con muốn làm cho Ta vui, con

This will please me much more than praise.”

At another time Buddha asked a disciple, “If you want to buy some precious gold, will you pay for it without testing it first?”

“No, of course not”, was the answer. “It might be fake, and then I would be wasting my money.

“It is exactly the same way with my teachings,” Buddha replied. “You should never accept what I say as true simply because I have said it. Rather, you should test the teachings yourself to see if they are true or not. If you find that they are true and helpful, then practice them. But do not do so merely out of respect for me.

“Also, do not criticize the teachings of others and say they are no good. There are many other great teachers in the world and they all have their own way of helping people. So do not insult any of them. This is not your business. Your only business is to find happiness and help others find it, too.”

In such ways, then, Buddha taught his followers to think for themselves, to be kind to others and to respect everyone.

nên nghe theo lời Ta dạy. Ðiều này sẽ khiến Ta hoan hỷ hơn là việc con tán dương Ta.”

Lần khác, đức Phật hỏi vị đệ tử: “Khi con mua một món đồ nữ trang, con có trả tiền mà không thử trước không?”

Người đệ tử trả lời: Dạ thưa Ngài, dĩ nhiên là không. Vì nó có thể là đồ giả và như thế là con sẽ bị mất tiền”.

Ðức Phật dạy tiếp: “Giáo lý của Ta cũng giống như vậy. Con đừng tin vào lời Ta thuyết giảng là đúng, chỉ đơn giản vì Ta đã nói điều ấy. Tốt hơn, con nên thực hành những lời dạy của Ta để biết rằng chúng là đúng hay sai. Nếu con nhận thấy giáo pháp của Ta là phù hợp với chân lý và hữu ích, thì con cố gắng làm theo. Nhưng con đừng thực hành chỉ vì con kính trọng Ta.

Con cũng không nên chỉ trích giáo lý của các tôn giáo khác và bảo rằng chúng là không tốt. Trên thế gian còn nhiều vị đại giáo chủ khác, và tất cả đều giúp ích cho nhân loại theo sự chỉ dẫn riêng của họ. Con đừng chê bai bất cứ tôn giáo nào. Bởi đó không phải là công việc của con. Ðiều con nên thực hành là làm sao để có được hạnh phúc và giúp những kẻ khác cũng hạnh phúc như con”.

Bằng cách đó đức Phật đã dạy cho các đệ tử của Ngài là nên phản tỉnh, tự xét bản thân mình, ăn ở tốt với tất cả và kính trọng mọi người.

24 Kindness To Animals

In those days it was common in India for people to kill animals as a sacrifice, or offering, to their gods. This was supposed to make the gods happy. Then the gods would give the people what they prayed for, such as wealth, or rain for their crops.

Wherever he went, Buddha told people that it was wrong to sacrifice animals like this. Some people who heard him became angry with Buddha and said, “Our holy books say that it is correct to kill animals and offer them to our gods. How dare you teach differently?”

And Buddha replied, “It is not right to make another unhappy so that you can be happy. Everyone wants to remain alive just as you do. Therefore, if you sacrifice an animal, you are just being selfish. And I have taught again and again that a selfish person finds nothing but unhappiness in life.

“Also, any god who demands the blood of an animal before he will help you is not a kind god. He is not worthy of being worshipped by anyone. But if you act with love and kindness towards everyone – animals and people alike – then the gods themselves should worship you!”

Lòng Thương Yêu Loài VẬt

Vào thời đó tại Ấn Ðộ dân chúng thường hay giết súc vật để cúng tế cho các thần linh. Họ tin làm vậy sẽ khiến các thần linh hoan hỷ. Rồi những vị thần sẽ ban cho dân chúng mọi điều họ cầu nguyện như sự giàu sang hoặc những cơn mưa cho các vụ mùa của họ.

Ðức Phật, bất cứ đến đâu, Ngài cũng dậy bảo cho dân chúng biết rằng thực là điều sai lầm khi người ta giết hại súc vật để cúng tế. Một vài người nghe Ðức Phật thuyết giảng như vậy, họ tức giận và nói: “Kinh sách của chúng tôi đã dậy rằng giết súc vật để dâng cúng cho các thần linh là việc làm chân chính. Tại sao Ngài dám nói khác đi?”.

Và Ðức Phật đã trả lời: “Thực là điều sai lầm khi bảo làm người khác đau khổ để  các bạn có hạnh phúc. Mọi chúng sanh ai cũng ham muốn sự sống như các bạn. Cho nên nếu các bạn sát hại loài vật tức là các bạn đã sống ích kỷ. Và Ta đã dậy nhiều lần rằng người nào sống ích kỷ, kẻ đó sẽ gặp khổ đau trong cuộc đời.

Lại nữa, bất cứ thần linh nào đòi uống máu tươi của sinh vật khác rồi mới phù hộ cho các bạn thì đó không phải là vị thần toàn thiện. Và thần linh ấy không xứng đáng cho người ta kính lạy. Nhưng nếu các bạn thể hiện được tình thương và lòng tốt đối với mọi chúng sanh – loài vật cũng như con người – thì ngay chính các thần linh vẫn phải tôn sùng các bạn”.

Many of the people who heard these words of wisdom say that they were true. Immediately they gave up their custom of sacrificing animals. In this way a great deal of unhappiness was brought to an end.

Nhiều người trong dân chúng nghe những lời dậy đầy trí tuệ này của đức Phật, đều nhận biết rằng các điều ấy là đúng với sự thật. Tức thì họ từ bỏ tập tục giết hại các thú vật. Nhờ vậy mà nỗi đau khổ lớn lao của chúng được chấm dứt.

25 The Power Of Love

Buddha never forgot the promise he made to king Bimbisara to return and give him teachings. So when the time was right, he journeyed to Rajagriha. Outside this royal city was a hill called Vulture’s Peak (25) and Buddha and many of his disciples went and lived in caves there.

King Bimbisara often went to Vulture’s Peak to hear the words of the Buddha. The people of the city went also, and soon the number of Buddha’s followers grew very large. After some time, the King and several other rich people gave Buddha and his followers parks where everyone could stay

and listen to his teachings in comfort.

Buddha’s cousin, Devadatta, became very jealous. “He has so many people following him,” he thought, “and everyone shows him so much respect. But they all ignore me, and I am as great as he is. I must destroy him!”

He knew that he would need help in killing the Buddha, so he went to King Bimbisara’s son (26). “Don’t you want to be King?” he asked. “Why should your father have all the wealth and power? Come, if you help me kill the Buddha, I shall help you kill your father. Then you can become King in his place.”

Năng LỰc CỦa Lòng TỪ Bi

Ðức Phật đã không quên lời hứa với vua Tần Bà Sa La là sẽ trở về giảng pháp cho ông ta. Rồi khi thời cơ đến, Ngài đã trở lại thành Vương Xá. Bên ngoài kinh thành này có một ngọn đồi gọi là “Kỳ Xà Quật” hay “Núi Hình Chim Kên” (Vulture’s Peak) (25) và Ðức Phật cùng với các đệ tử của Ngài đã tới ẩn tu trong những hang đá tại đó.

Vua Tần Bà Sa La thường lên đỉnh núi ấy để nghe Ðức Phật thuyết pháp. Dân chúng trong thành cũng tới đó, và chẳng bao lâu số tín đồ theo Ngài rất đông. Sau một thời gian Ðức Vua và nhiều nhà phú hộ khác đã hỷ cúng cho Ðức Phật và các đệ tử của Ngài những công viên và tại đây mọi người có thể ở lại thoải mái để nghe giáo pháp của đức Thế Tôn.

Ðề Bà Ðạt Ða người em bà con với Ðức Phật lấy làm ganh ghét. Ông ta thầm nghĩ: “Ðức Phật có nhiều tín đồ theo, và mọi người đều sùng kính Ngài. Nhưng tất cả không ai biết tới mình, mặc dù ta cũng vĩ đại như Ðức Phật. Vậy ta phải tiêu diệt ông ta!”.

Ðề Bà Ðạt Ða biết rằng ông cần có người giúp đỡ để giết Ðức Phật cho nên ông đến gặp thái tử con vua Tần Bà Sa La (26).Ông ta hỏi: “Này, thái tử không thích làm vua sao? Do đâu mà phụ hoàng của nhà ngươi có tất cả sự phú qúy và quyền lực? Hãy theo ta, nếu ngươi giúp ta ám sát Ðức Phật, ta sẽ giúp nhà ngươi giết vua cha. Rồi ngươi có thể thay thế ông ta lên làm vua”.

The King’s son listened to these wicked words and agreed. Then the two of them tried many ways to murder the Buddha. One day, while Buddha was sitting in meditation near Vulture’s Peak, they rolled a very large boulder down the hill towards him. But just before it was going to crush him, the rock split in half, leaving Buddha unharmed.

Another time, Buddha was walking through the city with several of his closest disciples. The two men knew he was coming and were ready. They had bought an elephant and gave it lots of liquor to drink. When it was quite drunk, they beat it with sticks until it was crazy with anger. Then they

released it in the direction of Buddha, hoping the elephant would trample him to death.

When the disciples saw the enraged elephant charging towards them, they ran away in fear. All except Ananda (27), Buddha’s closest companion, who stayed by his teacher’s side, holding onto Buddha’s robe.

Buddha saw the elephant coming and, instead of being frightened or angry, felt great love and pity for the poor beast. Even though the elephant was drunk and crazed, it felt the power of Buddha’s love. It stopped charging and walked over to the Buddha meekly, and then bowed down its large head

at Buddha’s feet.

Buddha patted the elephant gently and turned and said to Ananda, “The only way to destroy hatred is with love. Hatred

Người con vua Tần Bà Sa La đồng ý nghe theo những lời khuyên ác độc này. Rồi cả hai người đã cố gắng tìm mọi cách để ám hại Ðức Phật. Ngày nọ, trong khi đức Thế Tôn đang ngồi thiền định gần đỉnh núi Chim Kên, bọn họ đẩy một tảng đá lớn rơi xuống đồi hướng về Ngài. Nhưng khi vừa sắp trúng

đè nát Ðức Phật, hòn đá bể làm đôi nên không làm hại được Ngài.

Hôm khác, Ðức Phật đang đi khất thực trong thành Vương Xá với các đệ tử thân tín nhất của Ngài. Cả hai kẻ thù của Ðức Phật biết Ngài sắp đến gần nên họ chuẩn bị sẵn sàng. Họ mua một con voi và cho nó uống nhiều rượu. Khi con voi say mèm, họ dùng gậy đánh đập cho đến khi nó trở nên giận dữ  điên cuồng. Rồi hai người thả cho voi chạy về hướng Ðức Phật và mong rằng nó sẽ chà đạp giết chết Ngài.

Khi các đệ tử Ðức Phật trông thấy con voi điên lồng lộn hướng tiến về phía họ, tất cả đều sợ hãi bỏ chạy. Những đệ tử, ngoại trừ Ðại Ðức A Nan (Ananda)(27), người hầu cận Ðức Phật, vẫn đứng bên cạnh vị thầy của mình và ôm chặt lấy chiếc y của Ngài.

Khi Ðức Phật thấy voi đến gần, và thay vì sợ hãi hay tức giận, Ngài bày tỏ lòng xót thương vô bờ đối với con vật khốn khổ. Con voi mặc dù đã say và điên dại, nó vẫn cảm nhận được thần lực về lòng từ bi của Ðức Thế Tôn. Nó ngừng lồng lộn tấn công và hiền lành đến gần đức Phật rồi hạ cúi sát chiếc đầu lớn xuống dưới chân Ngài.

Ðức Phật dịu dàng vỗ về con voi say và quay lại dạy bảo đức A Nan: “Duy nhất chỉ có tình thương mới diệt được hận This is a very important lesson to learn.” cannot be defeated with more hatred. This is a very important lesson to learn.”.

thù. Sự thù hận không thể chấm dứt bằng lòng hận thù. Ðây là bài học quan trọng mà con nên nhớ.”.

26 The Return

One day Buddha said to his followers, “It is time that I return to Kapilavastu, the city of my father.” And so they all began the long walk to Buddha’s childhood home. News of Buddha’s approach quickly reached the city and everyone became very excited and happy. “At long last our beloved Prince is returning!” they cried. “Now he is a great teacher with hundreds and hundreds of followers. How good it will be to see him again!”

King Shuddhodana was overjoyed to hear of his son’s return. When he learned that the Buddha had many followers he became proud and thought, “My son has become a great leader after all. He has brought great honour to my name.”

He could not wait for Buddha’s arrival, but sent a servant ahead by horse to see what his son was like after so many years. By the next morning the servant had arrived where Buddha and his followers were staying. They were all carrying wooden bowls. They went from door to door in the village begging for their food. Then they returned to where they were staying and ate their simple meal together in silence.

The servent returned to Kapilavastu and reported all of this to the king. The King was furious. He shouted, “My son, a royal prince, has become a beggar! I am disgraced. I must put a stop to this at once!”

TrỞ VỀ

Ngày kia, Ðức Phật nói với các đệ tử của Ngài: “Ðã đến lúc Ta sẽ trở về Ca Tỳ La Vệ, kinh thành của thân phụ ta”. Và tất cả môn đồ bắt đầu chuyến đi dài về thăm quê hương ấu thời của Ðức Phật. Tin Ngài sắp về lan nhanh tới kinh thành và mọi người đều vui mừng, sung sướng. Họ nói với nhau: “Thế nào rồi vị hoàng tử thân yêu của chúng ta cũng sẽ trở về! Giờ đây người là bậc đại sư với hàng ngàn tín đồ. Thực qúy hóa làm sao khi chúng ta gặp lại thái tử!”.

Vua Tịnh Phạn vui mừng khôn xiết khi nghe tin con mình trở về. Nhà vua biết rằng Ðức Phật có nhiều tín đồ nên ông ta thầm nghĩ: “Con ta đã trở thành đấng giáo chủ vĩ đại. Thái tử đã mang lại cho ta nhiều vinh dự”.

Nhà vua không thể chờ Ðức Phật đến, cho nên đã phái một cận thần cỡi ngựa đi trước để xem thái tử như thế nào sau nhiều năm xa cách. Hôm sau, ông đến nơi Ðức Phật và các đệ tử của Ngài đang ở. Tất cả đều mang bình bát bằng gỗ. Họ vào trong làng đi khất thực từ nhà nọ qua nhà kia. Rồi các Sư

trở về nơi mình đang cư ngụ để cùng nhau thọ trai trong im lặng.

Vị cận thần trở về thành Ca Tỳ La Vệ và trình báo cho nhà vua biết mọi chuyện. Ðức vua giận dữ hét lên: “Con ta, một vị hoàng tử, nay trở thành kẻ ăn xin! Ta cảm thấy nhục nhã. Ta phải chấm dứt điều này ngay tức khắc!”

Immediately he rode out of the palace and went to where his son was staying. When he saw his Siddhartha, now a radiant Buddha surrounded by hundreds of disciples, he was very impressed. They greeted each other lovingly. Then the King asked, “Is it true what I hear, that you beg for you food each morning?”

“Yes,” was the answer, “this is true. It is our custom to beg.”

At this the King became angrier than he was before. “Our custom?” he shouted. “You come from a long line of kings who never had to beg for anything in their lives. Our custom is to eat from silver and gold plates, not out of simple wooden bowls. What are you talking about, our custom?”

The gentle answer came, “Father, you come from a long line of royal kings. This is true. But I come from a long line of teachers, the Buddhas of the past. These teachers have always been very humble. They received their food from the people they met. When I say it is our custom to beg, I mean it is the custom of Buddhas.”

Then he took hold of his father’s hands and walked alone with him for a long while. He taught him the Noble Truths and the path leading to the end of all suffering. After listening to him for a long time the King said, “It is true, you are far more than just my son. As the holy man Asita predicted when you were just a baby, you have become a great teacher. I

Vua Tịnh Phạn liền cỡi ngựa ra ngoài hoàng cung và đến nơi thái tử đang ở.  Khi nhìn thấy Tất Ðạt Ða gìơ đây là một vị Phật sáng chói, xung quanh có hàng nghìn đệ tử, nhà vua vô cùng xúc động. Gặp gỡ cả hai thân thiết mừng rỡ đón chào nhau. Rồi đức vua hỏi thái tử: “Ta nghe nói mỗi sáng con mang bình bát đi xin ăn, có phải thế không?”

Ðức Phật trả lời: “Vâng, đúng vậy. Ði khất thực là truyền thống của chúng tôi.

Nghe vậy, nhà vua càng nổi giận hơn trước. Ông quát lớn: “Truyền thống của chúng tôi? Con xuất thân từ dòng dõi nhiều đời vua, họ không bao gìơ đi xin ai bất cứ vật gì để sống. Phong tục của chúng ta là dùng thức ăn để trong các dĩa vàng và bạc, chứ không phải nơi những bình bát đơn sơ bằng gỗ. Truyền thống của chúng tôi mà con muốn nói đến nghĩa là gì?”

Ðức Phật ôn tồn đáp: “Thưa phụ vương, thân phụ xuất thân từ dòng dõi các vua chúa. Ðúng như thế. Nhưng con xuất thân từ những bậc đại sư, các Ðức Phật trong qúa khứ. Những vị tôn sư này rất là bình dị. Họ xin nhận thức ăn từ bất cứ ai họ gặp. Khi con bảo truyền thống của chúng tôi là đi khất thực, con muốn nói đó là truyền thống của chư Phật”.

Rồi Ðức Phật nắm lấy tay phụ vương và cùng đi với người một lúc lâu. Ngài thuyết giảng cho đức vua nghe về bài pháp Tứ Diệu Ðế và con đường dẫn đến chấm dứt sự khổ. Sau một thời gian dài nghe Ðức Phật giảng pháp, vua Tịnh Phạn nói: “Ðúng vậy, con hôm nay thực qúa cao qúy hơn hẳn một vị hoàng tử con của ta ngày trước. Như đạo sĩ A Tư Ðà tiên đoán

bow before you, O Buddha. Please accept me, who once wanted you to be a king, as one of your disciples.”

Soon afterwards Buddha’s wife Yasodhara, his son Rahula, the aunt who brought him up and many others from the palace also asked to become his followers. “We were so unhappy when you rode away from us so many years ago,” they told him. “But now you have brought us so much happiness and peace of mind with your teachings of the truth. We are glad that you left us and have returned as a Buddha.”

con khi còn là một hài nhi là sau này con sẽ trở thành một Ðại

giáo chủ. Ta xin cúi đầu đảnh lễ  con, một vị Phật. Xin Ngài hãy chấp nhận cho tôi, người đã có lần muốn Ngài lên ngôi vua, làm một trong các đệ tử của Ngài”.

Ít lâu sau, vợ Ðức Phật, nàng Da Du Ðà La; con của Ngài, La Hầu La; bà di mẫu (Ma Ha Ba Xà Ba Ðề) người đã nuôi nấng Ðức Phật, và nhiều mệnh phụ phu nhân khác trong cung điện cũng đều yêu cầu được làm đệ tử đức Thế Tôn. Họ bạch với Ðức Phật: “Chúng con rất buồn khổ khi Ngài cỡi ngựa vượt thành xuất gia những năm về trước. Nhưng giờ đây đức Từ Phụ đã mang lại cho chúng con nhiều nguồn vui với tâm an lạc nhờ chúng con thấu hiểu giáo lý chân thật của Ngài. Chúng con rất vui mừng thấy rằng Ngài đã giã từ chúng con xưa kia để hôm nay trở về làm một vị Phật”.

27 The King And The Tree Spirit

From the time he was thirty-five years old, Buddha gave his teachings to everyone who was interested. For the next forty-five years he travelled around India bringing people peace of mind. Sometimes when he wanted to teach people about love and kindness, he would tell them stories that would catch their imagination. Here is one of those stories he told.

A long, long time ago there lived a proud King. He wanted to build a very large palace for himself, so he told his ministers, “Go out into the forest and find the tallest tree there. This I shall use for my palace.”

Deep in the forest the ministers found such a tree. It was magnificent and stood surrounded by many other smaller trees. That night they reported back to the King and announced, “You Majesty, we have found just what you wanted. Tomorrow we shall return to the woods and chop it down.”

The King was very happy and went to sleep. That night he had a very strange dream. He dreamt that a spirit, which lived in that great tree, appeared before him. “O King,” it said, “please do not cut down the home in which I live. If you do so, each cut will hurt me very much and I shall die.”

Nhà Vua Và Ông ThẦn Cây

Vào lúc ba mươi lăm tuổi, đức Phật thuyết pháp cho những ai có duyên thích nghe. Trong bốn mươi lăm năm còn lại, Ngài đi khắp Ấn Ðộ giáo hóa giúp cho tâm hồn mọi người được an lạc. Thỉnh thoảng khi đức Phật muốn dạy cho dân chúng hiểu biết về tình thương và lòng hảo tâm Ngài thường kể những câu chuyện nhằm gây sự chú ý của họ. Dưới đây là một trong các mẩu chuyện đó.

Ngày xưa lâu lắm rồi, có một ông vua rất tự hào. Ông muốn xây cho mình một cung điện rất lớn nên ông đã ra lịnh cho các triều thần: “Các ngươi đi vào rừng và tìm cho trẩm một cây cao nhất tại đó. Trẩm sẽ dùng nó để xây cất cung điện của trẩm”.

Các quan triều thần đi vào rừng và tìm thấy một cái cây như vậy. Cây này to lớn và mọc xung quanh có nhiều cây nhỏ khác. Tối hôm đó, họ báo cáo cho nhà vua biết và tâu rằng: “Thưa hoàng thượng, chúng tôi đã kiếm ra được cái cây mà Ngài muốn. Sáng mai, chúng tôi sẽ trở lại vào rừng để đốn chặt nó xuống”.

Nhà vua rất vui mừng và đi nghỉ. Ðêm ấy, ông nằm thấy một giấc mộng kỳ lạ. Nhà vua chiêm bao thấy rằng vị thần sống ở cây đó hiện ra trước mặt ông và nói: “Thưa Hoàng Thượng, xin Ngài đừng triệt hạ ngôi nhà mà tôi đang cư ngụ. Nếu Ngài làm vậy, mỗi lát chặt vào cây sẽ làm cho thân tôi vô cùng đau đớn và tôi sẽ chết”.

But the King answered, “Yours is the finest tree in all the forest. I must use it for my palace.”

The spirit pleaded, but the King was very stubborn and insisted the tree would be cut down. Finally the tree spirit said to him, “Alright, you may cut it down. But please do it like this. Do not cut it down from the bottom, as people usually do. Instead, have your men climb to the top of the tree and cut it down little by little. First have them cut off one piece, then another, until they have cut down the whole tree.”

The King was very surprised by this and said, “But if I have my men do as you say and through your tree many times, it will cause you much more pain than if they cut it down just once from the bottom.”

The spirit answered, “Yes, this is true. But it is better for the other creatures in the forest if you do as I suggest. You see, my tree is very large. If it falls down in one big piece, it will crash into the other smaller trees around it and kill many small animals. Many birds and insects will lose their homes and many smaller trees will be destroyed. But if you cut it down piece by piece, it will not do so much damage.”

Then the King awoke. He thought, “That spirit would have let itself be cut a hundred times so that the small animals of the forest would not suffer. How brave and kind it is! And how selfish of me to want to cut that tree down for my own pleasure and pride. Instead, of cutting it down, I should

Nhưng nhà vua đã trả lời: “Ngươi là một thân cây đẹp nhất trong khu rừng này. Trẩm cần dùng cây ấy để xây dựng cung điện của trẩm”.

Vị thần chống đối, nhưng đức vua vẫn ngoan cố và cương quyết đòi đốn ngã cây xuống. Cuối cùng, thần cây thưa với nhà vua: “Ðược rồi, Ngài có thể đốn chặt cây. Nhưng mong Ngài làm như thế này. Xin đừng chặt nó từ nơi gốc như người ta thường làm. Mà Ngài nên cho người leo lên tới ngọn cây và cắt nó từ từ. Ðầu tiên họ chặt một khúc, rồi một khúc nữa cho đến khi họ chặt hết cả toàn cây”.

Nhà vua rất ngạc nhiên khi nghe như vậy nên ông ta nói: “Nhưng nếu trẩm ra lịnh cho người ta làm như nhà ngươi bảo và chặt vào thân cây nhiều lần điều ấy sẽ gây ra cho nhà ngươi rất đau đớn hơn là họ chặt một lát vào gốc để hạ cây xuống”.

Vị thần đáp lại: “Vâng, đúng vậy. Nhưng nếu Ngài làm theo lời tôi đề nghị thì sẽ an toàn hơn cho các sinh vật khác ở trong khu rừng này. Ngài xem, cây của tôi rất lớn. Nếu xuống, nó sẽ đập trúng nhằm các cây thấp và giết hại vô số sinh vật bé nhỏ xung quanh. Các tổ ấm của những chim chóc, sâu bọ sẽ bị tàn phá và nhiều cây nhỏ khác sẽ bị hủy diệt. Nếu Ngài chặt cây từng khúc ngắn thì sẽ gây ra ít thiệt hại hơn”.

Nhà vua nghe thần cây nói vậy, liền tỉnh ngộ. Ông ta nghĩ: “Vị thần cây tự nguyện muốn bị chặt hàng trăm lần để tránh không gây đau khổ cho những loài vật nhỏ trong rừng. Thần cây đã hết lòng hy sinh và có tình thương thực bao la! Còn ta lại quá ích kỷ muốn đốn chặt cây vì thú vui và niềm kiêu hãnh

honour it! This dream has taught me that I should also be kind and gentle to everyone.”

And so the King went into the forest the next day and decorated the tree. And he was a kind and just ruler from that day onwards.

của riêng mình, do đó thay vì chặt ngã nó ta nên sùng kính thần cây. Giấc mộng này còn dạy ta nên có lòng thương và đối xử tốt với mọi người”.

Hôm sau, đức vua đi vào rừng để trang hoàng cho thần cây. Và từ ngày đó, ông trở nên một nhà cầm quyền nhân đức và công bình.

28 Equal Love To All

One day Devadatta fell ill. Many doctors came to see him but no one could cure him. Then his cousin, the Buddha, went to visit him.

One of Buddha’s followers asked him, “O Buddha, why are you going to help Devadatta? He has tried to harm you many times. He has even tried to kill you!”

And Buddha answered, “There is no reason to be friendly with some people and an enemy to others. All people are equal in that everyone wants happiness and no one likes to be sick and miserable. Therefore, we should have love for everyone.”

Then he approached Devadatta’s bed and said, “If it is true that I love Devadatta, who is always trying to harm me, as much as I love Rahula, my only child, then let my cousin be cured of his sickness!” Immediately Devadatta recovered and was healthy once again.

Buddha turned to his followers and said, “Remember, a true Buddha helps all beings equally.”

Lòng Thương Bình ÐẲng ÐỐi VỚi TẤt CẢ

Một ngày nọ, Ðề Bà Ðạt Ða ốm đau. Nhiều bác sĩ đến khám bịnh nhưng không ai chữa được cho ông ta. Rồi đức Phật, bà con với Ðề Bà Ðạt Ða đã đến thăm ông.

Một trong các đệ tử đức Phật đã hỏi Ngài: “Bạch đức Thế Tôn, tại sao Ngài muốn đến giúp Ðề Bà Ðạt Ða? Nhiều lần ông ta đã âm mưu ám hại ngay cả ông muốn giết Ngài!”.

Ðức Phật trả lời: “Không có lý do gì để ta đối xử tốt với người này và thù ghét những kẻ khác. Tất cả đều bình đẳng vì mọi người đều muốn có hạnh phúc và không ai thích ốm bịnh cũng như đau khổ. Cho nên, chúng ta nên yêu thương mọi người”.

Rồi đức Phật đến cạnh giường của Ðề Bà Ðạt Ða và nói: “Nếu thực sự Ta mến thương Ðề Bà Ðạt Ða là người luôn luôn muốn ám hại Ta cũng như Ta đã yêu thương La Hầu La, đứa con độc nhất của Ta, thì nguyện cho người bà con với Ta sẽ lành bịnh!”. Tức thì Ðề Bà Ðạt Ða được bình phục, và mạnh khõe trở lại.

Ðức Thế Tôn liền quay sang dạy bảo những đệ tử của Ngài: “Các con nên nhớ là chư Phật thường cứu giúp tất cả chúng sanh một cách bình đẳng”.

29 The Final Days

When Buddha was eighty years old he thought to himself, “I have done all I could to help others. I have taught them how to live with love and how not to fear anything in life. Now it is time to show them how to leave this world without fear.”

So he called the faithful Ananda to him and said, “Ananda, it is time for us to return to Kapilavastu for the last time. I wish to die in the city where I grew up.”

Ananda was grief stricken. “O Buddha,” he cried, “please do not leave us! For so many years you have been our guide. What shall we do without you?” Then he began to sob bitterly.

Buddha answered, “Do not cry, dear Ananda. I have always taught that death is a natural part of life. It is nothing to fear. You must understand that. And when I am gone, let my teachings be your guide. If you have understood them in your heart, you have no more need of me. Come, let us go.”

And so Buddha and his disciples travelled north. Not far from Kapilavastu they passed through the village of

NhỮng Ngày CuỐi Cùng

Lúc đức Phật tám mươi tuổi, Ngài tự nghĩ: “Ta đã làm tất cả để có thể cứu độ mọi người. Ta đã giáo hóa cho họ biết sống yêu thương nhau và không sợ hãi trước bất cứ việc gì xảy ra trong cuộc đời. Nay đến lúc Ta sẽ dạy cho họ làm sao từ giã cõi đời này không chút âu lo phiền muộn”.

Rồi đức Phật gọi Ðại Ðức A Nan thân tín đến và bảo: “Này A Nan, nay chúng ta nên trở về thành Ca Tỳ La Vệ lần cuối cùng. Ta muốn nhập diệt tại kinh thành nơi Ta đã sinh ra và lớn lên”.

Ðại Ðức A Nan rất buồn rầu và than khóc: “Kính bạch đức Thế Tôn, xin Ngài đừng rời bỏ chúng con! Từ nhiều năm qua, Ngài là vị đạo sư đã hướng dẫn cho chúng con. Nếu vắng bóng Ngài chúng con không biết làm sao đây”. Rồi Ðại Ðức A Nan khóc lóc thảm thiết.

Ðức Phật khuyên bảo: “Này A Nan, con đừng khóc. Ta đã luôn luôn dạy rằng sự chết là việc tự nhiên trong cuộc đời. Không có gì mà con phải sợ. Con nên hiểu rõ điều ấy. Và khi ta không còn nữa con hãy lấy giáo pháp của Ta làm thầy hướng dẫn cho con. Nếu tâm con thâm nhập được những lời dạy của Ta thì con không cần thiết có Ta nữa. Lại đây, chúng ta hãy lên đường”.

Ðức Phật và các đệ tử của Ngài đi về hướng bắc. Khi đến một nơi không xa thành Ca Tỳ La Vệ, tất cả đi ngang qua

Kushinagar (28). The Buddha asked them to stop there and

rest. Then he turned to Ananda and said, “This is where I shall pass away.”

Although this was to be the last day of his life, Buddha did not stop helping others. An old man from the village asked to see him, and Buddha agreed. He listened to the man’s problems and gave him kind words of advice. The man was put at ease and felt happy once again.

Then Buddha went out into the garden and lay down between two trees. His followers gathered around him. Some were crying, but others, their mind completely at peace, looked on silently.

Then Buddha spoke for the last time. “Remember what I have taught you. Craving and desire are the cause of all unhappiness. Everything sooner or later must change, so do not become attached to anything. Instead devote yourself to clearing your mind and finding true, lasting happiness.”

Buddha then turned onto his right side and placed his right hand under his head. He closed his eyes and very peacefully passed away. It was the full moon day of the fourth month.

After some time, his disciples took his body and placed it on a large pile of wood. They were going to burn it, as was the custom, but they could not get the fire to start. Then

ngôi làng Câu Thi Na (Kusinara) (28). Tại đây đức Phật bảo các đệ tử ngừng lại để nghỉ ngơi. Rồi Ngài quay lại nói với Ðại Ðức A Nan: “Ðây là nơi Ta sẽ nhập diệt”.

Mặc dù hôm ấy là ngày cuối cùng trong cuộc đời của đức Phật, Ngài vẫn còn cứu độ cho những kẻ khác. Một ông lão ở trong làng đến xin được gặp đức Phật và Ngài đã nhận lời. Ðức Thế Tôn lắng nghe những nỗi khổ đau của người đệ tử già và dùng lời nói từ hòa khuyên giải ông ta. Tâm ông lão

cảm thấy an lạc và hạnh phúc trở lại.

Rồi đức Phật đi vào trong vườn và nằm nghỉ giữa hai thân cây. Những đệ tử của đức Phật tập họp quỳ xung quanh Ngài. Một số vị đang khóc lóc, nhưng các người khác họ giữ tâm hoàn toàn thanh tịnh và yên lặng nhìn Ngài.

Ðức Phật khuyến giáo chúng đệ tử lần cuối cùng: “Hãy ghi nhớ những lời Ta đã dạy các con. Lòng tham và dục vọng là nguyên nhân của mọi khổ đau. Cuộc đời luôn luôn biến đổi vô thường, vậy các con chớ nên tham đắm vào bất cứ vật gì ở thế gian. Mà cần nỗ lực tu hành, cải đổi thân tâm để tìm thấy

hạnh phúc chân thật và trường cửu”.

Rồi đức Thế Tôn quay mình qua hướng mặt và đặt cánh tay phải xuống dưới đầu của Ngài. Ðức Phật nhắm mắt lại và nhập Niết Bàn một cách an lành. Hôm ấy nhằm vào ngày Rằm tháng Tư âm lịch.

Sau một thời gian các đệ tử mang kim thân của Ngài đặt trên một đống cũi lớn. Theo tục lệ, họ chuẩn bị hỏa thiêu Ngài nhưng họ không thể châm lửa cháy được. Phải chờ vị đại đệ

Buddha’s main disciple arrived. He had been away when Buddha died, and hurried to Kushinagar as soon as he found out about Buddha’s passing. After he arrived and paid his last respects to his teacher, the wood caught fire by itself. It burned for a long time, until nothing was left but some ashes and a few bones.

The different kings who lived in north India at that time all wanted the ashes and bones of the Buddha. They thought, “I shall build a monument to this great teacher in my kingdom, and place his remains inside it. This will bring me and my kingdom great honour.”

Since each of the kings wanted the remains, they soon began to quarrel. “They are mine,” said one. “No, they belong to me,” said another. Finally, a wise person said, “Buddha spent his entire life teaching us how to love one another. Now, after he passed away, you foolish people are about to fight over his ashes. Fighting is against everything he ever taught us. So instead, let us divide up his remains equally. Then each of you can build a separate monument to him in your own kingdom.”

The kings realized the wisdom of these words, and stopped their quarelling. They divided the ashes and bones of the Teacher among themselves and returned to their kingdoms. There they built monuments to the memory of one who taught and lived the path of peace and wisdom.

tử của đức Phật đến. Lúc đức Thế Tôn nhập diệt, vị này đang ở xa nên ông ta vội vàng trở về Câu Thi Na ngay khi hay tin đức Phật đã viên tịch. Khi về tới nơi, vị đệ tử lớn này đảnh lễ đức Thế Tôn lần cuối cùng thì dàn cũi tự nhiên bốc cháy. Kim thân đức Phật được hỏa thiêu một thời gian lâu cho tới khi cháy hết không còn gì ngoại trừ các xá lợi xương tro.

Các vị vua sống tại miền bắc Ấn Ðộ vào thời ấy, tất cả đều muốn giữ tro và xương của đức Phật. Họ tự nghĩ: “Ta sẽ xây dựng một ngôi bảo tháp tại vương quốc của ta để thờ đấng giáo chủ vĩ đại này và tôn trí đặt xá lợi của Ngài trong đó. Ðiều này sẽ mang lại cho ta và xứ sở của ta niềm hãnh diện lớn lao”.

Vì nhà vua nào cũng muốn có xá lợi của đức Phật cho nên họ bắt đầu tranh chấp cãi cọ nhau. Một ông nói: “Những xá lợi này của tôi”. Ông kia bảo: “Không chúng thuộc của tôi”. Cuối cùng một vị đạo đức phát biểu: “Ðức Phật đã dùng hết cuộc đời của Ngài để chỉ dạy cho chúng ta biết thương yêu nhau. Giờ đây, sau khi Ngài viên tịch, quý vị là những người điên rồ đang chuẩn bị giao chiến vì những xá lợi (xương tro) của Ngài. Ðánh nhau là chúng ta đã phản lại những lời dạy từ bi của đức Thế Tôn. Vậy chúng ta nên chia đồng đều các xá lợi của Ngài. Và mỗi quỳ vị có thể xây dựng một bảo tháp để thờ xá lợi tại vương quốc của mình”.

Các vị vua nhận thấy những lời khuyên này thực sáng suốt cho nên họ đã chấm dứt cuộc tranh chấp. Họ chia đều cho nhau những xá lợi (xương tro) của đức Từ Phụ và lên đường trở về nước. Sau đó, các nhà vua đã cho xây những bảo tháp thờ xá lợi để ghi nhớ đức Phật là đấng đã chỉ dạy cũng như

sống theo cái Ðạo hoà bình và trí tuệ.

30 The Teachings Still Live

Buddha passed away 2500 years ago in a small village in India. But his teachings of love and wisdom have never died. His disciples who lived with him passed on his teachings to others. And they in turn taught them to still others. In this way they have reached us today.

Everyone, in every country, no matter what he or she believes, can learn from these teachings of the compassionate Buddha. By following them properly, we can get rid of all selfishness, hatred and greed. We can conquer all fear and reach the same peace and understanding that Prince Siddhartha found under the Tree of Enlightenment. In the same way that he died, we can each become a Buddha, an Awakened One. We can bring the same happiness to others that he did.

May all beings be happy!

“Not to commit any sin,

To do good

And to purify one’s mind,

This is the teaching of the Awakened Ones.”

Giáo Pháp VẪn Còn TỒn TẠi

Ðức Phật đã nhập diệt hơn 2500 năm trước tại một ngôi làng nhỏ ở Ấn Ðộ. Nhưng giáo pháp đầy tình thương và trí tuệ của Ngài vẫn không bao giờ mất. Các đệ tử cùng sống với đức Thế Tôn đã truyền bá giáo lý của Ngài cho nhiều người khác. Và những Phật tử này lại thay phiên nhau thuyết giảng Phật Pháp đến cho các thế hệ sau đó. Bằng cách này giáo lý đức Phật được truyền lại đến cho nhân loại ngày nay.

Mọi người trong mỗi quốc gia, bất luận nam hay nữ họ theo tín ngưỡng nào, đều có thể tu học theo giáo lý từ bi này của đức Phật. Nhờ thực hành nghiêm chỉnh những lời dạy đó, chúng ta sẽ tận diệt được lòng ích kỷ, sân hận và tham lam. Chúng ta có thể khắc phục mọi nỗi lo âu, có được nội tâm an lạc và trí tuệ hiểu biết mà Thái Tử Tất Ðạt Ða đã tìm thấy dưới cội Bồ Ðề (Cây Giác Ngộ). Cũng như Ngài đã thành tựu, mỗi chúng ta đều có thể trở thành một vị Phật, đấng Giác Ngộ. Chúng ta cũng có thể mang lại hạnh phúc cho mọi người khác như đức Thế Tôn đã làm.

Nguyện cầu cho tất cả chúng sanh an lành!

“Chớ làm các điều ác.

Nên làm những việc lành.

Giữ tâm ý cho trong sạch.

Ðó là lời dạy của chư Phật”.


31
FOOTNOTES OF TRANSLATOR

In the abbreviations used here, P stands for Pali; S for Sanskrit and Jap.for Japanese languages.

1. (QUEEN) MÀYÀ (P and S); MAKA (Jap.): The mother of Buddha and wife of king Suddhodana. She lived in the ancient country of Koliya (P) which is now in Nepal. She is also called Mahà Màyà (P).

2. SUDDHODANA (P), SUDDHODANA (S), JÒBONNÒ (Jap.): The father of Princez Siddhartà (the Buddha) and was a chieftain of the Sakya tribe. He was the head of a small kingdom in the foothills of Himalayas with itts capital at Kapilavatthu (P) which is now in Nepal.

3. LUMBINI (P and S): The name of a park where the Buddha Shakyamuni (P) was born over 2,600 years ago. It was near the capital of Kapilavatthu of the Sakya tribe. The place is now known as Rummindei within the territory of present-day Nepal. Asoka, king of ancient India (273-232 B.C.) came here on a pilgrimage in c.250 B.C. He erected a stone pillar here in commemoration of his visit. Lumbini is one of the four most important holy places in Buddhism. The

Chú Thích CỦa DỊch GiẢ

Về chữ viết tắt dùng dưới đây, P là Pali (tiếng Ba Lị); S là Sanskrit (tiếng Phạn) và Jap. là Japanese (Nhật ngữ).

1. (HOÀNG HẬU) MA GIA: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Màyà (Ba Lị và Phạn) hay Maka (Nhật). Mẹ của đức Phật    và vợ của vua Tịnh Phạn (Ba Lị: Suddhodana). Bà sống ở                             nước Câu Ly (Ba Lị: Koliya) thời xưa, nay thuộc vương   quốc Nepal. Bà còn có tên gọi là Ma Ha Ma Gia (Ba Lị:   Mahà Màyà).

2. TỊNH PHẠN: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Suddhodana (Ba Lị); Suddhodana (tiếng Phạn) hay Jòbonnò (Nhật ngữ). Thân phụ của thái tử Tất Ðạt Ða (Phạn: Siddhàrta) và là tộc trưởng bộ tộc Thích Ca (Ba Lị: Sakiya). Ông là vua cai trị một nước nhỏ ở dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalayas) có kinh đô đóng tại thành Ca Tỳ La Vệ (Ba Lị: Kapilavatthu), ngày nay thuộc vương quốc Nepal.

3. LÂM TỲ NI: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Lumbini (Ba Lị và Phạn). Tên một hoa viên nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Ba Lị: Buddha Shakyamuni) đã ra đời hơn 2.600 năm trước. Nó nằm gần kinh đô Ca Tỳ La Vệ của bộ tộc Thích Ca. Ngày nay Lâm Tỳ Ni (Lumbini) có tên gọi là Rummindei thuộc lãnh thổ xứ Nepal. Vua A Dục (Asoka) của Ấn Ðộ (273-232 trước tây lịch) đến viếng thăm nơi này khoảng vào năm 250 trước tây lịch. Ðức vua đã cho xây dựng một trụ đá tại đây để kỷ niệm chuyến đi hành hương chiêm bái của Ngài. Lâm Tỳ Ni là một trong bốn thánh tích quan

three other sacred places are Buddha Gaya, Sarnath, and Kusinara.

4. SIDDHATTHA (P), SIDDHÀRTHA (S), SHITTA-TAISHI (Jap.): Literally “he who has accomplished his aim”. The personal name of the historical Buddha before His renunciation of the world.

5. ASITA (P and S), ASHIDA (Jap.): The seer who lived in Kapilavatthu (modern Nepal). When prince Siddhàrtha was born, Asita came to see him and foretold that in future if he remained at home he would become a great king, and that if he left home he would become a Buddha.

6. DEVADATTA (P and S); DAIBADATTA (Jap.): A cousin of the Buddha. At first, he was a follower of the Buddha but later he became His enemy. Devadatta tried twice to kill the Buddha. The first time, from the hill, he flung a stone at Him. The Buddha was injured, but soon recovered after treatment by Jivaka physician. The second time, he incited the elephant keepers in Ràjagaha of the ancient kingdom of Magadha to release a drunken elephant Nalagiri and let him loose on the street to kill the Buddha. But when the elephant came close to the Buddha, he bowed down at His feet. Near the end of his life, Devadatta realized his mistakes. One day, he was coming to the Buddha to ask for His forgiveness, but before he reached Him, he was consumed by hell-fire.

trọng nhất của Phật Giáo. Ba Phật tích kia là Phật Ðà Ca Da (Buddha Gaya), vườn Lộc Uyển (Sarnath) và Câu Thi Na (Kusinara).

4. TẤT ÐẠT ÐA: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Siddhattha (Ba Lị), Siddhàrtha (Phạn) hay Shittta-Taishi (Nhật ngữ). Nghĩa đen là “người đã hoàn thành mục tiêu đại nguyện của mình”. Tục danh của đức Phật trước khi Ngài xuất gia.

5. A TƯ ÐÀ: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Asita (Ba Lị và Phạn) hay Ashida (Nhật). Vị đạo sĩ ẩn tu ở tiểu quốc Ca Tỳ La Vệ thời xưa (nay thuộc xứ Nepal). Khi thái tử Tất Ðạt Ða giáng sinh ông đến thăm tiên đoán rằng sau này nếu thái tử ở đời sẽ là một đại vương và nếu xuất gia đi tu ngài sẽ thành Phật.

6. ÐỀ BÀ ÐẠT ÐA: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Devadatta (Ba Lị và Phạn) hay Daibadatta (Nhật). Bà con với đức Phật. Ðầu tiên, Ðề Bà Ðạt Ða là đệ tử của đức Thế Tôn nhưng sau ông từ bỏ và trở thành kẻ thù của Ngài. Hai lần ông mưu toan ám hại đức Phật. Lần thứ nhất, ông đứng trên đồi lăn đá xuống làm đức Phật bị thương, nhưng sau Ngài được y sĩ Kỳ Bà (Jivaka) chữa lành. Lần thứ hai, Ðề Ðà Ðạt Ða xúi giục người giữ voi ở thành Vương Xá (Ràjagaha) nước Ma Kiệt Ðà (Magadha) ngày xưa thả voi say Nalagiri chạy ra đường để giết đức Phật, nhưng khi đến gần voi quỳ xuống bên chân Ngài. Vào cuối đời, Ðề Bà Ðạt Ða nhận biết lỗi lầm của mình. Ngày nọ, ông đang trên đường đến gặp đức Thế Tôn mong được sám hối để Ngài tha thứ, nhưng chưa kịp tới gặp đức Phật thì ông đã bị đọa rơi vào hỏa ngục.

7. YASODHÀRA (P), YÁSODHARÀ (S), YASHUDARA (Jap.):: The wife of Prince Siddhàrtha before he left his home and mother of Rahula (P), son of the Buddha. She later became a Buddhist nun.

8. SUPRABUDDHA (P), ZENKAKU (Jap.): The King ruled theee Koliya tribe whose capital was Devadaha which is now in Nepal. He was the father of Yasodharà.

9. RAHULA (P and S), RAGORA (Jap.): The son of the Buddha born before His renunciation of the world. His mother was Yasodharà. Later, he beecame one of the ten great disciples of the Buddha.

10. KAPILAVATTTHU (P), KAPILAVASTU (S), KABIRA-E (Jap.): The capital of the tribe of the Sakyas of whom king Suddhodana was a ruler. The Buddha was born in Lumbini Park near Kapilavatthu and spent his childhood and youth there. The Indian archaeologists identified it with the present-dayvillage of Tilaurakota in the Terai region of modern Nepal.

7.  DA DU ÐÀ LA: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Yasodharà (Ba Lị), Yásodhara (Phạn) hay Yashudara (Nhật). Vợ của thái tử Tất Ðạt Ða (Siddhàrta) trước khi Ngài đi tu và là mẹ của La Hầu La (Ba Lị: Rahula), con của đức Phật. Sau này, bà đã xuất gia làm Tỳ Kheo Ni.

8. THIỆN GIÁC: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Suprabuddha (Ba Lị) hay Zenkaku (Nhật ngữ). Vị vua trị vì bộ tộc Câu Ly (Koliya) có kinh đô đóng tại thành Devadaha, nay thuộc xứ Nepal. Ông là thân sinh của Da Du Ðà La (Yasodharà).

9. LA HẦU LA: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Rahula (Ba Lị và Phạn), hay Ragora (Nhật). Con của đức Phật, sinh ra trước khi Ngài vượt thành xuất gia. Mẹ của La Hầu La (Rahula) là Da Du Ðà La (Yasodhàra). Sau này, ông trở thành một trong mười đại đệ tử của đức Phật.

10. CA TỲ LA VỆ: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Kapilavatthu (Ba Lị), Kapilavastu (tiếng Phạn) hay Kabira-e (Nhật). Kinh đô của bộ tộc. Thích Ca (Sakya) dưới quyền cai trị của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) Ðức Phật ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) gần thị trấn Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu) và Ngài đã trải qua thời niên thiếu tại đó. Ngày nay, Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu) được các nhà khảo cổ Ấn Ðộ xác nhận thuộc làng Tilaurakota trong địa hạt Terai, xứ Nepal.

11. CHANNA (P), CHANDAKA (S), SHANOKU (Jap.). The servant of Prince Siddhartha (the future Buddha). He led the white horse Kanthaka on whose back the Prince was riding on the night of his renunciation of the world. Channa later became a disciple of the Buddha.

12. KANTHAKA (P), KANTHAKA (S), KENCHOKU (Jap.): The name of the horse on which the Buddha was mounted when he left his palace to renounce the world.

13. MAGADHA (P and S), MAKADA (Jap.): One of the sixteeen major kingdoms of ancient India during the Buddha’s time. Magadha was then ruled by the king Bimbisàra (543-493 B.C.) with its capital in Ràjagaha. The old country of Magadha is now in the modern Patna and Gaya districts of the

Bihar state in the northeast India.

14. BIMBISÀRA (P and S), BIMBISHARA (Jap.): The name of the king who ruled the ancient kingdom of Magadha (543-493 B.C.) during the Buddha’s time. He built the city of Ràjagaha. According to the Pali tradition., Bimbisàra ascended the throne at the age of fifteeen and the following year, he said to have become a follower of the Buddha. He was an enthusiastic supporter of Buddhism and presented the Bambooo Grove Monastery to the Buddha for the use of the Assembly of the Buddhist Monks.

11. XA NẶC: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Channa (Ba Lị), Chandaka (Phạn) hay Shanoku (Nhật). Người hầu cận thân tín của thái tử Tất Ðạt Ða (đức Phật). Ông đã mang ngựa Kiền Trắc (Kanthaka) đến cho thái tử cỡi để vượt thành xuất gia. Sau này Xa Nặc trở thành đệ tử của đức Phật.

12. KIỀN TRẮC: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Kanthaka (Ba Lị), Kanthaka (Phạn) hay Kenchoku (Nhật). Tên con ngựa mà đức Phật đã dùng để cỡi khi Ngài rời bỏ cung điện đi xuất gia.

13. MA KIỆT ÐÀ: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Magadha (Ba Lị và Phạn) hay Makada (tiếng Nhật). Một trong 16 nước lớn của Ấn Ðộ thời đức Phật còn tại thế. Lúc ấy, Ma Kiệt Ðà (Magadha) dưới quyền cai trị của vua Tần Bà Sa La (Bimbisàra: 543-493 trước tây lịch) có kinh đô đóng tại thành Vương Xá (Rajagaha) nước Ma Kiệt Ðà (Magadha) xưa kia, nay thuộc các quận Patna và Gaya, tiểu bang Bihar, miền đông bắc ấn Ðộ.

14. TẦN BÀ SA LA: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Bimbisàra (Ba lị và Phạn) hay Bimbashara (Nhật). Tên vị vua cai trị vương quốc Ma Kiệt Ðà (543-493 trước tây lịch) thời đức Phật còn tại thế. Ông đã kiến tạo thành Vương Xá (Ràjagaha). Kinh sách tiếng Ba Lị (Pali) ghi chép rằng Tần Bà Sa La (Bimbisàra) lên ngôi vua vào năm mười lăm tuổi, và năm sau ông quy y làm đệ tử của đức Thế Tôn. Ông là vị vua đã hết lòng ủng hộ Phật Giáo, đã dâng cúng Tu Viện Trúc Lâm cho đức Phật và chư Tăng.

15. RÀJAGAHA (P), RÀJAGRHA (S), ÒSHA-JÒ (Jap.): The capital of the ancient kingdom of Magadha, present-day Rajgir city in the Bihar state of the northeast India.

16. ALÀRA-KÀLÀMA (P), ÀRÀDA-KALAMA (S), ARARAKARAN (Jap.): The name of the hermit to whom Prince Siddhàrtha visited and asked about the enlightenment immediately after he left his royal palace and became an ascetic. Alàra-Kàlàma is said to have been a Samkhya philosopher and to have lived near the Vesali city, modern Besàrh in the Muzzaffapur district of Bihar state in the northeast India.

17. UDDAKA-RÀMAPUTTA (P), UDRAKA-RÀMAPUTRA (S): One of the teachers under whom Prince Siddhàrtha after leaving the world and before He became the Buddha, received instructions.

18. NERANJARÀ (P), NAIRANJANÀ (S), NIRENZENGA (Jap.): The name of a river during the Buddha’s time. It is now called by Indian people the Phalgu or Lilajana river with its clear, blue, pure and cold water. The river has its source near the Simeria region in the district of Hazaribad in the central Bihar state of the northeast India. This river was visited and bathed by Priest Siddhartha after He gave up his practices of penances. There was a Sala grove

15. VƯƠNG XÁ THÀNH: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Ràjagaha (Ba Lị), Ràjagrha (Phạn) hay Òsha-jò (Nhật): Kinh đô của vương quốc Ma Kiệt Ðà (Magadha) thời xưa, nay là thành phố Rajgir trong tiểu bang Bihar, vùng đông bắc Ấn Ðộ.

16. A LA LA:: Danh từ Hán Việt dịch âm ngắn gọn của chữ Alàra-Kàlàma (Ba Lị), Àràda-Kàlàma (Phạn) hay Ararakaran (Nhật). Tên vị đạo sĩ thái tử Tất Ðạt Ða đến hỏi đạo giải thoát ngay sau khi Ngài rời cung điện đi xuất gia và trở thành nhà tu khổ hạnh. Ðược biết đạo sĩ A La La là một triết gia theo phái Số Luận (Samkhya) và sống gần thành Tỳ Xá Ly (Ba Lị:Vesali), nay là thành phố Besàrh trong quận Muzzaffapur, tiểu bang Bihar, vùng đông bắc Ấn Ðộ.

17. UẤT ÐẦU LAM PHẤT: Danh từ Hán Việt dịch âm ngắn gọn chữ Uddaka-Ràmaputta (Ba Lị), Udraka-Ràmaputra (tiếng Phạn). Tên một trong các đạo sư thái tử Tất Ðạt Ða đến hỏi đạo sau khi xuất gia và trước khi Ngài thành Phật.

18. NI LIÊN THUYỀN: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Neranjarà (Ba Lị), Nairanjanà (Phạn) hay Nirenzenga (Nhật). Tên một con sông vào thời đức Phật còn tại thế, ngày nay

dân chúng Ấn Ðộ gọi là sông Phalgu hay Lilajana với nước trong xanh, sạch và mát. Dòng sông phát xuất từ vùng gần Simeria, trong quận Hazaribagh, miền trung tiẻu bang Bihar, vùng đông bắc Ấn Ðộ. Sa môn Tất Ðạt Ða (Siddhàrtha) đã viếng thăm và tắm ở sông này sau khi Ngài từ bỏ lối tu ép xác khổ hạnh. Cạnh bờ sông có khu rừng Sa-La, nơi đây đức Phật

on the banks where the Buddha spent the afternoon previous to the night of His enlightenment after sitting meditation 49

days under the Bodhi-Tree, located in the present-day Buddha Gaya village which is situated at a short distance to the west of this river.

19. GAYÀ (P), GAYA (Jap.): The holy city in the Bihar state of the northeast India. The Buddha often came to visit and stay at this place during His lifetime. Gayà comprises the modern town of Sahebganj on the norhtern side and the ancient town of Gayà on the southern side.  Buddha-Gaya where the Buddha attained enlightenment is about 10 kilometres south of Gayà.

21. SUJÀTÀ (P): Daughter of a land owner in the village of Senani near the small city of Uruvela during the Buddha’s time, present-day Urel village which is situated six miles from the city of Gaya in the Gaya district of the Bihar state in the northeast India. Sujàtà made a promise to the God of the banyan tree near by that she would offer a meal of milk-rice to

the God if she gave birth to a son. Her wish wsas fulfilled, the son was born, and she sent her maid to prepare the place for the offering. Her maid, finding priest Siddhàrtha sitting under the banyan, thought that he was the tree-God present in person to recieve the offering. She brought the news to Sujàtà, who in great joy, brought the food in a golden bowl and offered it to him. This was the only meal of the Buddha previous to the night of His enlightenment after 49 days of His sittting meditation under the Bodhi-Tree which is located in the

đã nghỉ ngơi vào buổi chiều ngay trước đêm Ngài thành Ðạo sau 49 ngày ngồi thiền định dưới cội Bồ Ðề tại làng Phật Ðà Ca Da (Buddha Gaya) nằm cách xa một khoảng ngắn về hướng tây con sông này.

19. CA DA: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Gayà (Ba Lị) hay Gaya (tiếng Nhật). Tên một thành phố thiêng liêng thuộc tiểu bang Bihar, miền đông bắc Ấn Ðộ. Ðây là nơi đức Phật hay viếng thăm khi Ngài còn tại thế. Ngày nay Ca Da (Gaya) bao gồm thành phố Sahebganj về phía tây bắc và thị trấn Gaya cũ ở hướng nam. Phật Ðà Ca Da (Buddha Gaya) nơi đức Phật thành Ðạo cách thành phố Ca Da (Gaya) khoảng 10 cây số về phía nam.

20. TU GIÀ ÐA: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Sujàtà (Ba Lị). Tên người con gái của vị điền chủ ở làng Senani gần thị trấn Ưu Lâu Tần Loa (Ba Lị: Uruvela) thời đức Phật còn tại thế, nay là làng Urel cách xa sáu dặm thị trấn Ca Da (Gaya) trong quận Gaya thuộc tiểu bang Bihar, vùng đông bắc Ấn Ðộ. Nàng phát tâm hứa sẽ dâng cúng cho vị thần cây đa cạnh nhà một bữa ăn cháo sữa nếu như nàng sanh một đứa con trai. Sau đó, cô sanh cháu trai, lòng mong ước của cô được mãn nguyện. Cô sai người hầu gái sửa soạn nơi cho cô đến lễ bái tạ ơn Người tớ gái thấy sa môn Tất Ðạt Ða đang ngồidưới gốc cây đa, cô tưởng ngài là vị thần cây hiện ra để thọ nhận lễ vật. Sau khi được người hầu gái thông báo, tín nữ Tu Già Ða (Sujàtà) rất vui mừng, mang thức ăn đựng trong bình bát bằng vằng đến cúng dường cho Ngài. Ðây là bữa ăn duy nhất của đức Phật trước khi Ngài chứng đạo giác ngộ sau thời gian 49 ngày ngồi thiền định dưới cội Bồ Ðề tại làng Phật Ðà Ca Da (Buddha Gaya)

Buddha Gaya village in the Bihar state of the northeast India.

21. BÀRÀNASI (P and S), HARANASHI (Jap.) Also BANARAS (old name): A city on the Ganges river, the capital of the kingdom of Kasi which was one of the sixteen major countries during the Buddha’s time. About seven mmiles from Baranasi was Sarnath (Deer Park) where the Buddha preached His first discourse on the “Sermon on Setting in motion of the wheel of the Law” to His five disciples of Buddhist monks. Baranasi (or Banaras) is now the modern city of Varanasi of Benares in the state of Uttar Pradesh in northern India (See footnoote No.22).

22. MIGADÀYA (P), MRGADÀVA (S), ROKUYA-ON (Jap.): Literally means “Deer Park”. One of the four important sacred places of Buddhism. Its ancient name is Isipatana (P) or Rsipatana (S). The modern name is Sarnath, situated at a distance of about seven miles from the present-day city of Benares of Varanasi, in the Uttar Pradesh state of the northern India. This is the place where the Buddha preached to His five disciples of Buddhist monks His first discourse on the Dhammacakkappavattana-Sutta (P) or harmacakrapravartana-Sùtra (S), the translation of which is rendered “Sermon on the Setting in Motion of the Wheel of the Law”. There, also, the Buddha spent His first rainy season.

23. MÀRA (P and S), MA (Jap.): The Evil One, the Tempter, the God of lust, sin and death. Màra is the Lord of the “Paranirmita-vasavartin (S) or the Sixth Heaven of the Desire Realm. He is often depicted with a hundred arms,

trong tiểu bang Bihar, miền đông bắc Ấn Ðộ.

21. BA LA NẠI: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Bàrànasi (Ba Lị và Phạn) hay Haranashi (Nhật). Tên cũ còn gọi là Banaras. Thành phố nằm cạnh bờ sông Hằng, kinh đô của vương quốc Ca Thị (Ba Lị: Kasi), một trong 16 nước của Ấn Ðộ thời đức Phật còn tại thế. Cách thành phố Ba La Nại khoảng bảy dặm (miles) la vườn Lộc Uyển (Sarnath) nơi đức Phật đã thuyết bài pháp đầu tiên “Kinh Chuyển Pháp Luân” cho năm người đệ tử xuất gia của Ngài. Thành Ba La Nại (Baranasi hay Banaras) xưa kia, ngày nay là thị trấn Varanasi hay Benares thuộc tiểu bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Ðộ (Xem chú thích số 22).

22. LỘC UYỂN: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Migadàya (Ba Lị), Mrgadàva (Phạn) Rokuya-on (Nhật). Nghĩa đen là “Vườn Nai”. Là một trong bốn thánh địa quan trọng của Phật Giáo. Xưa kia Lộc Uyển (Migadàya)có tên Isipatana (Ba Lị) hay Rsipatana (Phạn). Ngày nay gọi là Sarnath, cách xa bảy dặm thành phố Ba La Nại (Benares hay Varanasi), trong tiểu bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Ðộ. Ðây là nơi đức Phật đã thuyết cho năm vị đệ tử xuất gia của Ngài bài pháp đầu tiên kinh “Chuyển Pháp Luân” tiếng Ba Lị là “Dhammacakkappavattana-Sutta” hay Phạn ngữ “Dharmacakrapravartana-Sùtra”. Lộc Uyển (Sarnath) cũng là nơi đức Thế Tôn đã trải qua mùa an cư kiết hạ đầu tiên.

23. MA VƯƠNG: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Màra (Ba Lị và Phạn) hay Ma (tiếng Nhật). Nghĩa là quỷ sứ, yêu ma, thần của lòng tham ái, tội lỗi và chết chóc. Ma Vương là vua làm chủ cõi trời “Tha Hóa Tự Tại Thiên” hay“Paranirmita-vasavartin” (tiếng Phạn) tức là cảnh trời

riding on an elephant. Màra symbolizes in Buddhism the passions that overwhelm human beings as well as everything

that hinders the arising of the wholesome roots and progress on the path of salvation and enlightenment.

24. BUDDHA (P and S), BUTSUDA (Jap.): Derived from the Sanskrit verb root “Budh” meaning to understand, to be aware of, or to awake. It describes a person who has achieved the enlightenment that leads to release from the cycle of birth and death and has thereby attained complete liberation.

25. GIJJHAKÙTA (P), GRDHRAKÙTA (S), GISHAKUTSU-SEN (Jap.). Also called “Vulture’s Peak”. It was so called because it resembled a vulture-like peak and also because the vultures used to dwell on its peak. It is one of

the five famous hills surrounding the inner area of Ràjagaha (P) during the Buddha’s time, present-day town of Rajgir in the Bihar state of the northeast India. Its caverns were always inhabited by the ascetics of ancient days and the Buddha also came to stay at this place to sit meditation several times during His sojourn in Ràjagaha. It is said that the Buddha preached there many important discourses of the Greater Vehicle including the Lotus Sculpture.

26. AJÀTASATTU (P), AJÀTASATRU (S), AJASE (Jap.): The son of king Bimbisàra and queen Vaidehi. He reigned over the kingdom of Magadha (494-462 B.C.) during

thứ sáu trong cõi Dục giới. Ma Vương thường được vẽ với hình tượng ngài có một trăm cánh tay và ngồi cỡi trên con voi. Trong Phật Giáo, Ma Vương là biểu tượng của những dục vọng khống chế, ngăn chận con người cũng như mọi hành động của chúng ta hướng đến việc lành và tiến bộ trên con đường giải thoát, giác ngộ.

24. PHẬT hay PHẬT ÐÀ: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Buddha (Ba Lị và Phạn), hay Butsuda (Nhật). Chữ “Buddha” (Phật) phát xuất từ ngữ căn tiếng Phạn “Budh” nghĩa là hiểu rõ, thấy biết hay tỉnh thức. Phật là người đã giác ngộ, không còn bị sanh tử luân hồi và hoàn toàn giải thoát.

25. KỲ ÐÀ QUẬT SƠN: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Gijjhakùta (Ba Lị), Grdhrakùta (Phạn) hay Gishakutsu-sen (Nhật). Cũng gọi là núi Linh Thứu hay “Núi hình chim Kên” (Vulture’s Peak) vì ngọn núi có hình dáng giống như con chim kên và cũng bởi chim kên thường hay tụ tập đậu trên đỉnh núi này. Ðây là một trong năm ngọn núi danh tiếng tại thành Vương Xá (Ràjagaha) thời đức Phật còn tại thế, tức là thành phố Rajgir ngày nay, trong tiểu bang Bihar, miền đông bắc Ấn Ðộ. Xưa kia, nhiều đạo sĩ thường vào ẩn tu trong các hang động ở ngọn núi này và đức Phật cũng hay ghé lại tọa thiền nơi đây mỗi khi Ngài đến hoằng pháp tại Vương Xá. Ðược biết trên đỉnh núi này đức Phật đã thuyết nhiều kinh điển Ðại Thừa quan trọng trong đó có kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

26. A XÀ THẾ: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Ajàtasattu (Ba Lị), Ajàtasatru (tiếng Phạn) hay Ajase (Nhật). Con vua Tần Bà Sa La (Bimbisàra) và hoàng hậu Vi Ðề Hi (Vaidehi). Ông lên làm vua trị vì nước Ma Kiệt Ðà (494-462 trước

the last 8 years of the Buddha’s life and for 24 years after the Buddha’s death. His name “Ajatasattu” means “enemy (sattu) while still unborn (ajata)” which, according to the legend, derives from his mother’s wish to drink blood from the knee of her husband. This was interpreted by the astrologers to mean that the child she was beearing would kill his father (Bimbisàra) and seize the kingdom. In fact, according to the Buddhist tradition, Ajàtasattu imprisoned his father and starved him to death. And together with Devadatta, he developed a conspiracy against the Buddha which was unsuccessful. Later, Ajàtasattu became a follower of the Buddha and support strongly Buddhism. Eventually, he was killed by his own son, prince Udayabhadra, who ruled for 14 years.

27. ANANDA (P and S), ANAN (Jap.): A cousin of the Buddha. One of the Buddha’s ten great disciples. He was personal attendant to the lord Buddha for more than twenty years. He was famed for his excellent memory and is said to have recited all the Buddha’s sermons which were later recorded as “Basket of Buddhist scriptures”. Ananda is said to have attained enlightenment after the passing (death) of the Buddha and to have lived to the age of 120.

28. KUSINÀRÀ (P), KÚSINAGARA (S), KUSHINAGARA (Jap.): The capital of the kingdom of Mallas (P), one of the sixteen major countries in India during the Buddha’s lifetime. It is identified with the modern village of Kasia which is situated about 55 kilometers to the east of

tây lịch) khoảng tám năm cuối cùng của đức Phật và tiếp 24 năm sau khi đức Thế Tôn nhập diệt. Tên A Xà Thế (Ajàtasattu) nghĩa là “kẻ thù (sattu) khi chưa sanh ra (Ajata) “ vì theo truyền thuyết bảo rằng lúc hoàng hậu Vi Ðề Hi mang thai ông, bà thường hay thèm khát hút máu nơi đầu gối của chồng. Do vậy, các chiêm tinh gia đoán rằng đứa con trong bụng bà tương lai sẽ sát hại cha nó (Tần Bà Sa La) để lên nắm quyền cai trị đất nước. Thực vậy, theo sử liệu Phật Giáo, A Xà Thế sau này đã bắt giam và bỏ đói giết chết vua cha trong ngục thất. Cùng với Ðề Bà Ðạt Ða (Devadatta), ông đã âm mưu chống lại đức Phật nhưng thất bại. Sau này, ông đã quy y làm đệ tử của đức Thế Tôn và ủng hộ mạnh mẽ Phật Giáo. Cuối cùng, A Xà Thế đã bị giết chết bởi chính con của ông là thái tử Udayabadra, người đã ở ngôi vua được 14 năm.

27. A NAN hay A NAN ÐÀ: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Ananda (Ba Lị và Phạn) hay Anan (tiếng Nhật). Ðại Ðức A Nan hay A Nan Ðà, bà con với đức Phật, là một trong mười vị đại đệ tử của Ngài. Ðại Ðức là vị đệ tử theo hầu cận (làm thị giả) đức Thế Tôn trong hơn hai mươi năm. Ðại Ðức là người có trí nhớ siêu phàm, đã có thể đọc lại thuộc lòng những bài thuyết của đức Phật mà về sau được ghi chép thành Kinh Tạng. Ðược biết rằng sau khi đức Phật nhập diệt, Ðại Ðức A Nan mới chứng đạo giác ngộ (đắc quả A La Hán) và Ngài sống thọ đến tuổi 120.

28. CÂU THI NA: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Kusinàrà (Ba Lị), Kúsinagara (tiếng Phạn) hay Kushinagara (Nhật Kinh đô của xứ Mạt La (Ba Lị: Mallas), một trong 16 vương quốc của Ấn Ðộ thời đức Phật còn tại thế. Ngày nay là làng Kasia cách xa 55 cây số về hướng đông thị trấn

the city of Gorakhpur in the Uttar Pradesh state of the northern India. This is the place where the Buddha entered Nirvana or died in the Sala Grove in about 543 B.C. After his death, his mortal remains were burned and a part of his relics were preserved in a stupa or pagoda in Kusinara. As the place of Buddha;s death, it became one of the most holy Buddhist places of pilgrimage.

Gorakhpur, trong tiểu bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Ðộ. Ðây là nơi đức Phật đã nhập Niết Bàn (viên tịch) trong rừng Sa La vào năm 543 trước tây lịch. Sau đó, kim thân của Ngài được hỏa thiêu và một phần xá lợi của đức Thế Tôn đã được tôn trí thờ trong một bảo tháp tại Câu Thi Na. Vì là nơi đức Phật đã nhập diệt cho nên thành phố này đã trở thành một trong bốn thánh địa thiêng liêng nhất của Phật Giáo.

—————————————————————

Nguồn daophatngaynay.com

29/03/2010 Posted by | 1) CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT (The Life of The Buddha), c) PHẬT HỌC TỔNG QUÁT | Bình luận về bài viết này

giảng: BỒ TÁT – HT THÍCH CHƠN THIỆN

I. Tổng quan

– Trong bài nầy, người viết chỉ ghi lại một số điểm theo ký ức hạn chế trong các dịp nghiên cứu, học hỏi về Bồ-tát và Bồ-tát thừa từ giáo lý Nam tạng và Bắc tạng. Người viết sẽ có bài biên khảo đầy đủ hơn trong một dịp khác.

– Theo tài liệu nghiên cứu về Bồ-tát và Đại thừa Phật giáo của Thượng tọa Tiến sĩ Walpola Rahula, một nhà Phật học nổi tiếng Tích Lan, trong một bài thuyết giảng của Thượng tọa tại Malaysia năm 1955, từ ngữ Đại thừa (Mahàyàna) và Tiểu thừa (Hìnayàna) Phật giáo chỉ tìm thấy ở Kinh Pháp Hoa, mà không có ở các tài liệu Phật học trước đó, bao gồm cả các Biên niên ký. Kinh Pháp Hoa xuất hiện sớm nhất là vào thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch. Bồ-tát thừa có mặt từ đó, và lý tưởng Bồ-tát được hình thành từ đó (Bodhisattva ‘s Ideal).

– Tư tưởng Phật giáo Đại thừa được bàn đến sớm nhất cũng từ thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch; phát triển mạnh dưới thời đại Luận sư Long Thọ (Nagarjuna), thế kỷ thứ hai Tây lịch và phát triển mạnh nhất từ thế kỷ thứ tư Tây lịch, dưới thời của hai đại Luận sư Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu);

– Thực sự, danh từ Bồ-tát (Bodhisattà) và các hạnh Bồ-tát Thập độ và Lục độ ba-la-mật đã được đề cập đến trong Nikàya của Thượng tọa bộ (Theravada) được kết tập từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, dưới triều đại đế Asoka, đặc biệt trong các câu chuyện Tiền thân (Jàtaka) thuộc Tiểu Bộ kinh (Khuddaka Nikàya). Tư tưởng Đại thừa cũng có gốc từ 5 Nikàya, chỉ phát triển sâu rộng về sau thành các Kinh, các luận, mà vốn cái tinh thần triển khai là tinh thần giảng rộng có từ Kinh tạng: các đại đệ tử giảng rộng các lời dạy vắn tắt của Thế Tôn, như tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputta), tôn giả Ca Chiên Diên (Kaccàna) …

– Từ ngữ Bồ-tát, tiếng Sanskrit viết là Bodhisattvà, Pàli viết là Bodhisattà: Bodhi có nghĩa là giác, giác trí, giác ngộ; sattà là biến cách thứ nhất (chủ cách) của từ sattu, là một hữu tình, một chúng sinh (being). Hán ngữ gọi Bồ-tátGiác hữu tình (một hữu tình có giác trí).

Từ các chuyện Jàtaka, tiền thân của Thế Tôn thường được đề cập là Bồ-tát đang thực hành các ba-la-mật, nói rõ là Thập ba-la-mật (Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định, Trí tuệ, Phương tiện thiện xảo, Nguyện, Lực và Trí) hay Lục độ ba-la-mật (bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định và trí tuệ) để cầu Nhất thiết trí (Phật quả), nhưng không giới thiệu cụ thể phát hành thành hệ thống giáo lý cho hàng Bồ-tát. Mãi đến thời kỳ Phật giáo phát triển (hay Đại thừa) thì giáo nghĩa, giáo hạnh, giáo giới về Bồ-tát mới được hệ thống thành một thừa gíáo và phổ biến rộng rãi: Bồ-tát giới, Bồ-tát tâm, Bồ-tát nguyện, Bồ-tát hạnh, Bồ-tát địa…

– Kinh Đại Bổn, Trường Bộ (Dighà Nikàya), Kinh Hi Hữu Vị Tằng Hữu Pháp (Majjhima Nikàya, Vol. III), Kinh Tập (Suttanipàta, Khuddka Nikàya) ghi rằng: Đức Thích Tôn là vị Bồ-Tát ở cung Đâu Xuất (Tusita, cõi trời thứ tư của Dục giới thiên) Đản sinh lúc vừa chấm dứt tuổi tho ở đó: đây là đời sống cuối cùng thành Phật. Như thế, theo giáo nghĩa Bồ-tát của Đại thừa, từ cung Đâu Suất Bồ-tát đã viên mãn quả vị Thập địa Bồ-tát: Pháp Vân địa.

– Hạnh nguyện chính của một vị Bồ-tát, theo Nguyên Thủy (Theravada) và Đại thừa (Phát triển) là “thượng cầu, hạ hoá”: trên thì cầu Phật trí, dưới thì hoá độ, dẫn dắt chúng sinh đến Phật trí. Bồ-tát hành tự độ và độ tha song song. Theo Đại thừa, tiêu biểu là kinh Pháp Hoa và Hoa Nghiêm, Bồ-tát có ba sức mạnh đặc thù: trí tuệ là linh hồn, thiền định là sức mạnh, và tâm đại bi là sắc thái hạnh nguyện nổi bật trên đường độ sinh.

– Từ ý nghĩa “thượng cầu Phật quả”, về sau một hành giả phát khởi “bồ đề tâm” cầu giác ngộ thường được hiểu một cách rộng rãi là “bồ tát sơ phát tâm”. Ý nghĩa Bồ-tát rộng rãi nầy được trình bày trong 54 quả vị trước khi thành Phật Chánh Đẳng Giác của Hoa Nghiêm (với Pháp Hoa tông thì có 52 quả vị) là: Thập Tín, Thập Hạnh, Thập Trụ, Thập Hồi Hướng, Thập Gia hạnh, và Thập Địa.

II. Hoa Nghiêm Kinh và Thập địa Bồ-tát

– Từ giáo lý Lục độ hay Thập độ ba-la-mật của Bồ-tát, pháp hành cơ bản của một Bồ-tát hiện rõ: Giới, Định, Tuệ và tâm Đại bi độ sinh (cụ thể qua Tứ nhiếp pháp và Tứ vô lượng tâm) được hành viên mãn đến Niết bàn Vô thủ trước đầy đủ Nhất thiết trí.

– Kinh Hoa Nghiêm giới thiệu Bồ-tát hành Tứ nhiếp pháp trải qua 44 quả vị trước khi đi vào Thập địa (Dasa – bhùmi), đó là:

* Thập tín: hành giả hành Giới, Định, Tuệ kết hợp với công hạnh hành Bố thí nhiếp.
* Thập Hạnh: hành giả hành Giới, Định, Tuệ kết hợp với công hạnh hành Ái ngữ nhiếp.
* Thập Trụ: hành giả hành Giới, Định, Tuệ kết hợp với công hạnh hành Lợi hành nhiếp.
* Thập Hồi Hướng: hành giả tiếp tục công phu Giới, Định, Tuệ kết hợp với công hạnh hành Đồng sự nhiếp.

Tiếp theo, hành giả phát khởi và an trú vào giác tỉnh vô ngã (trí tuệ vô ngã) qua bốn quả vị lần lượt là Noãn, Nhẫn, Đảnh, và Thế đệ nhất. Tại Thế đệ nhất vị, hành giả thành tựu công phu vững trú ở trí tuệ vô ngã, và đi vào hành Thập địa Bồ-tát đạo.

– Thập địa Bồ-tát:

1. Hoan Hỷ địa (Pramudità): Tại đây, Bồ-tát an trú vững chắc vào trí tuệ vô ngã, tâm sanh hoan hỷ, chứng đắc sự thật Ngã Không và Pháp Không. Bồ-tát khởi sự đạt được Thánh tánh (vào dòng Thánh)

2. Ly Cấu địa (Vimalà): Tại nhị địa, Bồ-tát hành viên mãn Giới đức.

3. Phát Quang địa (Prabhà-Karì): Tại tam địa, Bồ-tát hành viên mãn hạnh Nhẫn nhục, đi sâu vào nội quán, thoát khỏi ràng buộc của đường tu (tu đạo: bhàvanà màrga)

4. Diệm Huệ địa (Arcismatì): Tại tứ địa, Bồ-tát hành viên mãn hạnh Tinh Tấn, phát triể mạnh năng lực thiền quán.

5. Nan Thắng địa (Sudurjiayà): Tại ngũ địa, Bồ-tát hành viên mãn Công phu Thiền định, đầy đủ nhân duyên để an trú vào Tánh Không tại thế gian.

6. Hiện Tiền địa (Abhimukhì): Tại lục địa, Bồ-tát phát triển viên mãn tuệ vô ngã (Prajnà), thấy như thật tánh thanh tịnh của vạn hữu (bình đẳng ứng xử với tịnh và bất tịnh)

7. Viễn hành địa (Dùramgama): Tại thất địa, Bồ-tát đoạn tận tập khí chấp Ngã, phát triển tâm đại bi cứu độ chúng sinh.

8. Bất động địa (Acalà): Tại bát địa, Bồ-tát đoạn tận tập khí chấp Ngã và chấp Pháp, an trú vào vô tướng mà tự tại du hành độ sinh.

9. Thiện Huệ địa (Sàdhumatì): Tại cữu địa, Bồ-tát thành tựu Thập lực Bồ-tát, (Dasabalà), có khả năng thuyết pháp độ sinh rộng rãi.

10. Pháp Vân địa (Dharmameghà): Tại thập địa, Bồ-tát có thể thuyết pháp chỉ đường cho mọi căn cơ, như đám mây lớn cho mưa cho các loài cây lớn, cây nhỏ.

– Bồ-tát Thập địa, theo Kinh Hoa Nghiêm, hành kết hợp đủ Tứ nhiếp pháp: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành và Đồng sự.

– Từ Bát địa, Bất Động địa, Bồ-tát được tôn xưng là Đại Bồ-tát (Mahàbodhisattvà)

III. Thập địa Bồ-tát và Tứ quả Sa môn (Nikàya)

1. Hữu Học vị và Thập địa

1.1. Thánh Tu-đà-hoàn (Sotapatti): Tu-đà-hoàn trừ xong Thân kiến (Sakkàyaditthi), nghi, và giới cấm thủ, nên về mặt tâm và tuệ giải thoát, thì tương đương với Hoan Hỷ địa và Ly cấu địa.

1.2. Thánh Tư-đà-hàm (Sakadagamì): làm yếu đi Dục và Sân, Thánh A-na hàm (Anàgamì) thì đoạn tận Dục và Sân, nên về mặt tâm và tuệ giải thoát, có thể xem tương đương với Nan Thắng địa (ngũ địa) có khả năng an trú vào Tánh Không.

2. Thánh Vô Học A-la-hán (Arahat) và Thập địa

Thánh A-la-hán đã đoạn tận 10 kiết sử: Thân Kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục, Sân, Hữu ái, Vô hữu ái, Mạn, Trào cử và Vô minh. Về mặt tâm và tuệ giải thoát, có thể xem là đã trừ sạch chấp thủ Ngã, Pháp, tương đương với Đại Bồ-tát Bất Động địa (Acalà)

Theo Nikàya, các A-la-hán vẫn có sự cao, thấp về tuệ giải thoát, về tâm giải thoát (thiền định và các thần thông) nên mới có các vị đệ nhất về trí tuệ, đệ nhất thần thông, đệ nhất thiền định v.v… có các A-la-hán và Đại A-la-hán. Đức Thế Tôn cũng là một A-la-hán, nhưng là A-la-hán tối thượng gọi là A-la-hán Chánh Đẳng Giác (Arahat-Sammasambuddha). Như thế, sự khác biệ giữa các Đại A-la-hán và các Đại Bồ-tát chỉ là sự khác biệt về sứ mệnh, vai tròdanh xưng, trên thực tế giải thoát, các Đại A-la-hán có khả năng của một Đại Bồ-tát Cửu địa và Thập địa và an trú Lục độ Ba-la-mật.

IV. Pháp Hoa Kinh và Bồ-tát-thừa (Bodhisattvà-yàna)

– Kinh Pháp Hoa phân biệt có năm thừa giáo dành cho năm hạng căn cơ: Nhân, Thiên, Thinh Văn, Duyên Giác và Bồ-tát. Đặc biệt, Kinh chủ trương “Hội tam quy nhất”, thống nhất ba thừa Thinh Văn, Duyên giác và Bồ-tát thừa vào nhất thừa giáo gọi là Phật thừa (Buddha-yàna), xác định mục tiêu giải thoát tối hậu chỉ có một là Phật tri kiến. Do vì căn cơ của các hành giả khác nhau về trí tuệ, ý chí, thiên hướng, nguyện vọng, nên Thế Tôn phương tiện triển khai pháp ra năm thừa hay ba thừa. Điểm khác biệt của Pháp (Phật Pháp) là nằm ở căn cơ, khả năng của người đón nhận, mà không nằm ở Pháp, ở đích đến giải thoát của Pháp.

– Phẩm Thí dụ “ngôi nhà lửa” tam giới đang bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si, lửa sanh, già,bệnh, chết, ưu, bi, khổ não, Đức Phật bèn phương tiện nói Pháp có ba thừa để kíp cứu chúng sinh ra khỏi nhà lửa. Khi hành giả ra khỏi khổ đau của hữu vi (sinh tử luân hồi) thì Đức Phật dạy chỉ có một Bồ-tát thừa (dụ cho xe Trâu) dẫn đến Phật quả. Như thế các vị Thánh A-la-hán, Bích Chi sau khi đoạn tận Ái, Thủ, đoạn tận được các nhân của sinh tử, mới chỉ đắc được Giải thoát thân (Vimukti – Kàya) mà chưa đắc được Pháp thân (Dharma-Kàya), còn cần hành đại bi tâm, độ khổ vô lượng chúng sanh mới có thể thành tựu Nhất thiết trí (Phật trí).

Sự khác biệt về khả năng thể nhập Pháp thân (Dharma Kàya) của ba bậc Thánh A la-hán, Bích Chi và Bồ-tát (Đại Bồ-tát) có thể được hiểu qua sự hình dung ba hình ảnh ở ví dụ sau:

* Ba người cùng mắc một món nợ lớn (nợ sinh tử); cả ba đều nỗ lực làm việc sinh lợi sau một thời gian dài để xóa nợ. Bấy giờ, một vị sau khi trả nợ xong, của cải tự thân không còn có bao nhiêu; vị thứ hai, sau khi trả nợ xong, tiền của còn lại khá nhiều có thể giúp đỡ nhiều người khác; vị thứ ba, sau khi trả nợ xong, của cải còn lại vô số có thể cứu giúp vô số người khác.

Cũng thế, cả ba bậc Thánh A-la-hán, Bích Chi và Đại Bồ-tát sau khi thoát ly sinh tử, được “giải thoát thân”, thì khả năng độ sinh để đắc Pháp thân có sự khác biệt. Ở đây, cái nhìn phân biệt các pháp của các bậc Thánh có mặt, nhưng cái tâm chấp thủ thì không.

Bồ-tát thừa ở Kinh Pháp Hoa có ý nghĩa như thế, và thế giới các bậc Thánh của Kinh Pháp Hoa được xếp từ thấp lên cao như sau:

Thinh văn —> Duyên Giác —> Bồ-tát —> Phật Chánh Đẳng Giác

– Các Kinh Nikàya không trực tiếp giới thiệu Bồ-tát thừa, nhưng cũng đã hé mở cho thấy rằng các A-la-hán sau khi đoạn diệt Ái, Thủ, Vô minh thì các khả năng về trí tuệ, thiền định, thuyết pháp độ sanh vẫn biểu hiện ở các cấp độ khác nhau qua lời tuyên bố của Thế Tôn về các vị A-la-hán đệ nhất trí tuệ, thiền định, thần thông v.v… và vẫn chưa vào Phật trí như Thế Tôn. Thế có nghĩa là các bậc Thánh A-la- hán đã giải thoát khỏi khổ sinh tử vẫn còn có việc phải làm để thể nhập Pháp thân (Dharmakàya). Đây là điểm từ đó thành lập Bồ-tát thừa về sau.

V. Vị trí Bồ-tát ở các kinh Đại thừa

– Các Kinh Đại thừa luôn giới thiệu thính chúng gồm có ba đối tượng:

* Chúng Thinh văn gọi là “chúng đương cơ”, đối tượng chính của các thời Pháp.
* Chúng Bồ-tát: gọi là “chúng hộ trì”, nghe Pháp để hộ trì, khích lệ chúng Thinh văn.
* Chúng Nhân, Thiện và Bát bộ phi nhân: gọi là “chúng Kết duyên”, nghe Pháp để kết duyên, mà chưa đủ duyên để hành trì.

– Kinh Pháp Hoa diễn đạt một Bồ-tát là pháp sư diễn nói Diệu Pháp cần hội đủ ba đức:

* “Nhập Như Lai thất” (ở ngôi nhà đại từ bi của Như Lai)
* “Trước như Lai y” (Mặc áo nhu hòa, nhẫn nhục của Như Lai)
* “Tọa Như Lai tòa” (ngồi chỗ ngồi an trú vào Tánh Không của Nhứt thiết pháp của Như Lai)

– Kinh Hoa Nghiêm thì khẳng định:

* Trí tuệ là linh hồn của một Bồ-tát.
* Thiền định là sức mạnh của một Bồ-tát.
* Từ bi là sắc thái ứng xử của một Bồ-tát.

– Kinh Pháp Hoa đã mở đầu với sự hiện diện của Bồ-tát Văn Thù (Biểu tượng của Nhất thiết trí) và kết thúc với hình ảnh của Bồ-tát đại hạnh Phổ Hiền (biểu tượng của sức mạnh hành trì).

– Kinh Hoa Nghiêm thì mở đầu với Bồ-tát Phổ Hiền và kết thúc với hình ảnh của Bồ-tát Văn thù (biểu tượng của Nhất thiết trí).

Kỹ thuật giới thiệu có khác nhau giữa hai Kinh, nhưng chủ ý thì chỉ có một: hành Bồ-tát hạnh để thể nhập Nhất thiết trí.

– Nếu linh hồn của một Bồ-tát là Trí tuệ (Prajnà), thì linh hồn của Bồ-tát hạnh (các phật sự của Bồ-tát) phải là giúp chúng sinh có Chánh kiến, trí tuệ để loại bỏ vô minh, tà kiến vốn là gốc của khổ đau. Các Phật sự khác của Bồ-tát là nhiếp hoá chúng sanh chỉ là phương iện. Thế nên, Bố Thí nhiếp trong “Tứ nhiếp pháp” của Thập địa Bồ-tát xác định Bố thí Pháp là tối thắng. Đây là Phật sự giúp chúng sanh phát khởi chánh kiến, hay phát khởi “tâm bồ đề”, và nuôi dưỡng chánh kiến, tâm bồ đề ấy, phát triển cho đến ngày mở ra Phật trí. Đây cũng là Phật sự trung thành thể hiện châm ngôn “Duy Tuệ Thị Nghiệp” của giáo lý Phật giáo. Sứ mệnh của Phật giáo là thế, và sứ mệnh của một Bồ-tát cũng là thế!

VI. Kết luận

Giữa biển sinh tử đầy vô thường, chúng sinh không thể tránh khỏi các khổ đau gây ra bởi các nhân tố khách quan và chủ quan. Nhân tố tác hại triền miên và lớn nhất vẫn là chính dục vọng, tham ái, chấp ngã của tự thân mỗi chúng sinh. Chúng sinh luôn luôn cần sự giúp đỡ, khích lệ, hộ trì của vô lượng bàn tay của các thiện hữu và của chư Bồ-tát. Ngay dưới thời Đức Phật, Ngài thấy, ngoài đoàn thể chư Tăng đông đảo và trí tuệ, đức hạnh, còn cần tổ chức các đoàn thể cư sĩ hành hạnh lợi tha (như hạnh Bồ-tát) để trải rộng và sâu các Phật sự vào cuộc đời. Tăng Chi Bộ Kinh IV, phẩm Gia Chủ Hatthaka (Anguttara – Nikàya, Vol. IV) ghi lại pháp môn “Tứ nhiếp pháp” mà Thế Tôn truyền dạy riêng cho cư sĩ Hatthaka (đã đắc Thánh quả A-na-hàm; cả cư sĩ Citta cũng thế) để lãnh đạo thành công việc sinh sống, tu tập của một chúng cư sĩ 500 người. Kinh Hoa Nghiêm đã kết hợp Tứ Nhiếp pháp vào Phật sự của chư Bồ-tát Thập điạ, và cả 44 quả vị trước trước Thập địa, nói lên rằng chư Bồ-tát có thể đi đến Nhất thiết trí trong Phật sự độ sinh, và chúng sinh khổ đau có thể đến với trí tuệ Phật giáo trong đời sống gia đình phàm trần của họ. Hoa Nghiêm, và cả các Kinh Đại thừa Phật giáo, đồng thời cũng nói lên rằng chúng sinh rất khẩn thiết cần đến sự giúp đỡ của trí tuệ vô ngã và lòng đại bi của chư Bồ-tát. Phật sự phát huy Phật giáo trong mọi thời đại cũng khẩn thiết cần đến sự biểu hiện của trí tuệ và lòng đại bi ấy giữa cuộc đời. Đây là ý nghĩa của sự ra đời của chư Bồ-tát, Bồ-tát hạnh và Bồ-tát thừa mà từ ngữ Bodhisattà đã gợi ý: một chúng sinh có trí tuệ đi ra khỏi khổ đau, và đưa các chúng sinh về với trí tuệ đi ra khỏi khổ đau.

Tháng 5-2004
Tỷ kheo Chơn Thiện

29/03/2010 Posted by | c) PHẬT HỌC TỔNG QUÁT | Bình luận về bài viết này

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

Nguồn giacngo.vn

Hỏi: Một lần, tôi có đọc được một đoạn của bài viết trong báo Giác Ngộ như sau “Khi được hỏi con người ở thế giới này từ đâu có, trong một bản kinh Phật trả lời: có những vị Trời sắp hết phước, họ nhìn xuống thế giới này thấy có ánh sáng liền tìm đến. Tới nơi, họ ăn thử trái cây nơi đây thấy ngon, liền mất thần thông nên ở lại luôn, làm tổ tiên loài người…”.

Xin cho biết xuất xứ của đoạn kinh trên và tóm tắt ý chính của kinh. Quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc loài người có sự khác biệt như thế nào so với các lý thuyết khoa học đương đại?

Đáp:

Đoạn kinh trên được trích dẫn từ  kinh “Khởi Thế Nhân Bổn – số 27” ( Đại Tạng Kinh Việt Nam, Trường Bộ Kinh, tập 2, Nxb. Viện nghiên cứu Phật học Việt nam, 1991, Tr 387. Kinh tương đương: “Kinh Tiểu Duyên – số 5” Đại Tạng Kinh Việt Nam, Trường A Hàm, tập 1, Nxb. Viện nghiên cứu Phật học Việt nam, 1991, Tr 285).

ND.jpg

Ảnh minh họa – Internet

Theo quan điểm của Phật giáo được thể hiện cụ thể qua kinh Khởi Thế Nhân Bổn (Nikàya) và kinh Tiểu Duyên (Agama), thế giới là vô cùng, vô tận. Trong mỗi thế giới có các dạng thức tồn tại khác nhau. Ngoài thế giới chúng ta đang sống đây còn có nhiều thế giới khác, trong đó, cõi Trời Quang Âm là một trong những thế giới có sự liên hệ mật thiết với chúng sanh ở cõi Nam Diêm Phù Đề. Vào thời kỳ hình thành của thế giới này (có thể hiểu là quả đất và Thái dương hệ của chúng ta), các chúng sanh ở Quang Âm thiên sau khi thác sinh sẽ được chuyển sinh vào thế giới mà chúng ta đang sống. Buổi đầu hình thành thế giới, chưa có sự phân biệt giữa ngày và đêm, chưa có sự phân biệt giữa nam và nữ. Đất đai lúc đó có màu sắc và hương vị rất ngon ngọt. Khi ấy, “những chúng sanh này, do ý sanh, nuôi sống bằng tự hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không” (Kinh Khởi Thế Nhân Bổn). Sau đó, có một số chúng sanh nổi lên ý tưởng thử nếm vị ngọt của đất. Sau khi nếm, trong họ khởi dậy lòng tham ái thì ngay lúc đó, ánh sáng trên thân thể của họ biến mất. Lòng tham ái đã khiến cho các chúng sanh ấy trở nên thô xấu, họ không còn được tự tại, thanh thản như lúc đầu. Đồng thời, ý thức về giới tính xuất hiện, các chấp thủ phát sanh, điều kiện sống thay đổi…họ  phải lao động cực nhọc để tồn tại và phải tranh đấu với nhiều điều kiện sống khắc nghiệt khác để khẳng định sự hiện hữu của mình.

Cùng bàn về vấn đề nguồn gốc loài người, một quan điểm được giải trình trước hội đồng khoa học và đã được thông qua, đó là: “lúc trái đầt này hình thành, các chúng sanh xuất hiện đầu tiên từ Quang Âm Thiên, không cần thực phẩm. Rồi vị ngọt của đất và lúa đã cám dỗ họ khiến lòng ham muốn các hiện hữu khởi lên và phát triển trong tâm họ. Sau đó các bộ phận sinh dục cùng xuất hiện với các ham muốn dục tính. Khi dục vọng con người phát triển, các nhu cầu xã hội phát triển và yêu cầu có tổ chức các xã hội: xã hội con người được hình thành từ đó và các giai cấp xã hội xuất hiện”.(Thích Chơn Thiện, Lý thuyết nhân tính qua kinh tạng Pàli, Luận án Tiến sĩ Phật học tại Đại học Delhy Ấn độ năm 1996, NXB. TP Hồ Chí Minh ấn hành 1999, tr77).

Như vậy, theo quan điểm của Phật giáo thì nguồn gốc loài người trên trái đất này được xuất phát từ một thế giới khác, thế giới đó có tên là Quang Âm Thiên và đồng thời có những ưu điểm vượt trội hơn so với thế giới của chúng ta. Quan điểm này mặc dù được nhìn nhận, đánh giá dưới nhiều giác độ khác nhau nhưng theo chúng tôi, mãi đến hôm nay các lý thuyết về nguồn gốc loài người mà các nhà khoa học đưa ra vẫn đang còn nhiều vấn đề cần phải bàn cãi.

Đơn cử như lý thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người được đề cập trong tác phẩm: “Nguồn gốc các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên”. Ông cho rằng, con người được hình thành chính ở ngay thế giới này. Tuy nhiên, ở cuối tác phẩm này Darwin đã lưu ý rằng: “một ngày nào đó sẽ có sự bổ sung nhằm soi sáng nguồn gốc và lịch sử loài người” (Xem, Phạm Thành Hổ, Nguồn gốc loài người, Nxb. Giáo dục, 1997, Tr7). Điều này cho thấy rằng lý thuyết của Darwin là một lý thuyết mở, cần được bổ sung để kiện toàn. Gần đây nhất, đã có một số nhà khoa học cận hiện đại như Carl Sagan (1934 – 1996), Francis Crick (1916 – 2004) – người đồng khám phá ra chuỗi xoắn kép ADN – đã đưa ra giả thuyết cho rằng loài người trên trái đất có nguồn gốc từ các hành tinh, các thế giới xa thẳm trong không gian (Xem, Kiến Thức Ngày Nay số 314, 1999). Những nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài trái đất của các nhà khoa học trong những năm gần đầy đã cho thấy rằng, vấn đề nguồn gốc của loài người là một vấn đề chưa thể vội vàng đưa ra một kết luận chung cùng, đích đáng.

22/03/2010 Posted by | a) KINH GIẢNG, c) PHẬT HỌC TỔNG QUÁT | Bình luận về bài viết này

DIỆU NGHĨA CHỮ “KHÔNG”

Nguồn giacngo.vn

Giác Ngộ – Yêu chân lý có nghĩa là chịu đựng được hư không, và do đó, chấp nhận cả cái chết. Chân lý luôn nằm cận kề bên cái chết. (Aimer la vérité signifie supporter le vide, et par la suite accepter la mort. La vérité est du côté de la mort Simone Weil)

Triết học Phật giáo cho rằng đời là bể khổ. Kinh điển chép rằng ngay sau khi giác ngộ, trong bài giảng đầu tiên, Đức Phật đã giảng về Tứ diệu đế, mà trong đó Khổ đế là chân lý được nêu lên trước tiên. Bài viết nhỏ này không bàn về ý nghĩa chữ khổ trong tư tưởng Phật giáo vì nội hàm rộng lớn của nó, mà chỉ muốn nói đến một khía cạnh nhỏ: Khổ không chỉ có nghĩa đơn thuần là khổ đau về vật chất mà nó có một ý nghĩa lớn hơn, đó là sự đấu tranh giữa cái tất yếu và khát vọng tự do. Cái chết là một điều tất yếu, nhưng ý chí con người lại khao khát đến sự vĩnh cửu trường tồn nên muốn kéo sinh mệnh dài đến vô tận, vô biên. Trường sinh bất tử – một khát vọng gây nên nỗi khổ căn nguyên cho cõi thế – vẫn mãi mãi là giấc mơ hư ảo của con người, giống như giấc mơ tìm ra một loại động cơ vĩnh cửu của các nhà vật lý trong những thế kỷ trước.

Con người không ai muốn chấp nhận, thậm chí không muốn nghe nói đến cái chết; dù chính cái chết là một trong những điều kỳ diệu nhất trong thế giới tự nhiên của cõi nhân sinh, vì nó đem lại cho cuộc đời toàn bộ vẻ đẹp bi tráng và ý nghĩa của sự hằng cửu thiên thu. Chỉ có cái chết là điều duy nhất khiến tất cả con người đều được hoàn toàn bình đẳng trong cái thế giới đa thù sai biệt này. Từ vô lượng A tăng kỳ kiếp, cuộc đời sở dĩ vẫn còn đẹp, vẫn còn mang một ý nghĩa là nhờ cái chết. Hãy thử tưởng tượng cuộc sống trường sinh bất lão của các vị thần tiên trong truyện Trung Quốc, nếu sống cả mấy ngàn năm mà chỉ cứ quanh quẩn mãi chuyện cưỡi hạc đến thăm nhau, rồi đánh cờ, ngâm thơ, uống rượu thì đó quả là cuộc sống đầy cực hình. Một cuộc sống lờ đờ tẻ nhạt đôi khi còn đáng sợ hơn cả cuộc sống nhọc nhằn. Trong mấy ngàn năm qua, con người luôn cố công đi tìm cho ra ý nghĩa đích thực của cuộc đời, chính điều đó cho thấy dường như cuộc đời tự bản chất đã không có mang một ý nghĩa nào, ngoài ý nghĩa mà ta cố gán cho nó, để mong thấy được rằng cái tham vọng muốn kéo dài sinh mệnh của mình trên cõi đời cũng không phải là điều vô nghĩa.

Cái chết không phải là cái gì đó đến với chúng ta từ bên ngoài, mà là một thuộc tính nội tại trong ta, ngay khi ta vừa mở mắt chào đời. Cái chết vẫn luôn tồn tại song đôi với sự hiện hữu của mỗi chúng ta. Vừa mở mắt chào đời là ta đã lên đường đi đến với cái chết, với hư không. Song, con người chỉ muốn tồn tại trong cõi Hữu, luôn mang hoang tưởng rằng đó là chỗ trú ẩn an toàn duy nhất cho mình, mà không ai dám nghĩ đến sự tồn tại trong cõi Không. Đối diện với cõi Không xa lạ, con người đâm ra hoang mang hoảng sợ, nên phải tìm đủ cách để cố gắng kéo dài sự hiện hữu của mình trên cõi thế. Có người mong được bất tử bằng cách dùng quyền lực và tiền bạc để khắc thơ đề tên mình trên đá, hoặc tạc tượng chính mình khi còn sống. Nhưng có lẽ cách đơn giản nhất là sinh con trai để “nối dõi tông đường”, do đó mà có quan niệm “trọng nam khinh nữ” nặng nề ở phương Đông, để cố níu kéo sự tồn tại của mình thông qua một cái tên, cái họ.

Tôi muốn ghi lại đây một lần nữa câu nói cực kỳ minh tuệ của Homer: “Thần thánh ghen tỵ với chúng ta. Họ ghen tỵ với chúng ta vì chúng ta sẽ phải chết, bởi vì đối với chúng ta bất kỳ giây phút nào cũng có thể là những giây phút cuối cùng trong đời. Mọi thứ đều trở nên tươi đẹp hơn bởi vì chúng ta đều phải chết”. (1)

Trong suốt dòng lịch sử nhân loại, mọi tham vọng kéo dài đế chế đến ngàn năm, mọi hoài bão xây dựng sự bất tử trường tồn trên bạo quyền để thực hiện ý chí hùng bá đều sụp đổ nhãn tiền, và trở thành hư không mộng ảo. Tần Thủy Hoàng, sau khi dùng máu lửa để thống nhất Trung Quốc, liền có tham vọng muốn xây dựng một đế chế ngàn năm, bắt đầu từ Thủy Hoàng cho đến Nhị thế rồi Vạn thế. Ông vua tàn bạo này cho bọn phương sĩ ra khơi để tìm thuốc trường sinh. Rốt cuộc tấm thân vạn thặng phải nằm lẫn cùng đám cá thối ở Sa Khâu(2), còn nhà Tần chỉ truyền được hai đời thì mất. Hán Vũ Đế lại muốn luyện thuốc trường sinh bằng cách dựng một tượng tiên nhân bằng đồng, hai tay bưng một mâm vàng hứng sương khuya từ mặt trăng rơi xuống. Sương rơi chưa đầy mâm vàng thì vị vua hùng tài đại lược kia đã qua đời, mang theo cả khối hùng tâm vạn trượng về bên kia thế giới. Sử chép rằng hàng đêm vẫn nghe tiếng ngựa hí nơi nấm mộ của ông ở Mậu Lăng, sáng ra không còn dấu vết. Cảnh tượng bi thương biết bao cho những tham vọng hư huyền của một kẻ từng một thời đứng trên đỉnh cao chói lọi của quyền lực. Ở phương Tây, đế chế La Mã hùng cường cũng sụp đổ, rồi đến chế độ Quốc xã của Hitler. Đó là quy luật vô thường của tự nhiên, tất cả đều sẽ qua đi theo những sóng lớp phế hưng. Tham vọng, hoài bão càng lớn thì sự sụp đổ càng bi thương và chóng vánh.

Đời hưng vong bao thành quách lâu đài
Tự thiên cổ đứng buồn soi đáy nước.
(Đinh Hùng)

Gần như là một điều nghịch lý, trong khi mọi tham vọng cuồng điên của con người muốn xây dựng một nền bá quyền trường cửu đều bị cơn lốc vô thường của cuộc sống quét sạch đi tất cả, thì một tôn giáo dạy con người luôn quán chiếu sự vô thường của cõi thế cùng sự vô ngã của chư pháp, như Phật giáo, lại thường tồn một cách lặng lẽ tịch nhiên đến hơn mấy ngàn năm, mà không cần đến bất kỳ một thế lực nào. Không cần đến lửa và thanh gươm, không cần đến bất kỳ một lực lượng thần quyền hay thế quyền nào, chỉ với một câu “Nhất thiết giai Không” đã khiến Phật giáo trường tồn qua bao cảnh dâu bể tang thương một cách an nhiên tự tại. Chân lý đó cho thấy chính vì buông bỏ tất cả nên nắm bắt được tất cả. Vạn pháp do tham luyến mà bị hư hoại, nhờ buông xả mà được thường tồn.

Kinh Dịch nói “Sinh sinh chi vị dịch” (sinh rồi sinh không dứt, đó là đạo dịch). Chúng ta thường chỉ nghĩ đến chữ “sinh” mà quên mất giữa hai chữ “sinh” đó phải có chữ “diệt”. Nhờ có diệtsinh mới nối tiếp được sinh. Heidegger có lẽ là triết gia phương Tây đầu tiên suy tư về Không (Néant) như là căn cơ cho Hữu (Être), khi bàn về Siêu hình học phương Tây(3). Diệu dụng của chữ cũng được Lão Tử nói rất nhiều trong Đạo đức kinh. Tột điểm tư tưởng võ học trong những tác phẩm của Kim Dung là “vô chiêu thắng hữu chiêu”, thông qua nhân vật Lệnh Hồ Xung với Độc cô cửu kiếm. Theo tinh thần Trung luận của tổ Long Thọ thì “Dĩ hữu Không nghĩa cố, Nhất thiết pháp đắc thành” (Do có nghĩa của Không mà các pháp mới được thành tựu).

Người phương Tây có một câu ngạn ngữ rất hay, đại khái như vầy: “Những gì ta đang có sẽ phải thuộc về kẻ khác, những gì ta tiêu xài sẽ mất đi, nhưng những gì ta cho đi sẽ còn lại mãi mãi”. Cõi thế vốn vô thường, không ai có thể nắm giữ mãi những gì mình đang có trong tay. Tôi muốn hiểu chữ “cho” ở đây có nghĩa là “buông xa” theo tinh thần Phật giáo. Phải buông xả tất cả thì mới có thể an nhiên tồn tại trong cõi Không. “Buông xả” vẫn là điệp khúc, tự mấy ngàn năm qua, vang rền trong tòa lâu đài minh triết của phương Đông. Cố giáo sư Kim Định, trong tác phẩm “Những dị biệt giữa hai nền văn hóa Đông Tây” có nhắc đến một câu nói của Thánh Gandhi “Je me réduis à zéro” (Tôi tự giảm trừ bản thân đến mức thành con số không). Nhà văn Xô-viết Azhaev, trong tác phẩm “Xa Mạc Tư Khoa”, có viết rằng giá trị của con người giống như một phân số, trong đó tử số mới là giá trị thực của mình, còn mẫu số chỉ là giá trị do mình tưởng tượng ra. Kiến thức sơ đẳng về phân số cho ta biết khi mẫu số càng lớn thì giá trị phân số càng bé lại, và nếu mẫu số tiến đến vô cực thì giá trị phân số tiến đến không; ngược lại khi giá trị mẫu số càng bé thì giá trị phân số càng lớn, nếu mẫu số tiến về không thì giá trị phân số tiến về vô cực. Thánh Gandhi trở thành một biểu tượng vĩ đại của nền minh triết Á châu do đã buông bỏ tất cả tư dục để “Je me réduis à zéro”, nghĩa là đưa mẫu số về giá trị bằng không!

Chỉ khi cảm nhận được cái Không, có được “Je me réduis à zéro” thì chúng ta mới hiểu thêm về cái Hữu, nói theo Simone Weil thì phải cảm nhận được hư không, và do đó phải cận kề với cái chết thì mới thể hội được chân lý. Chỉ khi chúng ta thấy mình không là gì cả, thì mình mới được là mình theo tinh thần “Ngã thuyết... tức phi… thị danh” của kinh Kim Cương. Tồn tại trong cõi Không mới là sự tồn tại vô ngại, giữ được cái Tâm không thì mặt trời trí huệ sẽ tự nhiên chiếu sáng(4), và mới có thể “viễn ly điên đảo, mộng tưởng”.

Trong Bát nhã tâm kinh, toàn bộ thế giới vật lý và tâm lý với lục căn, lục trần, lục thức, cho đến thuyết Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên – nền tảng của tư tưởng Phật giáo – đều bị quét sạch trong cơn lốc phủ định toàn triệt của hai chữ Bất và Vô.

Sắc bất dị Không, Không bất dị sắc; sắc tức thị Không, Không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp Không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố Không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc”.

Nhưng phủ định toàn triệt theo tinh thần Bát nhã là thể cách vi diệu để đưa đến sự khẳng định toàn triệt trong cảnh giới tự do tuyệt đối. Trong cảnh giới thù thắng đó thì khẳng định là phủ định, và phủ định là khẳng định. Mọi mâu thuẫn đều dung thông vô ngại. Theo kinh điển ghi lại thì khi vừa mới sinh ra đời, Đức Phật đã bước đi bảy bước trên tòa sen và cất tiếng như sư tử hống: “Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn”. (Trên trời dưới đất, chỉ có Ta là tôn quý). Đó có lẽ là ngày đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại, cái Tôi được khẳng định một cách minh triết và hùng hồn nhất. Một tôn giáo khởi đầu bằng cách khẳng định một cách tuyệt đối cái Tôi, thì chính tôn giáo đó lại xiển dương quan điểm “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc” và dùng một loạt mười tám loại “Không”, từ “Nội không” cho đến “Vô pháp hữu pháp không” trong kinh Bát Nhã, để đẩy toàn bộ cái thế giới hữu sắc này đến chỗ tận cùng của chân không, của phủ định.

Và hơn ai hết, chính Đức Phật là người đã “Je me réduis à zéro” đến chỗ toàn triệt, nên khi từ cõi Không bước vào cõi Hữu để thuyết pháp, thì tư tưởng Ngài mãi mãi chói lọi trong ánh sáng giác ngộ của Đấng Không Vương! .

Huỳnh Ngọc Chiến

(1) Lời thoại của nhân vật Achille trong cuốn phim Troy: “The Gods envy us. They envy us because we’re mortal, because any moment might be our last. Everything is more beautiful because we’re doomed”. (2) Theo Sử ký Tư Mã Thiên thì Tần Thủy Hoàng, khi đi tuần thú, đột ngột mất ở Sa Khâu. Thừa tướng Lý Tư sợ thiên hạ sinh biến bèn không cho phát tang, mà đưa xe về cung. Dọc đường, Lý Tư sai lính gánh cá thối đi kèm theo xe để lẫn lộn với mùi người chết. Các quan vẫn hàng ngày tham kiến trước xe như khi vua còn sống! (3) Xin xem “Qu’est-ce que la métaphysique?” (Siêu hình học là gì?). (4) Tâm địa nhược không, tuệ nhật tự chiếu – Tổ Bách Trượng.

22/03/2010 Posted by | c) PHẬT HỌC TỔNG QUÁT | Bình luận về bài viết này

PHIÊN ÂM ĐẠI TẠNG KINH – Nguyên Tánh Trần Tiễn Khanh

PHIÊN ÂM ĐẠI TẠNG KINH

Nguyên Tánh Trần Tiễn Khanh

Nguồn http://www.thuvienhoasen.org/

Phật Giáo được truyền bá tại Việt Nam hơn 2000 năm qua. Kinh sách thường được trích ra từ Hán Tạng và cho đến ngày nay chúng ta chưa có một Đại Tạng Việt Nam (Việt Tạng) hoàn toàn đầy đủ. Vì chử Hán rất ít người biết mà số lượng kinh điển chưa được dịch còn quá nhiều, nên Nhóm Tuệ Quang chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu trong mấy năm vừa qua cách phiên âm và dịch các kinh điển Hán Tạng ra tiếng Việt.  Gần đây nhờ cơ duyên chúng tôi có được các bản chính văn trong Hán Tạng liền phát tâm phiên âm các kinh điển này ra tiếng Việt. Hán Tạng có hơn 70 triệu chữ trong 2370 bộ kinh, luật và luận. Chúng tôi cũng đã tìm được cách phiên âm chử Hán ra tiếng Việt bằng máy vi tính (computer). Sau đây chúng tôi trình bày một cách tóm lược quá trình hình thành Hán Tạng cũng như chương trình phiên âm và dịch thuật của chúng tôi.

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng

Công trình dịch thuật Kinh điển Phật Giáo từ tiếng Phạn sang Hán văn kéo dài hơn 1200 năm, từ đời Hậu Hán (thế kỷ Thứ Hai) đến đầu đời nhà Nguyên (thế kỷ 13). Theo Hòa Thượng Thiện Siêu, kinh đầu tiên được dịch là kinh Tứ Thập Nhị Chương do hai cao tăng Ca-diếp-ma-đằng và Trúc-pháp-lan, người Tây Vực (vùng Trung Á ở phía Tây Trung Hoa) dịch vào năm 76 Tây lịch. Các kinh A-hàm Chánh Hạnh, Ðại thừa Phương đẳng, Yếu Tuệ, An bang Thủ Ý, Thiền Hành Pháp Tưởng v.v… do cao tăng An Thế Cao dịch vào những năm 147 – 167 Tây lịch. Sau đó có nhiều cao tăng đến từ vùng Tây Vực, Kế Tân (Kashmir Bắc Ấn Ðộ) và Thiên Trúc (Ấn Ðộ) như Ngài Cưu Ma La Thập (Kumarajiva, 344-413 Tây Lịch).  Các vị cao tăng Trung Hoa mà nổi tiếng nhất là Ngài Huyền Trang (599-664 Tây Lịch) cũng đã sang Ấn Ðộ mang nhiều kinh về nước để phiên dịch, làm cho Hán Tạng phong phú và đầy đủ hơn bất cứ Tạng kinh nào được dịch ra văn hệ khác trên thế giới.

Từ Hậu Hán (58 – 219) đến đời nhà Lương (502 – 556) trong khoảng 500 năm đã dịch được 419 bộ (theo Xuất Tam Tạng Ký của Lương Tăng Hựu). Ðến đời Tống Thái Tổ (917 Tây lịch) mới khởi sự gom tất cả bản kinh đã dịch rải rác đó đây lại khắc in thành Ðại Tạng kinh. Lần khắc kinh này xảy ra ở Thành đô đất Thục (Tứ Xuyên) nên gọi là Thục Bản Ðại Tạng kinh, trải qua 12 năm mới khắc xong, cộng được 5.000 quyển. Ðây là Ðại tạng kinh đầu tiên ở Tàu. Tiếp sau đó có các Ðại tạng kinh được khắc in như Ðông Thiền Tự Bản năm 1080, do trú trì chùa Ðông Thiền khắc in trong 24 năm, được 6.000 quyển, rồi đến Khai Nguyên Tự Bản khắc in năm 1112, Tư Khê Tự Bản (Triết Giang) khắc in năm 1132, Tích Sa Bản (Giang Tô) năm 1231 do Ni sư Hoằng Ðạo khắc in trong vòng 79 năm, Phả Ninh Tự Bản khắc in năm 1269, Hoằng Pháp Tự Bản (Bắc Kinh) khắc in năm 1277. Bản Cao Ly khắc in theo Thuộc Bản năm 1011 – 1047 và thời Minh Trị Thiên Hoàng (1868 – 1912) tại Nhật có ấn loát Ðại Tạng kinh và Tục Tạng kinh gồm 8.534 quyển.

Nhận thấy các bản Ðại Tạng kinh nêu trên đã được khắc in nhưng không đầy đủ toàn bộ các kinh đã được dịch, giải, lại còn bị thất lạc, hư hỏng theo thời gian, gây khó khăn cho việc nghiên cứu kinh Phật, nên hai học giả tại Đại Học Tokyo là Takakusu Junjiroo (1866-1945) và Watanabe Kaikyoku (1872-1932) đã phát đại nguyện xuất bản một Ðại Tạng kinh đầy đủ. Trong vòng tám năm (1924-1932) họ đã gom góp, sưu tầm, tra cứu, đối chiếu, tổ chức lại có hệ thống tất cả bản kinh đã có thành một Ðại Tạng kinh hoàn bị gồm 2.920 bộ cộng thành một Ðại Tạng kinh 11.970 quyển, đóng thành 85 tập dày. Đại Tạng kinh này được in lần đầu tiên vào năm 1929 dưới triều Ðại Chánh, nên thường được gọi là Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng (Taisho Tripitaka).

Trong số 85 tập này, từ tập 1 đến tập 55 gồm kinh, luật, luận, sớ chú, sử truyện. Từ tập thứ 56 đến 85 gồm Tục Kinh Sớ, Tục Luật Sớ, Tục Luận Sớ…Trong số 2.920 bộ (11.970 quyển) này chia làm hai loại: Loại A là những kinh dịch từ Phạn văn. Loại này gồm có 1.692 bộ tổng cọng 6.256 quyển mà trong đó 2/3 là các kinh luật chính, còn 1/3 là những kinh có kèm lời chú giải và các sáng tác phẩm của các vị cao tăng Ấn Ðộ. Loại B là những bản kinh có kèm chú giải và những sáng tác phẩm của các nhà Phật học Trung Hoa và Nhật Bản. Loại B này gồm có 1.228 bộ chia thành 5.714 quyển. Hán Tạng có nhiều bộ và nhiều quyển hơn so với Đại Tạng tiếng Phạn và Pali, vì những bộ kinh lớn thường có nhiều người dịch và chú giải.

Đại Tạng Điện Tử của CBETA

Trong những năm gần đây, phương tiện truyền thông hiện đại như máy vi tính (PC), mạng lưới Internet, CD, DVD đã trở thành thông dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Giáo Sư Christian Wittern của Đại Học Kyoto, từ đầu thập niên 1990 đã có nhiều chương trình nghiên cứu và áp dụng những phương tiện truyền thông hiện đại này vào việc hình thành một ấn bản điện tử của Đại Tạng Kinh.  Từ năm 1993, một hiệp hội lấy tên là Electronic Buddhist Text Initiative (EBTI) được thành lập để trao đổi kinh nghiệm và tương trợ kỷ thuật giữa các chương trình ở nhiều quốc gia như Nhật, Đại Hàn, Đài Loan. Đặc biệt tại Hoa Kỳ, Giáo Sư Lewis Lancaster thuộc Đại Học Berkeley được xem như là người áp dụng phương tiện điện tử đầu tiên. Vào tháng 2 năm 1998, Hàng Thanh Đại Sư thuộc Đại Học Quốc Gia Đài Loan và Huệ Minh Đại Sư thuộc Viện Mỹ Nghệ Quốc Gia đã thành lập tại Đài Loan một hội lấy tên là Chinese Buddhist Electronic Text Association (CBETA). Hội CBETA đã phát hành một CD gồm sáu tập của Đại Chánh Đại Tạng vào tháng 12 năm 1998. Đến nay, hội CBETA đã hoàn thành một Đại Tạng điện tử gồm có 56 tập (Tập 1-55 và 85 của Đại Chánh Đại Tạng). Đại Tạng điện tử này đuợc hội CBETA phát hành miễn phí qua CD hoặc có thể tải về (download) từ Website của Hội http://www.cbeta.org Xin xem Mục Lục CBETA Hán Tạng ở website của chúng tôi.

Phiên Âm Hán Tạng

Nhóm Tuệ Quang chúng tôi đã liên lạc với hội CBETA và đã nhận được CD Đại Tạng Kinh từ năm 2002. Vì Đại Tạng có hơn 2370 bộ kinh và 70 triệu chử Hán, nên chúng tôi đã bỏ nhiều công trình để tìm cách phiên âm và dịch các bộ kinh bằng máy vi tính (PC). Một lợi điểm của máy vi tính là phiên âm có thể sai, nhưng không bao giờ sót, vì máy vi tính phiên âm từng chữ một. Chúng tôi đã hoàn thành một lập trình (computer program) để phiên âm các bộ kinh. Lập trình này dùng Tự Điển Hán-Việt của Cụ Thiều Chửu Nguyển hửu Kha. Tự điển nầy đã được dùng trong việc học hỏi và dịch thuật trong nhiều thập niên qua.  Xin xem bản phiên âm một đoạn trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Bản phiên âm của chúng tôi dùng những từ ngữ giống như trong bản dịch của Hòa Thượng Trí Tịnh. Các phiên bản rất tiện lợi cho việc dịch thuật và nghiên cứu vì có cả nguyên văn chử Hán và số hàng trong kinh. Vì ấn bản Từ Điển đầu tiên của Cụ Thiều Chửu đuợc nhà xuất bản Đuốc Tuệ phát hành vào năm 1942, nên chúng tôi đang tốn nhiều công sức để sửa chữa và bổ túc các phiên bản bằng những danh từ Phật Học và Hán-Việt hiện đại như Tự Điển Trần văn Chánh.

Đến nay công việc phiên âm các bộ kinh bằng máy vi tính đã hoàn tất. Tất cả có hơn 70 triệu chữ, chia làm 8836 phiên bản và 2372 bộ kinh. Các phiên bản này chiếm hơn 965 megabytes (MB) trong máy vi tính và có thể dùng Microsoft Word để đọc hoặc dịch thuật. Chúng tôi cũng đã thành lập một trang Website lấy tên là Dịch Kinh Phật Giáo (http://www.vnbaolut.com/dichkinh).  Qua  trang Web này, chúng tôi sẽ cung cấp các bản kinh, luật và luận nguyên văn chữ Hán và phiên âm tiếng Việt cùng các bản phiên âm và dịch ra tiếng Việt của Chư Tôn Đức và các bậc thức giả.  Các bản phiên âm nay vẫn còn nhiều sai lầm, nên chỉ dùng để nghiên cứu và phiên dịch.

Cũng cần nhắc đến Cụ Thiều Chửu Nguyễn hữu Kha (1902-1952) là người đã đóng góp nhiều trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo tại miền Bắc trong những thập niên 1930-1940.  Trong lời nói đầu của Tự Điển, Cụ đã viết lên thao thức của mình về Nho học:  “Tôi tự nghĩ rằng Hán học thời nay đang ngày một mất dần, chỉ nhờ có học Phật thì may ra mới duy trì được ít nhiều; nếu dùng cách nào mà giúp cho người đọc được kinh biết được chữ, tức là cái nền tảng để xây đắp lại tòa lâu đài Nho giáo nguy nga tráng lệ”.  Chúng tôi mong rằng công việc phiên âm Đại Hán Tạng của chúng tôi đã đáp ứng được phần nào hoài vọng của Cụ Thiều Chửu.

Hiện nay Nhóm Tuệ Quang đang nghiên cứu cách dịch nghỉa các bản phiên âm sang tiếng Việt. Chúng tôi hy vọng hoàn thành một Đại Tạng điện tử Việt Nam và, giống như hội CBETA, Đại Tạng điện tử sẽ được truyền bá miễn phí và rộng rãi qua các phương tiện truyền thông hiện đại như Internet và CD/DVD.
Các cố gắng của chúng tôi chỉ là những đóng góp nhỏ nhoi trong công việc hoàn thành Việt Tạng bằng điện tử. Các phiên bản còn nhiều sai sót nên chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, giúp đở, hợp tác cũng như ý kiến của các Chư Tôn Đức, các bậc thức giả và các Phật Tử gần xa để công việc sớm thành tựu.

Nguyên Tánh Trần Tiễn Khanh   (12/2005)



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhóm Tuệ Quang. Website http://www.vnbaolut.com/dichkinh
2. Hoà Thượng Thiện Siệu. Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Hán Văn
3. CBETA. Website http://www.cbeta.org
4. Christian Wittern, 2001. CBETA and its Digital Tripitaka
5. Nhóm Tuệ Quang. Mục Lục CBETA Hán Tạng
6. Thích Đồng Bổn, 2002. Lãng Đãng Một Khuất Nguyên ở Cụ Thiều Chửu.

17/03/2010 Posted by | c) PHẬT HỌC TỔNG QUÁT | Bình luận về bài viết này

Lịch sử kết tập kinh luật – HT Thích Phước Sơn

LẦN THỨ NHẤT

Không bao lâu sau khi Ðức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Ðại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan.

Bấy giờ, tôn giả Ðại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo: «Này chư hiền, trên đường tôi trở về thành Câu Thi (Kusinàrà) để đảnh lễ Ðức Thế Tôn lần cuối cùng, khi hay tin Ngài nhập Niết bàn, thì có một việc đáng buồn xảy ra: Trong khi các Tỳ kheo khóc than thảm thiết, không thể kiềm chế được lòng thương tiếc Ðức Thế Tôn, có người lảo đảo trên mặt đất, bước đi không nổi, thì Tỳ kheo Bạt Nan Ðà (Upananda) đang đi trước họ, bảo họ im lặng và nói: «Vị trưởng lão ấy thường dạy chúng ta nên làm như thế này, không nên làm như thế kia; nên học những điều này, không nên học những điều kia, thật là phiền toái.Bọn chúng ta ngày nay mới thoát được nỗi khổ ấy, tùy ý muốn làm gì làm, không còn ai ngăn cản nữa.Vì sao các ông lại thương tiếc khóc than?«. Ta nghe lời nói ấy, cảm thấy đau đớn và lo âu. Ngày nay, tuy Phật đã Niết bàn, nhưng giới luật vẫn còn đó, chúng ta phải hợp sức kết tập lại giới luật chớ để cho Bạt Nan Ðà cấu kết cùng bè đảng phá hoại chánh pháp.

Các Tỳ kheo đều tán đồng lời nói của tôn giả Ðại Ca Diếp, và thưa rằng: «Thưa trưởng lão, A Nan thường hầu cận Thế Tôn, Thầy ấy thông minh, nghe nhiều, gìn giữ kho tàng chánh pháp đầy đủ, nay ta nên mời Thầy vào trong số những người kết tập luật tạng«.

Tôn giả Ca Diếp liền bảo: «A Nan còn ở địa vị cần phải học (hữu học),còn bị tham ái, sân hận, si mê và sợ hãi chi phối, không nên cho tham dự«.

Thế nhưng, lúc này tôn giả A Nan đang ở tại thành Tỳ Xá Ly, ngày đêm thường thuyết pháp cho 4 chúng.Mọi người nghe pháp đông đúc chẳng kém gì khi Phật tại thế. Tại đây, có một Tỳ kheo người xứ Bạt Kỳ đang ngồi thiền trên lầu, vì không khí ồn ào không thể du hí trong tam muội giải thoát, bèn quán chiếu xem A Nan đã giác ngộ hay chưa, thì thấy rằng A Nan còn ở bậc hữu học, liền đến chỗ A Nan, đọc lên bài kệ:

« Ngồi dưới chỗ cây vắng
Tâm hướng đến Niết bàn.
Thiền định chớ phóng dật
Nói nhiều có ích chi?«

A Nan nghe vị Tỳ kheo ấy đọc kệ như vậy, lại biết việc Ca Diếp không cho mình tham dự kết tập luật tạng nên đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều siêng năng đi kinh hành, mong cầu được giải thoát, nhưng vẫn chưa đạt được. Ðến lúc nửa đêm, thân thể mỏi mệt cực độ, thầy định nằm nghĩ một chút, liền nghiêng đầu xuống gối, khi đầu vừa chấm gối, thì bỗng dưng dứt hết lậu hoặc. Các Tỳ kheo biết thế bèn thưa với Ca Diếp: « Ðêm qua A Nan đã được giải thoát, giờ đây nên cho thầy vào trong số người kết tập luật tạng«. Ca Diếp liền chấp nhận đề nghị ấy. Thế rồi tôn giả chọn thành Vương Xá làm nơi kết tập; vì ở đây có đầy đủ các phương tiện và thực phẩm.

Bấy giờ, 500 vị La Hán liền đến thành Vương Xá. Trong tháng đầu mùa hạ, họ lo sửa chữa phòng ốc và chuẩn bị ngọa cụ; tháng thứ hai tọa thiền để hưởng pháp vị giải thoát; đến tháng thứ ba mới tập họp lại một chỗ. Thế rồi, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả Ưu Ba Ly kết tập Luật tạng, và được đại chúng chấp thuận.Ca Diếp bắt đầu hỏi Ưu Ba Ly: Giới nào Phật chế trước nhất, chế tại đâu, người nào sai phạm, phạm về tội gì v.v… Ưu Ba Ly trình bày rằng: Phật chế giới dâm trước nhất, do Tu Ðề Na (Sudinna) vi phạm đầu tiên v.v…Một người hỏi, một người đáp và cuối cùng hỏi lại đại chúng, đại chúng cũng hoàn toàn nhất trí với sự trình bày của tôn giả Ưu Ba Ly. Công việc này kéo dài đến 80 lần mới hoàn tất gồm đủ cả giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni và được đặt tên là Bát thập tụng luật (Bộ luật được đọc đến 80 lần).

Tiếp theo, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả A Nan kết tập kinh tạng và được đại chúng nhất trí.Tôn giả A Nan lần lượt kết tập các kinh sau đây:Tăng nhất, Tăng thập, Ðại nhân duyên, Tăng Kỳ Ðà, Sa môn quả, Phạm Ðộng và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm, những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm. ngoài ra tập họp các kinh nói bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng. Thế rồi,tôn giả Ca Diếp tuyên bố: «Từ nay chúng ta đã kết tập giáo pháp hoàn tất. Từ nay trở đi, những gì Phật không chế định thì không được tùy tiện chế định, những gì Phật đã chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì Phật đã chế định«.

Tôn giả A Nan bấy giờ thưa với tôn giả Ca Diếp: «Chính bản thân tôi từng nghe Phật dạy rằng: «Sau khi ta Niết bàn, nếu thấy những giới nào có tính cách nhỏ nhặt, các ngươi có thể loại bỏ«.

Ca Diếp liền hỏi: «Thầy cho những giới nào là nhỏ nhặt?«.

A Nan đáp: «Không biết«.

– Vì sao không biết?

– Vì tôi không hỏi Thế Tôn.

– Vì sao không hỏi?

– Vì bấy giờ thân Phật đang bất an, sợ làm não loạn Ngài.

– Vì thầy không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy, nên phạm tội Ðột cát la, phải tự mình nhận tội và sám hối.

– Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính giới mà không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy nhưng vì sợ làm phiền Ðức Thế Tôn, nên không hỏi. Trong vấn đề này, tôi không thấy mình phạm tội, nhưng vì kính trọng và tin tưởng Ðại đức, nên tôi xin sám hối.

– Khi thầy vá y Tăng già lê cho Thế Tôn, thầy đã dùng chân đạp lên y, do đó, phạm tội Ðột cát la…(nt).

– Thưa Ðại đức, không phải là tôi không kính trọng Phật, nhưng vì lúc đó không có ai cầm y,nên tôi phải dùng chân đạp lên y để vá…(nt).

– Thầy đã ba lần cầu xin Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia trong chánh pháp, nên phạm tội Ðột cát la…(nt).

– Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính pháp, nhưng vì bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề Cù Ðàm Di từng nuôi dưỡng Thế Tôn đến trưởng thành, rồi Ngài đi xuất gia mà thành Chánh giác. Công ơn ấy cần phải báo đáp, nên tôi mới ba lần cầu thỉnh Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia…(nt).

– Khi Phật sắp nhập Niết bàn đã hiện tướng nói với Thầy rằng: Nếu người nào đạt được bốn thần túc, muốn giữ thọ mạng một kiếp hoặc hơn một kiếp đều có thể làm được, Ðức Như Lai đã thành tựu vô lượng thiền định, và đã ba lần hiện tướng nói với thầy như thế mà thầy không cung thỉnh Phật trụ thế một kiếp, hoặc hơn một kiếp, nên phạm tội Ðột cát la…(nt).

– Thưa Ðại đức, không phải tôi không muốn thỉnh Phật trụ thế lâu dài, nhưng vì ác ma Ba Tuần che mờ tâm trí của tôi, nên tôi không thưa thỉnh… (nt).

– Ngày xưa, Phật đã ba lần nhờ thầy đi lấy nước cho Phật uống, mà rốt cuộc thầy không dâng nước cho Phật, nên phạm tội Ðột cát la…(nt).

– Thưa Ðại đức, không phải là tôi không dâng nước cho Phật, nhưng vì bấy giờ có 500 chiếc xe vừa đi qua phía trên dòng sông khiến cho nước đục sợ uống vào sinh bệnh, nên tôi không lấy nước cho Thế Tôn…(nt).

– Thầy đã cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước mọi người, nên phạm tội Ðột cát la…(nt).

– Thưa Ðại đức, không phải tôi muốn cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước nhưng vì trời sắp tối,họ vào thành không kịp, nên tôi mới cho phép…(nt).

Tiếp theo, đại hội cứu xét những giới nào có thể loại bỏ,tôn giả Ca Diếp trình bày: « Nếu chúng ta xem chúng học pháp (những pháp cần phải học) là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Bốn giới Ba la đề đề xá ni cũng là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ. Nếu chúng ta bảo bốn giới Ba la đề đề xá ni là những giới nhỏ nhặt, thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Các giới Ba dật đề cũng là những giới nhỏ nhặt v.v… giờ đây, chúng ta không thể khẳng định giới nào là giới nhỏ nhặt mà loại bỏ một cách tùy tiện thì bọn ngoại đạo sẽ bảo: «Pháp của sa môn Thích tử giống như mây khói, khi thầy còn sống thì những pháp do thầy chế định các đệ tử tuân thủ một cách nghiêm túc, nhưng sau khi thầy nhập Niết bàn, họ không chịu thực hành nữa«. Do vậy, tôi xin khẳng định lại: «Những gì không do Phật chế thì không được tự ý chế định, và những gì do Phật chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì mà Phật đã truyền dạy«.

Sau khi nghe trình bày, tất cả đại chúng đồng thanh nhất trí với lời tuyên bố của tôn giả Ca Diếp.

Lúc này trưởng lão Phú Lâu Na đang ở phương Nam, nghe Phật Niết bàn tại thành Câu Thi, và các trưởng lão Tỳ kheo đang kết tập Tỳ Ni pháp tạng tại thành Vương Xá, liền dẫn đồ chúng đến đó tham dự. Nhưng khi đến nơi, đại hội kết tập vừa xong.Do đó, trưởng lão yêu cầu đại hội đọc tụng lại một lần nữa để trưởng lão và đồ chúng cùng nghe. Ðại hội đã hoan hỷ đáp ứng lời yêu cầu ấy.

Trong đại hội kết tập này, được các trưởng lão sau đây chủ trì:

1. Trưởng lão A Nhã Kiều Trần Như làm đệ nhất Thượng tọa
2. Phú Lâu Na làm đệ nhị Thượng tọa
3. Ðàm Di làm đệ tam thượng tọa
4. Ðà Bà Ca Diếp làm đệ tứ Thượng tọa
5. Bạt Ðà Ca Diếp làm đệ ngũ Thượng tọa
6. Ðại Ca Diếp làm đệ lục Thượng tọa
7. Ưu Ba Ly làm đệ thất Thượng tọa
8. A Na Luật làm đệ bát Thượng tọa.

Vì cuộc kết tập này vừa đúng 500 vị La hán, không nhiều, không ít, nên được gọi là cuộc kết tập giáo pháp của 500 vị La hán (ngũ phần luật, ÐTK.1421, tr 190b- 192a).

So sánh và nhận xét

1. Nhận xét tổng quát:

– Luật ngũ phần trình bày tóm tắt, cô đọng, và chỉ trình bày về sự kết tập.– Luật tứ phần, ngoài phần trình bày sự kiện kết tập, còn nói thêm đôi nét về lúc Phật Niết bàn.

– Luật Thập tụng trình bày tương đối phong phú nhất, vì còn thêm nhiều chi tiết lúc Phật Niết bàn.

2. Những vị chủ trì cuộc kết tập:

– Luật Ngũ phần (xem lại trước)– Luật Tứ phần ghi: a) Ðà Ê La Ca Diếp, b) Trưởng lão Bà bà Na, c) Ðại Ca Diếp, d) Trưởng lão Ðại Châu Na.

Luật Thập tụng ghi: a) A Nhã Kiều Trần Như, b) Trưởng lão Quản Ðà, c) Thập Lực Ca Diếp, d) Ma Ha Ca Diếp.

3. Những vấn đề Ca Diếp chất vấn A Nan:

– Luật Ngũ phần (tóm tắt những trình bày trên): a)- A Nan không hỏi Phật những giới nào là nhỏ nhặt có thể loại bỏ, b)- A Nan đạp chân lên y Tăng già lê của Phật, c)- A Nan đã xin Phật cho phụ nữ xuất gia, d)- A Nan không xin Phật trụ thế lâu hơn nữa mà để Phật Niết bàn, e)- A Nan không lấy nước cho Phật uống khi Phật đang cần. f)- A Nan đã cho phép nữ giới lễ xá lợi Phật trước nhất.– Luật Tứ phần: Bộ này đề cập đến 7 điều.Riêng điều thứ hai khác hẳn hai bộ kia, như sau: Phật đã ba lần yêu cầu A Nan làm người cúng dường mà A Nan nhất quyết không nhận. Còn các điều 1, 3 , 4, 5, 6, thì giống như các điều 1-5 của Ngũ phần, chỉ đảo lộn vị trí. Ðiều 7 cuối cùng thì viết: A Nan không ngăn nữ giới khiến họ làm bẩn chân Phật (1) (ÐTK, 1428, tr 966a).

– Luật Thập tụng: 5 điều trước giống như Luật ngũ phần, chỉ đảo lộn vị trí. Riêng điều thứ sáu, luật này nói «A Nan đã để lộ âm tàng tướng của Phật cho nữ giới xem (2) (ÐTK 1428, tr 449b).

4- Một số khía cạnh khác:

a. Ðịa điểm kết tập: cả ba bộ đều nhất trí cho là tại thành Vương Xá.b. Thời gian kết tập: cả ba bộ đều đồng ý cho rằng vào mùa hạ năm Phật Niết bàn.

c. Số người tham dự kết tập: cả ba bộ đều ghi nhận con số 500 vị La hán.

d. Người phấn khởi nhất khi hay Phật nhập Niết bàn: cả ba bộ đều cho là Tỳ kheo Bạt Nan Ðà, một Tỳ kheo bán thế xuất gia khi đã lớn tuổi.

e. Tất cả đều đồng ý giữ nguyên những gì Phật chế, nhưng tùy nghi áp dụng, không thêm cũng không bớt.

g . Vấn đề tạng Luật: cả 3 bộ đều nhất trí cho rằng kết tập Luật tạng trước do Ưu Ba Ly đảm trách, Kinh tạng sau, do A Nan thực hiện,

– Bộ Ngũ phần: chỉ nói kết tập tạng Luật và tạng Kinh. Hai bộ kia thì bảo kết tập cả Luận tạng và do A Nan phụ trách, như sau:– Bộ Tứ phần nói: điều gì liên quan đến những việc làm có nạn hay không có nạn, đều tập họp lại thành tạng Luận.

– Bộ Thập tụng nói: Phật dạy rằng ai phạm 5 tội – sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu thì sau khi chết sẽ đọa vào địa ngục nhanh như tên bắn, đó là tạng Luận. Bộ này nói rõ: Từ nay trở đi, mở đầu tất cả các bộ Kinh, Luật, Luận đều dùng câu «Như thị ngã văn, nhất thời ….« (Tôi nghe như vầy, một thuở…)

Có một điều khiến chúng ta phải lưu ý:tuy xuất phát từ một đại hội kết tập mà khi tường thuật lại vẫn có những điều dị biệt. Ðó là do trình độ ghi nhận, phương thức trình bày và quan điểm của mỗi bộ phái. Thế nhưng, đặc biệt tư liệu này nằm trong luận tạng, được bảo trì khá tốt, và tương đối còn giữ được tính chất nguyên thủy và trung thực, chưa bị tình trạng «tam sao thất bổn« làm cho sai lạc. Vì vậy, khi đề cập đến lịch sử kết tập Tam tạng giáo điển, chúng ta có thể yên tâm phần nào trong việc dẫn chứng về phương diện sử liệu./.

* Chú thích:

(1) Tôn giả Ca Diếp chất vấn A Nan: «Vì sao thầy không ngăn cản nữ giới để họ làm bẩn chân Phật?«, A Nan đáp: «không phải tôi cố ý làm như vậy, nhưng vì tâm hồn nữ giới rất mềm yếu, nên khi đảnh lễ chân Phật, họ khóc lóc làm rơi nước mắt trên chân Phật, khiến chân Phật bị nhiễm bẩn«.

(2) Tôn giả Ca Diếp hỏi A Nan: «Vì sao thầy để lộ âm tàng của Phật cho nữ giới xem?«, A Nan đáp: «Vì nữ giới phúc đức mỏng manh, nên muốn cho họ xem tướng âm tàng của Phật. Khi thấy rồi họ sẽ nhàm chán cái thân nữ giới, sau đó mong được cái thân nam tử, nên tôi cho họ xem«.

LẦN THỨ HAI

Sau khi Phật Niết bàn độ 100 năm, các Tỳ kheo Bạt Kỳ ở Tỳ Xá Ly đề ra 10 điều phi pháp như sau:

1/ Tỳ kheo ăn muối gừng để dành qua đêm vẫn hợp pháp,
2/ Tỳ kheo ăn xong, nhận được thức ăn khác, dùng hai ngón tay cầm thức ăn để ăn vẫn hợp pháp,
3/ Tỳ kheo ăn xong, rời khỏi chỗ, rồi ngồi ăn lại vẫn hợp pháp,
4/ Tỳ kheo ăn xong, đi sang nơi khác ăn thêm vẫn hợp pháp,
5/ Tỳ kheo dùng sữa đường hòa lại uống ngoài bữa ăn chính vẫn hợp pháp,
6/ Tỳ kheo uống rượu tự chế biến từ trái cây vẫn hợp pháp,
7/ Tỳ kheo tùy ý làm tọa cụ lớn hoặc nhỏ vừa với mình vẫn hợp pháp,
8/ Tỳ kheo có thể làm những việc mà lúc còn cư sĩ đã làm vẫn hợp pháp, tất nhiên có việc có thể làm được và có việc không thể làm được,
9/ Trong một trú xứ có một nhóm Tỳ kheo làm pháp yết ma riêng, sau đó đến yêu cầu chúng Tăng chấp nhận pháp yết ma ấy vẫn hợp pháp,
10/ Tỳ kheo có thể thu nhận và cất giữ vàng bạc, tiền của vẫn hợp pháp.

Thế rồi, vào các ngày mồng 8, 14 và 15, các Tỳ kheo ấy thường ngồi ở chỗ đông người qua lại, đặt một cái bát nước trước mặt, nói với mọi người rằng đó là cái bát điềm lành, rồi yêu cầu họ bố thí:

«Những điềm lành ở trong này, các vị hãy bố thí y bát, giày dép và thuốc men«. Những người muốn bố thí, liền bố thí, những người không muốn bố thí thì chê trách, hủy báng, nói: «Sa môn Thích tử không nên nhận vàng bạc, tiền của, giả sử có ai đem cho, cũng không nên đưa mắt nhìn đến, nay vì sao lại bày ra cái trò xin bố thí như thế này?«.

Bấy giờ, Trưởng lão Da Xá ở trên giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu thấy thế, liền nói với các Tỳ kheo: «Các Thầy chớ bày ra cái trò xin bố thí như vậy. Chính tai tôi từng nghe Phật dạy: Người cầu xin bố thí phi pháp, và người cầu bố thí cho kẻ xin phi pháp, cả hai đều có tội«. Thầy nói với các Tỳ kheo xong, lại nói với các bạch y nam nữ già trẻ: «Các người đừng bố thí như thế. Chính tôi từng nghe Phật dạy: Người cầu xin phi pháp và người bố thí cho kẻ xin phi pháp, cả hai đều có tội«.

Khi các Tỳ kheo được vàng bạc, tiền của rồi, liền đem chia cho Da Xá, nói với Thầy: «Ðại đức có thể nhận phần này«.

Da Xá đáp: «Tôi không nhận cái phần bố thí do xin phi pháp như vậy«.

– Nếu thầy không nhận thì có thể cho lại chư Tăng.

– Tôi đã không nhận thì lấy đâu mà cho chư Tăng?

Thế rồi, các Tỳ kheo ấy bèn hạch tội Da Xá rằng trước đây Thầy đã nói cho bạch y biết việc đó, làm như thế là nhục mạ bạch y, nên họ phạt Da Xá bằng pháp yết ma hạ ý (làm vui lòng người khác).

Sau khi tuân thủ pháp yết ma hạ ý, Da Xá liền bảo các Tỳ kheo cử một Tỳ kheo cùng đi với Thầy đến các nhà bạch y để xin lỗi họ. Da Xá bèn đi đến chỗ 500 Ưu bà tắc đang tụ họp, nói với họ: «Các người nên biết, điều gì chánh pháp thì tôi nói là chánh pháp, điều gì phi pháp thì tôi nói là phi pháp, điều gì chánh luật thì tôi nói là chánh luật, điều gì phi luật thì tôi nói là phi luật. Những gì do Phật dạy thì tôi bảo là do Phật dạy, những gì không phải do Phật dạy thì tôi bảo là không phải do Phật dạy. Trước đây tôi đã nói như thế, khiến các Ưu bà tắc nổi giận, nên hôm nay tôi đến để xin lỗi«.

Các Ưu bà tắc nghe thế, hoảng kinh bảo: «Thưa Ðại đức, lúc nào Ðại đức bảo đây là pháp, đây là luật, đây là lời Phật dạy, khiến cho chúng tôi nổi giận mà nay phải đến xin lỗi?«.

Nhân đó, Da Xá mới nói với họ rằng, ngày trước tại thành Vương Xá, Ðức Thế Tôn có nói với các đại thần của vua Bình Sa Vương rằng: «Sa môn Thích tử không nên cất giữ vàng bạc châu báu và dùng nó để buôn bán«. Rồi Phật nêu ví dụ về mặt trời, mặt trăng không sáng tỏ là vì bị 4 thứ khói, bụi và A tu la che khuất. Cũng thế, Sa môn Thích tử cũng bị 4 thứ sau đây che khuất: 1/ Không đoạn trừ ái dục, làm điều bất tịnh, 2/ Ðam mê rượu thịt không chịu trừ bỏ, 3/ Chuyên làm những việc tà vạy để mưu sinh, 4/ Thu nhận vàng bạc châu báu rồi dùng nó để mua bán kiếm lời. Chỉ có những ai xem ngũ dục là thanh tịnh mới cất giữ vàng bạc châu báu, và dùng nó để mua bán, rồi xem như một việc làm hợp pháp. Phật thường bảo: «Tỳ kheo cần xe thì xin xe, cần người thì nhờ người, tùy theo những nhu cầu cần thiết Ta đều cho phép cầu xin, nhưng hoàn toàn không được thu nhận vàng bạc châu báu và dùng nó để mua bán«.

Da Xá lặp lại lời Phật dạy xong, bèn hỏi các người Ưu bà tắc là những điều đó có đúng luật, đúng lời Phật dạy hay không. Các người ấy đều nhất trí thừa nhận là đúng, và phát biểu: «Tại thành Tỳ Xá Ly hiện nay chỉ có Ðại đức Da Xá là số một trong hàng Sa môn Thích tử«. Thế rồi, họ yêu cầu Thầy trụ trì tại thành Tỳ Xá Ly để họ cúng dường tứ sự (4 món cần thiết suốt đời).

Sau đó, Da Xá từ giã các cư sĩ rồi trở về lại trú xứ. Các Tỳ kheo Bạt Kỳ biết Da Xá được các người Ưu bà tắc tín nhiệm, nên xoay qua kết tội thầy phạm Ba dật đề, vì trước đây đã xúc phạm các Tỳ kheo, do đó, phải sám hối. Da Xá khẳng định rằng mình vô tội nên không có lý do gì phải sám hối. Các Tỳ kheo Bạt Kỳ bèn tập họp lại, định làm yết ma kết tội Da Xá ngoan cố không nhận tội. Thấy tình thế gay cấn, Da Xá liền dùng thần thông bay đến nước Ba Tuần. Trên đường đi, Thầy gặp 60 Tỳ kheo đã đắc tam minh, lục thông, đều là đệ tử của A Nan, Thầy liền yêu cầu họ họp sức để diệt trừ 10 điều phi pháp của nhóm Tỳ kheo Bạt Kỳ, đồng thời Thầy tiếp tục vận động hai nhóm Tỳ kheo khác, mỗi nhóm gồm 30 người. Họ cũng đã đạt được đạo quả cao siêu như nhóm Tỳ kheo trước, và ai nấy đều nhiệt tình hưởng ứng công việc chính nghĩa của thầy. Rồi thầy tiếp tục đến núi A Phù mời trưởng lão Tam Phù Ðà hợp tác, và trưởng lão cũng tùy hỷ.

Bấy giờ, trưởng lão Ly Bà Ða đã đạt được từ tâm tam muội, có đông đảo đồ chúng, đang ở tại thành Câu Xá Di. Da Xá cũng đến đó mời trưởng lão tham gia, và trưởng lão cũng hoan hỷ.

Các Tỳ kheo Bạt Kỳ nghe tin Da Xá đã đến gặp trưởng lão Ly Bà Ða, họ bèn chở đầy thuyền những y bát của Sa môn và những vật dụng cần thiết khác, cùng đến đó định mua chuộc trưởng lão để trưởng lão yểm trợ. Trong thuyền ấy, có một Tỳ kheo tên Sa Lan, thấy sự việc phức tạp, thầy bèn căn cứ vào kinh luật chiêm nghiệm xem các Tỳ kheo Bạt Kỳ hành động đúng pháp hay phi pháp, thì thầy thấy rằng họ phi pháp. Bỗng dưng, trên không trung có vị thiên thần ba lần xướng lên rằng: «Ðúng thế ! đúng thế ! Các Tỳ kheo Bạt Kỳ hành động phi pháp như ông đã thấy«.

Khi đi đến Câu Xá Di, các Tỳ kheo Bạt Kỳ liền vào diện kiến trưởng lão Ly Bà Ða và thưa rằng: «Chúng tôi chở rất nhiều vật dụng cần thiết của Sa môn đến để cúng dường đại đức, mong đại đức nạp thọ«. Trưởng lão từ chối nói: «Y bát của tôi đã đầy đủ chẳng cần chi nữa«. Họ lại nài nỉ: «Nếu không nhận nhiều, xin đại đức nhận cho chút ít«. Trưởng lão khẳng định: «Y bát của tôi đã đủ không thể nào nhận thêm những vật của các thầy một cách phi pháp«.

Biết Trưởng lão Ly Bà Ða có một đệ tử tên Ðạt Ma thường hầu bên cạnh, các Tỳ kheo Bạt Kỳ liền đến xin cúng dường vật dụng cho thầy, thầy cũng từ chối. Họ bèn thuyết phục: «Khi Phật còn tại thế, người ta đến cúng dường Phật, nếu Phật không nhận thì họ đem cúng dường A Nan, A Nan đều nhận cả. A Nan nhận thì cũng như Phật nhận«. Ðạt Ma nghe thế liền nhận một vật. Nhận rồi liền hỏi: «Các Thầy muốn điều gì mà cưỡng ép bố thí cho tôi?«. Họ đáp: «Chúng tôi muốn đại đức thưa với Hòa thượng Bổn sư, tận lực hỗ trợ chúng tôi, đừng để cho Da xá phá hoại pháp luật của chúng tôi«.

Ðạt Ma liền đến thưa với thầy mình: «Hòa thượng nên ủng hộ các Tỳ kheo Bạt Kỳ«, Ly Bà Ða nói: «Những người làm điều phi pháp, ta không ủng hộ«. Ðạt Ma thưa: «Mong thầy suy nghĩ lại«. Ly Bà Ða liền khiển trách Ðạt Ma: «Nay ngươi khuyên ta hỗ trợ những kẻ phi pháp, ngươi chẳng phải là đệ tử của ta nữa. Từ nay trở đi chớ có ở quanh quẩn bên ta«.

Ðạt Ma sợ hãi, xấu hổ, đến thuật lại với các Tỳ kheo Bạt Kỳ sự kiện vừa rồi và họ bèn an ủi, khuyên Thầy đừng sợ gì cả.

Thế rồi, trưởng lão Ly Bà Ða suy nghĩ: «Nếu ta dẹp trừ những việc phi pháp của bọn họ tại đây, họ sẽ khởi lên trở lại, vậy ta phải cùng nhau đến chỗ ở của họ mà dẹp trừ«. Nghĩ vậy, liền cùng với Da Xá đến thành Tỳ Xá Ly. Nơi thành này, có vị Tỳ kheo tên là Nhất Thiết Khứ, Thầy là vị Thượng tọa có uy vọng nhất trong hàng Sa môn Thích tử ở cõi Diêm phù đề này, đã đắc quả A la hán, có tam minh, lục thông, cũng là đệ tử lớn nhất của A Nan. Da Xá liền bàn với Ly Bà Ða, cùng đến gặp Nhất Thiết Khứ để bàn bạc công việc rồi sẽ thực hiện. Sau khi gặp Thượng tọa Nhất Thiết Khứ, chào hỏi xong xuôi, Ly Bà Ða một mình đến phòng Thượng tọa, trải tọa cụ an nghỉ. Ðêm đến, Ly Bà Ða suy nghĩ: «Thượng tọa Nhất Thiết Khứ này đã quá già nua mà còn nỗ lực ngồi thiền suốt đêm, thì ta nay đâu được phép an nghỉ«. Nhất Thiết Khứ cũng suy nghĩ: «Vị khách Tỳ kheo này đi đường cực nhọc mà còn ngồi thiền suốt đêm để hành đạo, thì ta đâu được phép nằm yên«.

Hai người ngồi thiền suốt đêm suy nghĩ về nhau như thế. Ðến cuối đêm, Nhất Thiết Khứ hỏi Ly Bà Ða: «Ðêm nay Thầy nhập vào loại thiền định nào?«

Ly Bà Ða đáp: «Tính tôi rất nặng lòng từ bi, đêm nay tôi nhập vào từ tâm tam muội«.

– Ðó là loại Thiền định thô thiển. Chẳng hay Thầy đã đắc quả A la hán chưa?

– Ðã đắc rồi. Thế còn Thượng tọa đêm nay nhập vào loại Thiền định nào?

– Tính tôi thích quán tưởng về «không«, đêm rồi tôi nhập vào không tam muội.

– Ðó là việc làm của bậc đại nhân. Vì không tam muội là pháp của bậc đại nhân. Nhưng Thượng tọa đã đắc quả vị A la hán chưa?

– Ðã đắc rồi.

– Vậy xin Thượng tọa cho biết, muối để cách đêm có được phép dùng không?

– Việc ấy nên hỏi giữa chúng Tăng, nếu hỏi riêng tôi, những kẻ phi pháp sẽ cho tôi là có ý thiên vị và không chấp nhận tôi vào thành phần bàn luận Tỳ ni (giới luật).

Bấy giờ, Ly Bà Ða liền tập họp Tăng chúng để luận bàn Tỳ ni, nhưng vì Tăng chúng đông đảo, không khí ồn náo, khó quyết đoán Tăng sự nên Thầy đề nghị bạch nhị yết ma đề cử một số đại diện để chủ trì cuộc họp và quyết đoán các sự việc. Nhóm Tỳ keo Bạt Kỳ trước hết đề cử 4 vị: 1/Nhất Thiết Khứ, 2/ Ly Bà Ða, 3/ Bất Xà Tôn, 4/ Tu Ma Na. Nhóm Tỳ kheo Ấp Ba Lợi cũng đề cử 4 người: 1/ Tam Phù Ðà, 2/ Sa Lan, 3/ Trường Phát, 4/ Ba Sa Lam.

Các Thượng tọa được Tăng sai bèn nhất trí chọn khu vườn của một nữ thí chủ đã cúng dường cho chư Tăng, tại Tỳ Xá Ly làm nơi nghị sự.

Bấy giờ Ly Bà Ða bèn hỏi Thượng tọa Nhất Thiết Khứ điểm thứ nhất: «Muối để cách đêm có được phép dùng không?«

Nhất Thiết Khứ đáp: «Không được dùng«.

– Phật chế định điều này tại nơi nào?

– Tại thành Vương Xá.

– Do ai mà chế?

– Do một Tỳ kheo ở nơi A lan nhã.

– Phạm về việc gì?

– Phạm về việc dùng thức ăn để cách đêm, thuộc tội Ba dật đề.

Thế rồi, Ly Bà Ða kết luận: Ðó là pháp, đó là luật, đó là lời Phật dạy, các Tỳ kheo Bạt Kỳ làm điều phi pháp, phi luật, trái lời Phật dạy, giờ đây bỏ xuống một thẻ.

Và cứ thế, Ly Bà Ða hỏi, Nhất Thiết Khứ đáp, cho đến khi kết thúc 10 điều phi pháp.

Tiếp theo, 8 vị này bèn suy cử 4 người đại diện là: Nhất Thiết Khứ 136 tuổi hạ, Ly Bà Ða 120 tuổi hạ, Tam Phù Ðà và Da Xá đều 110 tuổi hạ, những vị này có trách nhiệm đem các quyết định của Ðại hội vừa rồi ra công bố trước 700 vị A la hán, theo thể thức Ly Bà Ða hỏi và Nhất Thiết Khứ đáp như trên. Cuối cùng, Ly Bà Ða kết luận: «Những gì không do Phật chế thì không được tùy tiện chế định, những gì do Phật đã chế thì không được vi phạm. Tăng chúng phải chăm chỉ học tập những gì Phật đã truyền dạy«.

Cuộc kết tập này vừa đúng 700 vị A la hán, nên gọi là cuộc kết tập của 700 người. (Ngũ phần Luật, ÐTK.1421, tr.192a-194b).

Vài điều ghi nhận

1/ Lý do kết tập: cả hai bộ Tứ Phần luật (ÐTK.1428, tr.969c-976a) và Thập Tụng luật (ÐTK.1435, tr.453c-455c) đều nhất trí với Ngũ Phần Luật cho rằng do 10 điều phi pháp của nhóm Tỳ kheo Bạt Kỳ mà phải mở Ðại hội kết tập pháp tạng lần thứ hai này.

2/ Thời gian kết tập: Ngũ Phần luật và Tứ Phần luật đều ghi nhận là sau Phật Niết bàn 100 năm. Riêng Thập Tụng luật thì bảo là sau Phật Niết bàn 110 năm.

3/ Ðịa điểm kết tập: cả ba bộ đều nhất trí bảo là tại Tỳ Xá Ly.

4/ Thành phần chủ trì cuộc kết tập: Hai bộ kia cũng không khác mấy với Ngũ Phần (xem lại trên), chỉ có cách phiên âm tên của các trưởng lão hơi khác đôi chút mà thôi.

5/ Số người tham dự kết tập: Cả ba bộ đều nhất trí cho rằng cuộc kết tập lần này có tất cả 700 vị A la hán.

6/ Về 10 điều phi pháp: Cả ba bộ, kể cả Luật Thiện Kiến (ÐTK.1462,tr.677c) và Luật Nam tông (Luật xuất gia, quyển thượng, T.K.Hộ Tông, 241) cũng ghi nhận là có tất cả 10 điều, nhưng về thứ tự của 10 điều thì có đảo lộn chút ít (xem bản so sánh ở sau). Tuy thế, nội dung của từng điều thì các bộ gần như nhất trí, chỉ khác nhau về cách diễn giải rộng hay hẹp mà thôi.

Ở điều 2, Ngũ Phần luật ghi: «Lưỡng chỉ« sao thực thực tịnh« (dùng hai ngón tay cầm thức ăn để ăn vẫn hợp pháp), và được giải thích rõ là: Tỳ kheo ăn xong, rời khỏi chỗ ngồi, nếu nhận được thức ăn khác, không cần xin phép ăn thêm, dùng hai ngón tay cầm thức ăn mà ăn vẫn hợp pháp. Chúng tôi đã so sánh các bộ Tứ Phần luật, Thập Tụng luật, Thiện Kiến luật – là những tư liệu rất căn bản, cổ xưa, còn giữ nguyên vẹn – cũng đều giải thích ý nghĩa như Ngũ Phần. Nhưng không hiểu sao phần lớn các loại luật giải về sau, thường giải thích điều này khác hẳn. Cụ thể như Phật Quang Ðại Từ Ðiển, tr.442a, giải thích điều 2 Nhị chỉ tịnh như sau: Từ lúc mặt trời đúng ngọ cho đến lúc bóng xế hai ngón tay vẫn có thể ăn được (mà không phạm luật). Nhân đây, người viết muốn nêu lên thắc mắc này, xin chất chính các vị tôn túc luật sư, và rất mong vấn đề này được làm sáng tỏ.

Tại sao gọi 10 điều ấy là phi pháp? Thiết nghĩ, lúc bấy giờ cách Phật Niết bàn mới khoảng 100 năm, các vị tôn túc trưởng lão nghiêm trì giới luật vẫn còn nhiều, chánh pháp còn được nhiều người sùng thượng, mà các Tỳ kheo Bạt Kỳ lại tự tiện đặt ra những điều luật mới khác với giới luật Phật chế, nên mới bị lên án gắt gao như vậy. Kỳ thực, trong 10 điều ấy chỉ có vài điều là trái luật, ngoài ra, các điều khác cũng không có gì là trầm trọng lắm, nếu đem so sánh với thời đại chúng ta ngày nay. Vả lại, nếu muốn cho chánh pháp tồn tại lâu dài và được truyền bá rộng rãi, thì các sứ giả Như Lai phải biết tùy theo căn cơ, thời đại và hoàn cảnh mà áp dụng giới luật một cách uyển chuyển, linh động, miễn sao không phương hại đến mục đích giải thoát là được. Nếu không thì giới luật của Phật sẽ có nhiều điều trở nên vô hiệu. Thế nên, Phật đã cẩn thận căn dặn: «Này các Tỳ kheo, tuy là những điều do Ta chế định, nhưng nếu không phù hợp với phong tục tập quán của địa phương đó, thì không nên áp dụng. Trái lại, có những điều không do Ta quy định, nhưng vốn là phong tục tập quán của địa phương ấy thì không thể không thi hành« (Ngũ Phần luật, ÐTK.1421, tr.153a).

Rồi Ðức Phật bổ túc: «Tỳ kheo khi làm việc vì, nên đem đối chiếu với kinh, luật, nếu việc làm đó phù hợp với tinh thần của kinh, luật thì hãy làm. Ngược lại, nếu việc làm đó trái với tinh thần của kinh, luật, thì không nên làm« (Tứ Phần Luật, ÐTK.1428, tr.970a).

Tóm lại, tinh thần của Phật giáo là «Tùy duyên mà bất biến, bất biến mà vẫn tùy duyên«. Chúng ta có thể linh động áp dụng giới luật sao cho tốt nhất để đạt đến mục đích giải thoát, nhưng phải thận trọng trong việc đề xuất những quy định mới, và nhất là không nên tùy tiện sửa đổi giới luật của Phật./.

Phụ lục: Bản so sánh 10 điều phi pháp.

Các bộ luật – Những điều khoản

– Ngũ Phần luật: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10– Tứ Phần luật: 7 1 3 2 6 8 9 5 4 10

– Thập Tụng luật: 1 2 5 3 4 7 9 8 6 10

– Thiện Kiến luật: 1 2 4 3 7 8 9 6 5 10

– Nam Tông luật: 1 2 4 3 7 8 9 6 5 10

Chỉ có cột 3 của Ngũ Phần luật (3 Tứ Phần: 5 Thập Tụng: 4 Thiện Kiến: 4 Nam Tông) về nội dung, so với mỗi bộ có sai khác đôi chút, còn 9 cột kia, tuy vị thứ của mỗi bộ có khác nhau, nhưng nội dung căn bản có thể nói tương đối nhất quán. (Khi nào có dịp, chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này).

LẦN THỨ  BA

Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Ðại hội kết tập Pháp Tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3. Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Ðại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ .

Vua A Dục ra đời khoảng 200 năm sau Phật Niết Bàn, tức khoảng 340 năm trước Tây lịch. Lúc ông còn trẻ vốn tính tình hung bạo, nên không được phụ vương yêu thích, do đó ông bị đưa đi trấn nhậm một vùng đất xa xôi. Ðến khi phụ vương băng hà, ông liền đem quân về triều, giết người anh cả là Hoàng thái tử Tu Ma Na (Sumara) và tất cả những người anh em khác, chỉ để lại người em cùng mẹ là Túc Ðại Ða (còn gọi là Ðế Tu) rồi lên ngôi vua. Sau khi tức vị, trong khoảng 3 năm đầu, nhà vua chỉ phụng sự ngoại đạo, theo truyền thống của tiên vương để lại.Ðến năm thứ ba, nhân trông thấy một Sa di tên Nê Cù Ðà (Nigrodha) oai nghi tề chỉnh, tướng mạo đoan trang, nên vua phát tâm tín kính Phật pháp.

Vị Sa di này chính là con của Tu Ma Na khi vua sát hại các người anh em trong hoàng tộc, thì người chị dâu, vợ Tu Ma Na, đang mang thai, trốn được.Sau đó bà sinh ra Nê Cù Ðà.Lúc Nê Cù Ðà lên 7 tuổi, thì được A la hán Bà Lưu Na (Mahàvaruna) độ cho xuất gia làm Sa di. Chuyện kể rằng, lúc Bổn sư thế phát, tóc rơi chưa tới đất thì Nê Cù Ðà đã đắc quả La hán. Vị Sa di này, trong một tiền kiếp xa xưa, vốn là anh của A Dục. Hai anh em cùng mộ đạo tu hành, tạo nhiều công đức. Do nhân duyên ấy nên khi vừa thấy ông, vua A Dục đã có thiện cảm ngay tức khắc.Hơn nữa, nhờ đã gieo trồng phước đức trong quá khứ, nên nhà vua dễ dàng kính tín Tam bảo, và phát tâm cúng dường Tăng chúng một cách nhiệt thành. Số người nhận được sự cúng dường của Vua lên đến 6 vạn người trong mỗi ngày. Ðồng thời, vua cho xây cất 84.000 ngôi già lam, và kiến tạo 84.000 ngôi bảo tháp trong khắp quốc độ, cũng như tại các nước chư hầu xung quanh.

Khi các ngôi bảo tháp và tự viện hoàn thành, nhà vua mở tiệc khánh hạ, cúng dường rộng rãi chư Tăng. Nhân thấy oai nghi tề chỉnh và đạo hạnh thanh cao của Thánh chúng, nhà vua càng thêm tin tưởng Phật pháp nhiệm mầu. Do đó, vua cho một người con trai là Ma Sẩn Ðà (Mahinda) và một người con gái tên là Tăng Già Mật Ða (Sanghamitta) cùng xuất gia một lúc.Ma Sẩn Ðà bấy giờ đúng 20 tuổi.Hòa thượng Bổn sư của Thầy là Mục Kiền Liên Tử Ðế Tu (Moggaliputta – tissa) và Tăng Già Mật Ða vừa 18 tuổi, Hòa thượng Bổn sư của cô là Ðàm Ma Ba La (Dhammapàli).

Nhà vua càng ngày càng nhiệt thành ủng hộ Phật pháp, cúng dường Tăng chúng một cách trọng hậu, thì ngoại đạo đi khất thực mỗi ngày mỗi trở nên khó khăn. Do đó, họ gia nhập vào hàng ngũ Tăng chúng càng lúc càng đông. Trong số đó, có người xuất thân từ đạo thờ lửa, có người theo đạo lõa thể, và có người theo đạo dầm nước lạnh. Do tiêm nhiễm lối sống ngoại đạo, nên mặc dù đã vào trong Tăng chúng, các Tỳ kheo tân tòng này vẫn hành xử như ngoại đạo. Thậm chí, họ còn đem giáo luật ngoại đạo ra giảng dạy cho tín chúng, khiến cho Phật pháp trở nên hỗn loạn.Vì thế, các Tỳ kheo chân chính không thể hòa hợp bố tát, tự tứ và làm Phật sự chung với họ. Tình trạng bất ổn cứ kéo dài mãi, khiến Tăng chúng sống trong sự rạn nứt, bất hòa, suốt 7 năm mà không bố tát được. Vua A Dục chứng kiến tình trạng chia rẽ của Tăng đoàn như vậy, nên rất đau lòng. Nhằm chấn chỉnh lại hàng ngũ Tăng chúng, vua bèn sai một viên quan đại thần đem sắc lệnh của mình đến các tự viện, truyền cho Tăng chúng phải cùng nhau hòa hợp Bố Tát. Nhưng họ không nói gì cả. Vị quan Khâm sai không biết làm thế nào, đành phải trở về triều, bàn bạc với một viên quan đồng liêu.Vị quan này bèn hiến kế bằng cách gợi ý: «Tôi thấy đại vương khi chinh phục các nước, hễ ai không tuân lệnh thì giết chết; trường hợp này cũng phải làm như thế«.

Nghe bạn nói có lý, viên Khâm sai liền trở lại tu viện, chất vấn vị Thượng tọa: «Ðại vương đã có sắc lệnh khiến Tăng chúng phải hòa hợp thuyết giới, vì sao các vị không phục tùng?«. Thượng tọa đáp: «Thưa thượng quan. vì các thiện Tỳ kheo không chịu bố tát chung với các Tỳ kheo ngoại đạo, chứ không phải không phục tùng«.

Ngay lậạp tức, viên Khâm sai liền tuốt gươm giết vị Thượng tọa ấy, và lần lượt giết đến chỗ Tỳ kheo Túc Ðại Ða, Túc Ðại Ða lền bảo vị ấy dừng tay lại không được cuồng sát bừa bãi những người vô tội.Viên Khâm sai đành phải dừng tay, rồi trở về triều để yết kiến nhà vua.

Bây giờ nói về nguyên nhân khiến cho Túc Ðại Ða đi tu: Sau khi vua A Dục lên ngôi bèn phong cho em là Túc Ðại Ða làm Thái tử. Một hôm Túc Ðại Ða vào rừng du ngoạn, bỗng thấy các con ni làm việc theo bản năng chúng sinh để duy trì nòi giống. Ông nghĩ: «Các con nai này ăn cỏ xanh, uống nước lã, mà còn như thế, thì các chư Tăng ở trong phòng kín, có chăn êm nệm ấm, ăn uống no đủ thì lẽ nào lại không việc ấy«. Thế rồi ông trở về hoàng cung, đem ý nghĩ ngây thơ của mình trình bày với hoàng huynh A Dục, vua nghe thế, tự nhủ: «Thật quái lạ! Chuyện không đáng nghi ngờ mà bỗng dưng sinh nghi ngờ. Có khác nào nơi bình địa bỗng khởi phong ba!«. Do đó, để dạy cho Túc Ðại Ða một bài học, vua âm thầm sắp đặt mưu kế, khiến Túc Ðại Ða phạm phải tội nặng đáng bị tử hình. Lúc ấy, vua phẫn nộ bảo với em mình: «Nay ta ban cho ngươi một ân huệ cuối cùng, cho phép ngươi làm vua trong vòng 7 ngày, sau đó ta sẽ trị tội«.

Thế rồi Túc Ðại Ða được lên ngôi báu, ngự nơi lầu son điện ngọc, có cung tần mỹ nữ, đờn ca xướng hát và đủ các thứ sơn hào hải vị không thiếu thứ gì. Nhưng ông chẳng màng để tâm đến những thứ ấy mà chỉ ngong ngóng sợ chết đến nỗi thân thể cực kỳ tiều tụy.

Sau 7 hôm, A Dục hỏi Túc Ðại Ða trong thời gian qua hưởng vinh hoa phú quí tột bực như vậy có cảm thấy thích thú hay không, thì Túc Ðại Ða thực thà bộc bạch hết những tâm sự khổ đau của mình. Vua liền bảo: «Chỉ vì biết trước sinh mệnh mình trong 7 hôm nữa sẽ kết thúc mà ngươi còn hốt hoảng, quên ăn bỏ ngủ, thân thể trở nên tàn tạ đến thế, huống gì các Tỳ kheo trong từng hơi thở đều nghĩ đến lẽ vô thường, không biết cái chết đến lúc nào, thử hỏi còn tâm trí đâu nữa mà đắm trước những vật dục ở đời?«.

Ðược lời như cởi tấm lòng, Túc Ðại Ða liền sinh tín tâm đối với Phật pháp và chẳng bao lâu ông phát tâm xuất gia làm một Tỳ kheo.

Nhắc lại việc trước, khi viên quan Khâm sai bị Túc Ðại Ða ngăn lại. Ông liền trở về triều tâu lên nhà vua sự kiện diễn tiến vừa rồi.Vua nghe thế vô cùng kinh ngạc, đau đớn tột cùng, ngất xỉu, té quỵ xuống đất. Hồi lâu vua mới tỉnh lại, thống trách viên quan ấy: «Trẫm sai khanh đến tu viện là để truyền lệnh cho các Tỳ kheo phải hòa hợp thuyết giới chứ đâu phải bảo đến giết họ!«. Thế rồi, vua tức tốc ngự giá đến hỏi chư Tăng, trong trường hợp vừa rồi, vua có tội hay viên Khâm sai kia có tội.Trong các Tỳ kheo, có người nói do có lệnh của vua mà Tăng chúng bị chết oan, nên vua có tội. Có người thì bảo cả hai đều có tội. Nhưng có người bình tĩnh hơn, hỏi vua có ý định giết hại hay không, thì vua đáp là chỉ muốn xây dựng Tăng đoàn, tạo lập công đức chứ không có tâm sát hại. Vị ấy kết luận: «Nếu tâm đại vương như thế, thì đại vương vô tội,mà kẻ giết người kia có tội«

Qua những trình bày khác nhau như thế, vua càng thêm phân vân, liền hỏi các Tỳ kheo, ai có thể làm cho vua hết nghi hoặc. Các Tỳ kheo bảo rằng chỉ có trưởng lão Mục Kiền Liên Tử Ðế Tu, người đã đạt tam minh, chứng quả A la hán, mới có thể chấm dứt được sự nghi ngờ của vua mà thôi.Sau khi nghe lời chỉ dẫn, vua liền cáo từ các Tỳ kheo, trở về cung đình, chuẩn bị lễ cúng dường.Chuẩn bị xong các việc, vua phái người đến tu viện cung thỉnh Mục Kiền Liên Tử Ðế Tu và đại chúng vào triều thọ trai.Thọ trai xong, vua mời trưởng lão Ðại Tu cùng Tăng chúng đến một đạo tràng đã được thiết lập tại Viên Lâm (Uyỳana). Khi đến nơi, để biết chắc trưởng lão có thể đoạn trừ được điều nghi ngờ của mình hay không, vua thỉnh cầu trưởng lão thi thố vài phép thần thông. Trưởng lão đã hoan hỷ đáp ứng lời yêu cầu ấy khiến vua rất khâm phục nghĩ rằng ác pháp sẽ diệt trừ, Phật pháp sẽ lại trùng hưng. Thế rồi, vua đem sự việc trước kia ra chất vấn trưởng lão. Trưởng lão bèn hỏi lại nhà vua: «Khi ấy đại vương có tâm sát hại hay không?«, vua đáp: «Ðệ tử chỉ mong có công đức,chứ không có tâm sát hại«. Trưởng lão khẳng định: «Nếu không có tâm giết hại thì đại vương vô tội«. Rồi trưởng lão đem kinh Bản sinh ra giảng cho vua nghe. Sau khi nghe pháp, mọi thắc mắc trong lòng của vua đều giải tỏa. Tiếp đến trưởng lão trình bày thế nào là đúng luật, thế nào là trái luật, thế nào là đúng pháp, thế nào là phi pháp, những gì do Phật dạy và những gì không phải do Phật dạy…Vua được diễm phúc nghe pháp liên tục như thế suốt 7 ngày.Với tâm trạng hân hoan sau khi nghe pháp, vua nghĩ rằng lần kết tập pháp tạng này chắc chắn sẽ thành công, liền sai người ngăn đạo tràng ra thành hai khu vực a và b. Những ai cùng một kiến giải thì ở chung một khu vực. Ðồng thời mỗi khu vực cử ra một vị đại diện để trả lời những điều vua hỏi.

Thế rồi, vua hỏi vị đại diện của một khu vực: «Thưa Ðại đức, Phật pháp như thế nào?«. Họ bèn lao nhao lên. Có người bảo là thường; có người bảo là đoạn; có người nói là có tưởng, có người nói là không phải tưởng cũng không phải không tưởng; có người nói là thế gian Niết bàn…«.

Vua nghe họ đáp lung tung như thế, biết chắc nhóm Tỳ kheo này đích thực là ngoại đạo, chứ không phải Tỳ kheo chân chính. Do đó, vua ra lệnh họ cởi bỏ pháp phục, ban cho y phục màu trắng, và đuổi ra khỏi Tăng đoàn. Rồi vua sang khu vực của 6 vạn Tỳ kheo kia, lên tiếng hỏi vị đại diện: «Thưa Ðại đức, Phật pháp như thế nào?«. Vị ấy đáp: «Thưa đại vương, Ðức Phật phân biện giảng dạy theo từng trình độ«. Quay sang trưởng lão Mục Kiền Liên Tử Ðế Tu, vua hỏi: «Có đúng thế không, thưa Ðại đức?«. Trưởng lão đáp: «Ðúng thế, thưa đại vương«.Biết Phật pháp đã được thanh tịnh, vua bèn thỉnh cầu chư Tăng thuyết giới bố tát trở lại, và sai người bảo vệ chúng Tăng rồi từ biệt, hồi loan.

Sau khi vua rời khỏi đạo tràng, 6 vạn Tỳ kheo liền suy cử trưởng lão Mục Kiền Liên Tử Ðế Tu làm chủ tọa và tuyển chọn 999 Tỳ kheo tinh thông tam tạng, đã đắc tam minh,mở cuộc đại hội kết tập pháp tạng. Thể thức kết tập lần này giống hai lần trước, không khác gì cả.Do vậy, Phật pháp trở lại thanh tịnh, mọi hỗn loạn, cấu uế đều được dẹp trừ.

Ðại hội kết tập lần này trải qua 9 tháng thì hoàn tất, do trưởng lão Mục Kiền Liên Tử Ðế Tu làm chủ tọa, 999 vị Tỳ kheo A la hán tham dự, nên gọi là cuộc kết tập của 1000 vị La hán.

Sau khi kết tập, trưởng lão Mục Kiền Liên Tử Ðế Tu bèn soạn ra luận thư để phản bác nghĩa lý của các phái ngoại đạo đương thời. Ðến khi biết mình sắp viên tịch, trưởng lão bèn sai vị cao đồ là Ðại đức Ma Sẩn Ðà đem luật tạng truyền sang nước Sư Tử (Srilanca:Tích Lan). Vâng lệnh sư phụ, Ðại đức Ma Sẩn Ðà đem giáo pháp sang Tích Lan truyền bá. Ðến khi sắp viên tịch, Ðại đức lại đem truyền cho đệ tử là A Túc Tra (Arittha); A Túc Tra truyền cho đệ tử là Ðế Tu Ðạt Ða (Tissadatta); Ðế Tu truyền cho đệ tử là Già La Tu Mạt Na (Kàlasumana); Già La Tu Mạt Na truyền cho đệ tử là Ðịa Già Na (Dìghanàmaka); Ðịa Già Na truyền cho Tu Mạt Na (Dìghasumana); Tu Mạt Na truyền cho Ðàm Vô Ðức (Dhamarakkhita); Ðàm Vô Ðức truyền cho Ðế Tu (Tissa); Ðế Tu truyền cho Ðề Bà (Deva); Ðề Bà truyền cho Tu Mạt Na (Sumana); Tu Mạt Na truyền cho Chuyên Na Già (Cùlagàna); Chuyên Na Già truyền cho Ðàm Vô Ba Li (Dhammapàlinàma); Ðàm Vô Ba Li truyền cho Xí Ma (Khemanàma); Xí Ma truyền cho Ưu Ba Ðế Tu (Upatissa); Ưu Ba Ðế Tu truyền cho Pháp Cự (?); Pháp Cự truyền cho A Bà Gia (Abhaya); A Bà Gia truyền cho Tiểu Ðề Bà (Cùladeva); Tiểu Ðề Bà truyền cho Tư bà (Sìva).

Ðó là các luận sư trí tuệ đệ nhất, thần thông vô ngại, ái tận La hán, thầy trò truyền nhau, đến nay không dứt (Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa, quyển I,II ÐTK 24, tr 678b – 684).

Vài điều ghi nhận:

1. Lý do kết tập: Vì các ngoại đạo trà trộn vào hàng ngũ Tăng đoàn làm cho Tăng chúng bất hòa và Phật pháp trở nên hỗn loạn, nên mới mở đại hội kết tập.

2. Thời gian kết tập: Lần kết tập này diễn ra sau khi Phật Niết Bàn 218 năm, tức trước Tây lịch 325 năm. Và công việc được thực hiện trong thời gian 9 tháng.

3. Ðịa điểm kết tập: Tại Viên Lâm (Uyỳana), thành Hoa Thị (Pàtaliputta) nước Ma Kiệt Ðà (Magadha).

4. Vị chủ tọa cuộc kết tập: Trưởng lão Mục Kiền Liên Tử Ðế Tu (Moggaputta – Tissa).

5. Số người tham dự kết tập: gồm 1000 vị A La Hán (kể cả vị chủ tọa) đã chứng Tam minh, tinh thông Tam tạng.

6, Người khởi xướng và bảo trợ cuộc kết tập: Hoàng đế A Dục (sinh khoảng năm 350 trước Tây lịch).

7. Giá trị của cuộc kết tập: hai lần kết tập thứ nhất và thứ nhì sử Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền đều có ghi chép, và đều công nhận. Nhưng lần kết tập thứ ba này chỉ thấy ghi lại trong Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (bộ sớ giải Luật tạng của Nam truyền) và Ðảo sử Tích Lan. Còn thư tịch của Bắc truyền không ghi chép. Vì quan điểm của Bắc truyền cho đây là sự kết tập của Bộ phái mà thôi, nên không công nhận như một cuộc kết tập chính thức./.

LẦN THỨ TƯ

I- Thuyết thứ nhất

Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Ðà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp. Nhưng vua thấy quan điểm mỗi người một khác, không ai giống ai, nên rất băn khoăn, không biết làm sao để giải tỏa. Vì vậy vua liền thỉnh giáo Hiếp Tôn Giả (Parsva), Hiếp Tôn Giả liền thưa: « Tâu Ðại vương, vì đức Như Lai nhập diệt trải qua năm tháng đã lâu, các đệ tử thường dựa theo quan điểm của thầy mình, có những nhận thức bất đồng, do đó mà sinh ra mâu thuẫn với nhau«.

vua nghe nói thế rất lấy làm buồn lòng, trầm ngâm hồi lâu, rồi bạch với tôn giả: «Trẫm nhờ hưởng được phúc đức của tổ tiên, nên được kế thừa tông miếu, cai trị muôn dân, nay tuy xả cách Thánh nhân (Phật), nhưng còn may mắn nếm được pháp vị. Trẫm muốn quên sự hèn kém của mình, dốc lòng thiệu long chánh pháp, mở đại hội kết tập pháp tạng để thống nhất những quan điểm riêng của các bộ phái«.

Hiếp Tôn Giả tán thán: «Ðại vương đã gieo trồng căn lành từ đời trước, nên đời này đủ phước lộc, lại lưu tâm đến Phật pháp,thực là hợp với nguyện vọng của bần tăng«. Thế rồi, vua truyền lệnh triệu tập các bậc thánh triết xa gần. Nhận được sắc chỉ, các bậc minh triết thông đạt tam tạng, những bậc hiền tài xuất chúng từ bốn phương vân tập về kinh thành.Vua bèn thiết lễ cúng dường suốt 7 ngày, và bàn kế hoạch mở đại hội kết tập. Nhưng thấy số người khá đông đúc, sợ khó tránh khỏi ô hợp, nên vua đem điều thao thức của mình trình lên Tăng chúng rồi truyền lệnh: «Những vị nào đã chứng đắc Thánh quả thì ở lại, những vị nào còn triền phược xin hãy trở về chỗ cũ«. Tuy vậy, chúng hội vẫn còn quá đông, nên vua lại ra lệnh: «Các bậc vô học (chứng quả A la hán) xin hãy ở lại,còn các bậc hữu học hãy ra về. Thế nhưng số người vẫn còn nhiều, vì thế vua lại hạ lệnh: «Những vị đầy đủ tam minh lục thông hãy ở lại, còn những vị khác đều hãy trở về«. Nhưng hội chúng vẫn còn đông, buộc lòng vua phải hạ lệnh một lần cuối cùng: «Những ai đối với nội giáo thì tinh thông Tam tạng, đối với ngoại điển thì quán triệt ngũ minh, xin mời ở lại, còn những vị khác xin hoan hỷ lui về trú xứ«.

Chung cục, sau bốn lần gạn lọc, số người còn lại tính được 499 người.Lúc ấy, nhà vua thấy trong nước mình hay mưa nắng bất thường, sợ làm khổ nhọc các vị tôn túc, nên định đưa hội chúng đến thành Vương Xá – nơi thạch thất mà tôn giả Ca Diếp xưa kia đã kết tập giáo pháp – mở đại hội kết tập.Nhưng Hiếp Tôn Giả cùng các vị tôn túc can rằng: «Thưa Ðại vương, không nên. Vì ở đó có nhiều ngoại đạo, nhiều luận sư khác phái rất phức tạp. Chúng ta sẽ phải bận rộn thù tiếp,giao tế với họ mất hết thì giờ, ắt hẳn sẽ gây trở ngại công việc kết tập và soạn ra luận giải. Hơn nữa, đại chúng giờ đây đều nhất trí muốn thực hiện việc kết tập tại nước này. Vì đất nước này ở bốn phía có núi non kiên cố,có thần Dược Xoa gìn giữ, đất đai phì nhiêu , sản vật phong phú, là nơi thánh hiền vân tập, các bậc thần tiên qua lại,và hiện giờ Tăng chúng đang quy tụ tại đây«. Sau khi nghe trình bày, vua thấy hợp lý, nên chuẩn thuận đề nghị ấy.

Thế rồi, vua truyền lệnh cho công nhân xây dựng lo thiết lập già lam tại thành Ca Thấp Di La (Kasmira) để kết tập pháp tạng.

Lúc bấy giờ, các vị A la hán thấy tôn giả Thế Hữu (Vasumitra) mặc y phục luộm thuộm, đang đứng trước hành lang, bèn nói với tôn giả: «Ông chưa đoạn trừ kiết sử, nếu luận nghị giáo pháp sẽ vấp phải sai lầm, vậy ông nên rời khỏi đây mà đi nơi khác«.

Thế Hữu nói: «Nay chư hiền đối với chánh pháp không có điều chi nghi ngờ, muốn thay Phật để tuyên dương nên mới tập họp nơi đây mà luận bàn Phật pháp. Tôi tuy không được thông tuệ, nhưng cũng hiểu giáo pháp ít nhiều, văn chương u huyền của tam tạng và những lý luận khúc chiết của ngũ minh cũng đã từng nghiên cứu và đạt được những ý thú nhất định«.

Các vị A la hán nói: «Lời nói suông không có gì làm bằng chứng, nếu vậy thì thầy hãy ẩn cư nơi vắng vẻ một thời gian, lo tu tập gấp để chứng đạt quả vô học, rồi mới tham dự cũng chưa muộn«.

Thế Hữu nói: « Tôi xem quả vô học cũng như đàm dãi, chí tôi chỉ cầu Phật quả, chẳng thèm đi con đường nhỏ«. Bèn vò cái y rách ném đi.Khi chiếc y chưa rơi tới đất, thì tôn giả (tuyên bố mình) chứng được thánh quả vô học.

Lúc ấy, các vị A la hán lại khiển trách: «Kẻ Tăng thượng mạn chính là người này đây. Quả vô học được chư Phật hết lời tán thán, đâu có thể chứng đắc dễ dàng như thế?«

Muốn cho mọi người hết mối ngờ vực, Thế Hữu bèn ném chiếc y lên hư không, chư Thiên bèn tiếp lấy và cung kính thỉnh cầu: «Tôn giả nên chứng Phật quả để sau này kế thừa Ðức Từ Thị (Di Lặc), làm bậc tôn quý nhất trong ba cõi, và làm chỗ nương tựa cho bốn loài, chứ giờ đây tôn giả chứng quả nhỏ làm chi?«.

Bấy giờ các vị A la hán thấy sự ly kỳ như thế bèn tạ lỗi, và mời tôn giả tham gia đại hội kết tập cho đủ số 500 người. Ðồng thời hội chúng suy cử Thế Hữu làm đệ nhất và Hiếp Tôn Giả làm đệ nhị chủ tọa cuộc kết tập để quyết đoán những ý kiến bất đồng của cử tọa.Những vấn đề của kinh điển, sau khi được hội nghị thảo luận và biểu quyết, bèn biên tập thành ba bộ luận, đó là:

1. Bộ luận «Ưu Ba Ðề Xá« gồm 10 vạn bài tụng, dùng để giải thích Kinh tạng.2. Bộ luận «Tì Nại Da Tì Bà Sa« cũng gồm 10 vạn bài tụng, để giải thích Luật tạng.

3. Bộ luận « A Tì Ðạt Ma Tì Bà Sa« cũng gồm 10 vạn bài tụng, để giải thích Luận tạng.

Như vậy cả ba bộ gồm 30 vạn bài tụng, chín trăm sáu mươi vạn lời (9.600.000), giải thích đầy đủ ba tạng giáo điển. Trong đó, không có chi tiết nào là không bàn bạc tận cùng, không có chỗ sâu xa nào là không cứu xét rốt ráo. Những nghĩa lý thâm u được làm cho sáng tỏ, những lời nói còn mù mờ được làm cho rõ ràng. Thành quả này nhằm truyền lại muôn đời cho hậu thế dùng làm cương lĩnh.

Kế đến, vua Ca Nị Sắc Ca bèn sai thợ đúc đồng dùng đồng đỏ dát thành lá mỏng, để chép luận văn, rồi đem cất vào trong hang đá, xây thép lên trên để cúng dường. Vua lại sai thần Dược Xoa phòng vệ khắp nước, không để cho ngoại đạo mang bộ luận ấy ra khỏi lãnh thổ. Những ai muốn học tập nó thì phải đến đó mà học .

Sau khi xong việc, vua bèn thiết lễ trai tăng cúng dường rất trọng hậu để chúc mừng đại hội kết tập vừa thành công viên mãn (Ðại Ðường Tây Vức, quyển ba, Sa môn Biện Cơ soạn tại chùa Từ Ân, ÐTK 51, ký hiệu 2087, tr 886b).

Tóm tắt:

1/ Lý do kết tập: vì chư Tăng của các bộ phái có những kiến giải bất đồng về kinh điển,nên mới mở đại hội kết tập.2/ Thời gian kết tập: Khoảng 400 năm sau Phật Niết Bàn.

3/ Ðịa điểm kết tập: tại thành Ca Thấp Di La (Kasmira), tên cũ gọi là Kế Tân, nước Kiền Ðà La (Gandhàra) thuộc miền Tây Bắc Ấn Ðộ.

4/ Vị chủ tọa cuộc kết tập: Tôn giả Thế Hữu (Vasumitra) với sự trợ thủ của Hiếp Tôn Giả.

5/ Số người tham dự kết tập: 500 vị Hiền thánh (kể cả vị chủ tọa) đã đạt địa vị vô lậu, tức quả A la hán.

6/ Người khởi xướng cuộc kết tập: vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka), vị hộ pháp được xem là có công tương đương với hoàng đế A Dục.

7/ Thành quả cuộc kết tập: Soạn ra ba bộ luận: kinh sớ, luật sớ, và luận sớ, gồm ba mươi vạn bài tụng, 9.600.000 lời.

8/ Phương thức bảo quản: Vua ra sắc lệnh sai thần Dược Xoa bảo vệ không cho ngoại đạo hay người nào mang bộ luận này ra khỏi nước.

II- Thuyết thứ hai

1. Thời gian kết tập: Sau Phật Niết bàn 500 năm, và thời gian biên tập xong các bộ luận kéo dài đến 12 năm.2. Ðịa điểm kết tập: Tại Kế Tân, tức Ca Thấp Di La (Kasmira)

3. Vị chủ tọa cuộc kết tập: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử, và Bồ tát Mã Minh chấp bút.

4. Số người tham dự: 500 vị La hán và 500 vị Bồ tát.

5. Thành quả: Soạn một bộ luận gồm 8 kiền độ (tức 8 phần), đặt tên là Phát Tuệ luận (hay Phát Trí luận) gồm 5 vạn bài kệ. Sau 12 năm mới hoàn thành, giả thích rộng rãi, gồm thành 100 vạn bài kệ.

6. Phương thức bảo quản: Các thánh giả dùng thần lực khiến các thần linh bảo vệ không cho bất cứ một ai mang bộ luận này ra khỏi nước (Bà Tẩu Bàn Ðậu – Vasubandhu) pháp sư truyện, Chân Ðế đời Trần dịch, ÐTK 50, ký hiệu 2049, tr 189a).

III- Thuyết thứ ba

1.Thời gian kết tập: Vào thời vua Bà Tha Già Mã Ni (Vattagàmani) cai trị Tích Lan (ước chừng 400 năm sau Phật nhập diệt (?).2. Ðịa điểm kết tập: tại thôn Mã Ðặc Lê, phía Ðông A Lư Ca, nước Tích Lan.

3. Vị chủ tọa cuộc kết tập: Thượng tọa La Hi Da Ðại.

4. Số người tham dự: 500 vị Tỳ kheo.

5. Người khởi xướng và bảo trợ: Vua Ba Tha Già Mã Ni (Vattagàmani).

6. Thành quả kết tập: Kỳ kết tập này đọc lại giáo điển 3 tạng của Thượng tọa bộ, hiệu đính lại những chú thích của ba tạng, sắp xếp lại thứ tự của kinh điển, viết một bộ Tam tạng bằng tiếng Pàli, và làm bản chú thích bằng văn Tăng Già La (Tích Lan) (đảo sử Tích Lan, theo sự dẫn lại của Phật Quang Ðại từ điển, tr 5189a).

* Vài điều ghi nhận

– Thuyết thứ nhất, tư liệu lấy từ Tây Vức ký, một tác phẩm viết khá súc tích, khúc chiết và chặt chẽ, khá nổi tiếng, nhất là về phương diện sử liệu. Do đó, gần như hầu hết các học giả đều công nhận học thuyết này.

– Thuyết thứ hai lấy từ Bà Tẩu Bàn Ðậu pháp sư truyện. Văn của tập truyện này viết chuệch choạc rời rạc, các dữ kiện phần lớn không giống với Tây Vức ký. Tuy cũng được xem là lần kết tập pháp tạng thứ tư, nhưng rất ít học giả công nhận giá trị của nó.

– Thuyết thứ ba, tư liệu còn ghi lại đầy đủ trong Ðảo sử. Ðịa điểm và thành phần tham dự hoàn toàn khác hẳn với cuộc kết tập tại Ca Thấp Di La. Tuy vậy, các học giả đều công nhận đây là lần kết tập thứ tư của Phật giáo Thượng tọa bộ tại Tích Lan.

– Nếu như nước Kiền Ðà La hay miền Tây-Bắc Ấn Ðộ được xem là cái nôi, là căn cứ địa mà Phật giáo đại thừa thai nghén và phát triển, rồi từ đó truyền sang các nước thì trái lại, Tích Lan chính là trung tâm của Phật giáo của các nước khác trong vùng.

– Thời điểm vua Ca Nị Sắc Ca ra đời có tới 5 mảng tư liệu đề cập đến, xê dịch từ 300 đến 700 năm, nhưng chỉ có thuyết cho rằng ông ra đời vào khoảng 400 năm sau Phật nhập diệt, là được các học giả đồng tình hơn hết (Xem thêm Phật Quang đại từ điển, tr.3976b)./.


Source: Nguyệt san Giác Ngộ, Sài Gòn, 1999-2000

17/03/2010 Posted by | a) KINH GIẢNG, c) PHẬT HỌC TỔNG QUÁT | Bình luận về bài viết này

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ÐẠI TẠNG KINH HÁN VĂN – HT THÍCH THIỆN SIÊU

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ÐẠI TẠNG KINH HÁN VĂN
HT. Thích Thiện Siêu

Kinh Phật đầu tiên được dịch từ Phạn văn sang Hán văn là kinh Tứ Thập Nhị Chương do hai cao tăng Ca-diếp-ma-đằng và Trúc-pháp-lan, người Tây Vực (vùng Trung Á ở phía Tây Trung Hoa) dịch vào năm 76 Tây lịch. Hay nói cách chính xác hơn là các kinh A-hàm Chánh Hạnh, Ðại thừa Phương đẳng, Yếu Tuệ, An ban Thủ Ý, Thiền Hành Pháp Tưởng v.v… do cao tăng An Thế Cao dịch vào những năm 147 – 167 Tây lịch. Rồi từ đây trở đi, các vị cao tăng ở vùng Tây Vực, Kế Tân (Kashmir Bắc Ấn Ðộ) và Thiên Trúc (Ấn Ðộ) lần lượt đến Trung Hoa và các vị cao tăng Trung Hoa tiếp tục du học Ấn Ðộ mang kinh về nước phiên dịch càng nhiều, làm cho Tam Tạng kinh Hán văn ngày càng phong phú đầy đủ hơn bất cứ Tạng kinh nào được dịch ra văn hệ khác trên thế giới. Các cao tăng đã thực hiện việc phiên dịch này theo hai lối: cá nhân và tập thể, dịch ý và dịch thẳng, dịch thuộc lòng và dịch có nguyên bản trước mặt. – Cá nhân dịch là do một hai người phiên dịch.  – Tập thể dịch là có tổ chức dịch trường gồm bốn người hoặc bảy người. Trường hợp bốn người thì một người đọc thuộc lòng kinh bổn ra, một người chép lại thành Phạn văn, một người dịch nghĩa từ Phạn văn ra Hán văn, một người chép lại thành Hán văn. Trường hợp bảy người thì một người chủ dịch, tuyên dịch từ kinh bổn, một người bút thọ, lo ghi chép lại, một người độ ngữ so sánh từ ngữ, một người chứng Phạn lo đối chiếu với Phạn văn, một người nhuận Hán văn, một người chứng nghĩa lo kiểm chứng ý nghĩa, và một người tổng khán lo kiểm xét chung lại.

Dịch ý là dịch lược văn, chỉ cốt lấy ý. Ngài Cưu-ma-la-thập đặc biệt nhất trong lối dịch này.

Dịch thẳng là dịch sát theo nguyên bản, không thêm không bớt câu nào. Ngài Huyền Trang tiêu biểu cho lối dịch này.

Dịch thuộc lòng là trường hợp các cao tăng từ Tây Vực hoặc Ấn Ðộ sang Trung Hoa từ thời kỳ đầu nhằm lúc ở Tây Vực và Ấn Ðộ, những kinh viết thành văn chưa được phổ biến, hoặc vì quan niệm rằng kinh được trực tiếp truyền miệng giữa thầy trò quý hơn kinh được truyền gián tiếp qua văn tự, vì kinh được truyền miệng thì thân thiết chính xác dễ nhớ và dễ hành trì hơn; do đó các người chuyên học thuộc rồi đem đi truyền bá cho nên khi cần dịch, họ không có sẵn nguyên bản trong tay mà chỉ đọc và dịch theo ký ức của mình.

Những kinh dịch lối này không có nguyên bản để có thể đối chiếu kiểm tra lại, nên phần nhiều bị tối nghĩa và dịch không được nhiều. Có bộ dịch được nửa chừng thì ngưng lại, vì người đọc thuộc để dịch qua đời, phải đợi thời gian có người khác thuộc mới đọc và dịch tiếp, như bộ luật Thập Tụng, ngài Phấp-nhã-đa-la khởi đọc thuộc cho ngài La-thập dịch ra Hán văn, được 2/3 thì ngài Phấp-nhã-đa-la qua đời, phải đợi năm sau có ngài Ðàm-ma-lưu-chi từ Tây Vực qua mới đọc và dịch tiếp trọn bộ.

Dịch có nguyên bản là có bản nguyên văn trên tay, cứ theo đó dịch ra.

Các kinh được dịch rồi, nhưng không dễ gì trong một thời gian ngắn đã có thể truyền bá đi khắp nơi, một mặt vì kỹ thuật ấn loát thời ấy chưa có, một mặt tình hình đất nước Trung Hoa rất rộng, các tay mưu bá đồ vương tranh giành cát cứ, ngăn trở sự đi lại. Mặt khác, các vị cao tăng đi truyền kinh, họ không xuất phát từ một nơi, một lúc, cùng một tổ chức, nên người này không biết việc người kia, khiến có những kinh cùng một nguyên bản mà có tới năm, bảy người dịch. Ðây là chưa kể trường hợp người này thấy bản dịch của người kia chưa trọn hoặc chưa ổn mà dịch lại. Từ Hậu Hán (58 – 219) đến đời nhà Lương (502 – 556) trong khoảng 500 năm đã dịch được 419 bộ (theo Xuất Tam Tạng Ký của Lương Tăng Hựu). Ðến đời Tống Thái Tổ (917 Tây lịch) mới khởi sự gom tất cả bản kinh đã dịch rải rác đó đây lại khắc in thành Ðại Tạng kinh. Lần khắc kinh này xảy ra ở Thành đô đất Thục (Tứ Xuyên) nên gọi là Thục Bản Ðại Tạng kinh, trải qua 12 năm mới khắc xong, cộng được 5.000 quyển. Ðây là Ðại tạng kinh đầu tiên ở Tàu. Tiếp sau đó có các Ðại tạng kinh được khắc in như Ðông Thiền Tự Bản năm 1080, do trú trì chùa Ðông Thiền khắc in trong 24 năm, được 6.000 quyển, rồi đến Khai Nguyên Tự Bản khắc in năm 1112, Tư Khê Tự Bản (Triết Giang) khắc in năm 1132, Tích Sa Bản (Giang Tô) năm 1231 do Ni sư Hoằng Ðạo khắc in trong vòng 79 năm, Phả Ninh Tự Bản khắc in năm 1269, Hoằng Pháp Tự Bản (Bắc Kinh) khắc in năm 1277. Bản Cao Ly khắc in theo Thuộc Bản năm 1011 – 1047 và thời Minh Trị Thiên Hoàng (1868 – 1912) tại Nhật có súc loát Ðại Tạng kinh và Tục Tạng kinh gồm 8.534 quyển.

Từ khi khởi sự dịch kinh với cao tăng An Thế Cao những năm 147 Tây lịch đến lúc đạt được một số lượng kinh 8.534 quyển là đã phải trải qua bao nhiêu khó khăn trong việc lựa chọn từ ngữ, cân nhắc văn cú mới đi đến được sự ổn định. Như cùng một đề kinh mà năm nhà dịch với năm tên khác nhau.

1. Ðạo Hành Bát-nhã kinh- Hậu Hán Chi-lâu-ca-sấm (147 – 167) dịch.

2. Ðại Minh Ðộ Vô Cực kinh- Ngô Chi Khiêm (224 TL) dịch.

3. Ma-ha Bát-nhã Sao Kinh- Phú Tần, Ðàm-ma-tỳ (351 TL) dịch.

4. Tiểu Phẩm Bát-nhã kinh – Dao Tần, Cưu-ma-la-thập (401) dịch.

5. Phần thứ tư trong Ðại Bát-nhã kinh – Ðường Huyền Trang (660) dịch.

Nội dung văn kinh trong năm bản dịch này cũng rất khác như đoạn dưới đây:

Bản 1: “Xá-lợi-phất vị Tu-bồ-đề, vân hà hữu tâm vô tâm. Tu-bồ-đề ngôn: Như thị, diệc bất hữu hữu tâm, diệc bất vô vô tâm” (Xá-lợi-phất gọi Tu-bồ-đề. Thế nào là hữu tâm vô tâm? Tu-bồ-đề đáp: Như vậy cũng chẳng có hữu tâm, cũng chẳng có vô tâm).

Bản 2: “Hiền tử Thu Lộ tử viết: Vân hà hữu thị ý nhi ý phi ý? Thiện nghiệp viết: Vị kỳ vô vi vô tạp niệm giả” (Hiền tử Thu Lộ tử hỏi rằng: Thế nào có ý ấy, mà ý chẳng phải ý? Thiện nghiệp đáp: Nghĩa là cái niệm vô vi vô tạp đó vậy).

Bản 3: “Xá-lợi-phất vị Tu-bồ-đề, vân hà hữu tâm, tâm vô tâm? Tu-bồ-đề ngôn: Tùng đối thức hữu tâm, tâm vô tâm, như thị, diệc bất tri giả diệc vô tạo giả, dĩ thị diệc bất hữu hữu tâm, diệc bất hữu vô tâm”. (Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề: Thế nào là hữu tâm, tâm mà vô tâm? Tu-bồ-đề đáp: Theo chỗ đối với thức mà có tâm, tâm mà không tâm, như vậy tâm cũng chẳng biết, cũng không tạo tác, do đó cũng chẳng có hữu tâm, cũng chẳng có vô tâm).

Bản 4: “Xá-lợi-phất ngôn: Hà pháp vi tâm phi tâm? Tu-bồ-đề ngôn: Bất hoại bất phân biệt” (Xá-lợi-phất hỏi: Pháp gì là tâm chẳng phải tâm? Tu-bồ-đề đáp: Không hoại không phân biệt).

Bản 5: “Xá-lợi-phất vấn Tu-bồ-đề ngôn: Hà đẳng danh vi tâm phi tâm tánh? Thiện Hiện đáp ngôn: Nhược vô biến hoại, diệc vô phân biệt, thị tắc danh vi tâm phi tâm tánh” (Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề rằng: Những gì gọi là tâm tánh, chẳng phải tâm? Thiện Hiện đáp: Nếu không biến hoại cũng không phân biệt, đó gọi là tâm tánh chẳng phải tâm).

Ý của đoạn kinh này, cái tâm thông thường thì có phân biệt nhị biên, có biến hoại, còn tâm Bát-nhã thì không phân biệt nhị biên, không biến hoại, cho nên tuy gọi nó là tâm mà chẳng phải tâm (như tâm thông thường).

Xét đến việc dịch từ ngữ ta cũng thấy sự chọn lựa khó khăn và đã có sự dịch sai khác giữa các nhà dịch cũ và các nhà dịch mới. Các nhà dịch cũ vì hoặc hiểu Phạn văn mà không hiểu Hán văn, hoặc hiểu Hán văn mà không hiểu Phạn văn nên dịch không được chính xác và thường tối nghĩa. Còn các nhà dịch mới vì rành cả Phạn văn và Hán văn nên dịch thường chính xác và rõ nghĩa. Như một số từ ngữ được dẫn đối chiếu dưới đây giữa cũ và mới.

Dịch cũ: Dịch mới:
Ngũ chúng Ngũ ấm, ngũ uẩn
Hữu lưu vô lưu Hữu lậu vô lậu
Sắc, thống dương, tư tưởng, sanh tử, thức Sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Tự nhiên Tự tánh
Chúng hựu Thế Tôn
Vô trước quả, Ứng chơn, Ứng nghi A-la-hán
Câu cản đạo Tu-đà-hoàn
Nhu thủ Văn thù
Trực hành Chánh đạo
Vi trì Vi tánh
Ma nạp Trưởng giả
Trừ Cẩn, Trừ cẩn nữ Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni
Phân vệ Khất tức
Trừ nhập Thắng xứ
Tần lai quả Tư-đà-hàm

v.v…

Bộ Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng Kinh.

Nhận thấy các bản Ðại Tạng kinh nêu trên đã không bao gồm đủ các kinh đã được dịch, giải, lại còn bị xiêu lạc, hư hỏng theo thời gian, gây khó khăn cho người có chí muốn nghiên cứu kinh Phật, nên dưới triều Ðại Chánh (1912 – 1926) ở Nhật Bản, hai bác sĩ Nhật là ông Cao Nẫm Thuận Thứ Lang và Ðộ Biên Hải Húc đã phát đại nguyện xuất bản Ðại Tạng kinh bằng cách gom góp, sưu tầm, tra cứu, đối chiếu, tổ chức, có hệ thống tất cả bản kinh đã có được thành một Ðại Tạng kinh hoàn bị gồm 2.920 bộ cộng thành một Ðại Tạng kinh 11.970 quyển, đóng thành 85 tập dày, đặt tên là Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng kinh, ấn bản đầu tiên vào năm 1921 Tây lịch, dưới triều Ðại Chánh Nhật Bản.

Trong số 85 tập này, từ tập 1 đến tập 55 gồm kinh, luật, luận, sớ chú, sử truyện. Từ tập thứ 56 đến 85 gồm Tục Kinh Sớ, Tục Luật Sớ, Tục Luận Sớ…

Lại trong số 2.920 bộ 11.970 quyển này chia làm hai loại: Loại A, là những kinh dịch từ Phạn văn ra. Loại này gồm có 1.692 bộ cho 6.256 quyển mà trong đó đọ 2/3 là các kinh luật chính, còn 1/3 là những kinh có kèm lời chú giải và các sáng tác phẩm của các vị cao tăng Ấn Ðộ.

Và trong số các kinh dịch từ Phạn văn này những bộ kinh lớn đều có bản trùng dịch, nghĩa là cùng một nguyên bản mà có nhiều người dịch thành ra nhiều bản. Ví dụ trọn một bộ kinh Trường A-hàm có 30 kinh trọn 22 quyển, nhưng đã có một người dịch trọn bộ, mà 18 người khác trích dịch từng phần thành ra 18 bộ với số quyển không đồng nhau, khiến cho một bộ Trường A-hàm 22 quyển đã tăng bội thành 19 bộ 80 quyển. Hoặc như một bộ kinh Pháp Hoa 7 quyển, nhưng đã có 4 nhà dịch thành ra 4 bộ với số 25 quyển. Trong Ðại Tạng kinh hiện nay có rất nhiều trường hợp trùng dịch như vậy, nên số bộ và số quyển mới tăng lên tới 1.692 bộ cho 6.255 quyển như đã nêu trên.

Loại B là những bản kinh có kèm chú giải và những sáng tác phẩm của các nhà Phật học Trung Hoa và Nhật Bản. Loại này gồm có 1.228 bộ cho 5.714 quyển. Sở dĩ có tới con số này, vì có trường hợp một bản kinh mà có tới 20 người chú giải trở thành 20 bộ với số quyển tăng lên.

Theo lời hai bác sĩ ghi trong lời tự tựa cuốn Mục Lục Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng Kinh của họ thì Bộ Ðại Chánh Tân Tu này có 5 đặc sắc lớn:

1. Nghiêm mật bác thiệp, bởi nó thu góp đầy đủ không những các kinh đã lưu hành từ trước mà luôn cả các bản kinh mới phát quật ở các quốc thổ xưa như Vu Ðiển, Ðôn Hoàng, Qui Tư, Cao Xương v.v… và những văn kinh xưa dưới thời Lục Triều, những thủ bản dưới thời Ðường, Tống tản mát trong các danh lam cổ sát.

2. Chu đáo thanh tân, bởi nó có sự đối chiếu, cân nhắc chia thành bộ loại như A-hàm bộ, Bát-nhã bộ, Pháp Hoa bộ v.v… những kinh nào nghi là ngụy tạo thì in riêng chứ không để xen lộn trong các kinh khác. Nếu trong kinh văn gặp câu hoặc chữ nào thấy có sự sai khác giữa các bản thì đều có bị chú ở dưới mỗi trang rất rõ ràng, tối tân.

3. Phạn Hán đối khán, bởi nó có sự đối chiếu giữa văn kinh chữ Phạn và chữ Hán, từ đó nếu gặp tên kinh, tên xứ, tên người v.v… cần thiết, thì đều có ghi thêm chữ Phạn hoặc Pali ở dưới mỗi trang.

4. Nội dung sách dẫn, bởi nó có bản đối chiếu sách dẫn các tên kinh và các từ ngữ trong các kinh.

5. Tiện lợi. Rất tiện lợi cho việc tra cứu và mang theo. Nó được xem là Ðại Tạng kinh đầy đủ có tổ chức nhất hiện nay, giúp cho các nhà Phật học khắp thế giới bằng vào để nghiên cứu hoặc trích dẫn.

Ảnh hưởng của văn khí đối với nền văn học Trung Hoa.

Theo nhận xét của nhà đại học giả Trung Hoa là ông Lương Khải Siêu đăng trong cuốn Phật Học Nghiên Cứu Thập Bát Thiên của ông xuất bản tháng 4 năm 1930 thì văn kinh dịch từ Phạn ra Hán có một ảnh hường rất lớn đối với nền văn học Trung Hoa:

1. Ảnh hưởng trên từ ngữ. Theo ông Lương Khải Siêu 35.000 từ trong bộ Phật Giáo Ðại Từ Ðiển của người Nhật là 35.000 từ do các vị cao tăng sáng tạo để dịch kinh, nó đã nghiễm nhiên trở thành một bộ phận trong văn học Trung Hoa. Thêm vào 35.000 từ tức là thêm vào 35.000 quan niệm. Trong đó có những từ Trung Hoa nhưng lại được mang vào một ý nghĩa mới, như “Chân như”, “Vô minh”, “Pháp giới”, “Thiền định”, “Chúng sanh”, “Nhân duyên”, “Quả báo” v.v… và những từ đọc theo âm chữ Phạn lâu ngày thành quen như “Niết-bàn”, “Bát-nhã”, “Du-già”, “Sát-na”, “Do tuần”, “Hằng-hà” v.v… Ðây là những từ theo ngài Huyền Trang nó nằm ở trong năm trường hợp không dịch nghĩa (ngũ chủng bất phiên):

1. Vì bí mật như chữ Ðà-la-ni, Ta-bà-ha;
2. Vì hàm nhiều nghĩa như chữ Bạt-già-phạm, A-la-hán;
3. Vì ở Trung Hoa không có thứ đó như chữ Diêm-phù-đề (cây);
4. Vì giữtheo người dịch xưa như chữ A-nậu-bồ-đề;
5. Vì để sanh tâm trọng thị như chữ Bát-nhã v.v…

2. Ảnh hưởng trên ngữ pháp và văn thể. Ðiều rất dễ nhận thấy trong văn kinh Phật giáo không dùng chi, hồ, giả, dã, hỷ, yên, tai, như trong văn chương Trung Hoa; không dùng lối biền ngẫu hoa mỹ; không rập theo cách điệu cổ văn; cú pháp có nhiều đảo trạng; trong một câu hoặc một đoạn có bao hàm lời giải thích; văn ngữ nhiều lặp lại; có khi từ 10 đến 20 chữ làm thành một danh từ bao hàm hình dung cách; tảng văn và thi kệ xen nhau trong một đoạn; thi kệ không có vận. Ðó là một lối cấu tạo hình thức văn học rất mới đối với Trung Hoa, mà khi đọc đến tất cảm thấy một hòa điệu êm đẹp và người có công lớn trong việc này là ngài La-thập và môn đệ của ngài.

3. Ảnh hưởng đến tình hình phát triển văn học.

Việc dịch kinh Phật đã kích thích cuộc cách mạng trong văn học Trung Hoa. Tập thơ dài đầu tiên trong các bài thơ cổ của Trung Hoa, tập “Khổng Tước Ðông Nam Phi” và những áng văn học thuần của Trung Hoa cận đại như tiểu thuyết, ca khúc đều có chịu ảnh hưởng mật thiết từlối văn dịch kinh Phật, nhất là từ bộ “Phật Bổn Hạnh Tán” của Bồ-tát Mã Minh. Bộ này là một bản trường ca trên 30.000 tiếng, như là một bộ tiểu thuyết, đã lấy nguyên liệu từ bốn bộ A-hàm. Chính văn kinh Phật đã giúp cho giới văn nghệ Trung Hoa giàu khả năng tưởng tượng, cách tân bút pháp, như loại văn bạch thoại,các bộ tiểu thuyết Tây Du Ký, Sưu Thần Ký, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng là những tác phẩm đã chịu ảnh hưởng không ít từ các bộ Ðại Trang Nghiêm kinh luận, kinh Hoa Nghiêm, kinh Ðại bát Niết-bàn, cho đến các bản tập dịch, truyền kỳ, đan từ các trường thiên ca khúc từ đời Tống, Nguyên, Minh về sau, cũng đã gián tiếp chịu ảnh hưởng các bộ Phật Bổn Hạnh Tán v.v… (xem thêm bài “Phật Giáo cống hiến gì cho nước Trung Quốc” trong cuốn “Phật Giáo Chính Tín” của Thánh Nghiêm).

Hồ Thích, một học giả lớn hiện đại của Trung Hoa cũng có nhận định tương tự khi ông viết trong Hồ Thích Văn Tồn (và được dẫn bởi sách Phật Giáo Chính Tín của Thánh Nghiêm) như sau: “Trong các kinh do Cưu-ma-la-thập dịch có các bộ kinh Kim Cang, Pháp Hoa và Duy-ma-cật được lưu hành rất rộng rãi và lâu dài, đã có ảnh hưởng không nhỏ trong giới văn học và mỹ thuật của Trung Hoa. Bộ kinh Pháp Hoa tuy không phải là tiểu thuyết, nhưng là cuốn sách có nhiều ý vị văn học, trong đó có một số truyện ngụ ngôn đẹp nhất trong văn học thế giới”.

Ảnh hưởng của kinh Phật đến học thuyết đạo Khổng.

Trong cuốn Nhân sanh quan và thơ văn Trung Hoa (Nguyễn Hiến Lê dịch in năm 1970) ông Lâm Ngữ Ðường, một đại văn hào Trung Hoa cận đại viết: “Ảnh hưởng của đạo Phật lớn tới nỗi cãi tạo được học thuyết của đạo Khổng. Từ đời Chu trở đi, các học giả theo Khổng giáo đại để chỉ làm cái việc hiệu đính, chú thích kinh thư của Thánh Hiền. Từ khi đạo Phật du nhập Trung Quốc có lẽ vào thế kỷ thứ nhất, mới phát sinh phong trào nghiên cứu đạo Phật. Phong trào đó tiến đều trong các triều đại Bắc Ngụy và Ðông Tấn. Các học giả theo Khổng giáo chịu ảnh hưởng đó, thay đổi học phong, bớt công việc hiệu đính, chú thích mà nghiên cứu dịch lý.

Ðời Tống do ảnh hưởng của đạo Phật mà Khổng giáo có thêm được mấy học phái mới, gọi là phái Lý học. Những học phái đó vẫn theo truyền thống luận về đạo đức, nhưng những danh từ Tinh, Lý, Mệnh, Tâm, Vật, Tri đã có một giá trị đặc biệt, được đem ra bàn đi bàn lại (địa vị mấy tiếng đó cũng quan trọng như mấy tiếng nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thời Khổng Mạnh). Phong trào nghiên cứu kinh Dịch (một bộ bàn về những biến hóa của nhân sự) đột nhiên phát triển mạnh.

Tất cả các nhà Nho đời Tống, nhất là anh em họ Trình (Trình Minh Ðạo, Trình Y Xuyên) đều nghiên cứu kỹ Phật giáo và thêm được nhiều kiến giải mới khi quay trởvề đạo Khổng. Chẳng hạn Lục Cửu Uyên dùng một danh từ của đạo Phật, tiếng “giác”, “giác ngộ” để trỏ sự nhận thức được chân lý. Ðạo Phật đã làm thay đổi được tính cách của học thuyết Khổng Mạnh. Ảnh hưởng của nó tới các nhà thơ như Tô Ðông Pha cũng mạnh như vậy. Bọn văn nhân có phản kháng học thuyết của các nhà lý học mà dùng một bút pháp nhẹ nhàng, một tinh thần tài tử, du hý để khen đạo Phật!

Khái quát trên đủ thấy Ðại Tạng kinh Hán văn là một bảo vật vô giá của Phật giáo và chung cho cả nền văn hóa thế giới. Chính từÐại Tạng kinh Hán văn mới có Ðại Tạng kinh Nhật văn, Triều Tiên văn. Văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng khắp vùng Ðông Á và thế giới. Ðại Tạng kinh Hán văn cũng ảnh hưởng khắp vùng Ðông Á và thế giới. Nếu không nhờ các vị cao tăng, cư sĩ phát đại nguyện đại hạnh và chí nguyện truyền bá Chánh pháp, vượt bỏ gian nan, một mình một bóng mòn gót trên bước đường hiểm trở lần tới Trung Hoa kiên trì dịch thuật lâu dài, thì đã không thể có được một kho tàng kinh điển Hán tự đồ sộ như ngày nay cho chúng ta học đạo và nghiên cứu!

17/03/2010 Posted by | c) PHẬT HỌC TỔNG QUÁT | Bình luận về bài viết này