THƯ VIỆN PHÁP BẢO NAMO84000

http://namo84000.com

ĐỨC PHẬT DẠY THÁI TỬ LA HẦU LA NHƯ THẾ NÀO

Photobucket

Đức Phật Dạy Con Như Thế Nào

Gil Fronsdal

(Nguyên tác: “The Buddha as a Parent”, Tạp chí Inquiring Mind, số Xuân 2008)

Đọc bằng bản PDF

Ngày nay, hầu như người Phật tử nào cũng biết rằng Thái tử Tất Đạt Đa, sau này là Đức Phật, đã lìa bỏ tổ ấm của mình để đi tìm con đường giải thoát vào chính cái ngày La Hầu La — đứa con trai [duy nhất] của Ngài — chào đời. Nhiều người cảm thấy khó hiểu, thậm chí phẫn nộ, trước một hành động có vẻ “thiếu trách nhiệm” như thế. Song, ít ai biết rằng sau khi đạt được Chính Đẳng Chính Giác, Đức Phật đã trở thành thầy dạy dỗ chính cho con trai của mình trong hầu hết quãng đời niên thiếu của con Ngài, kể từ khi La Hầu La lên 7 tuổi, và Ngài đã là một người cha rất mực mô phạm: La Hầu La đã đạt được giác ngộ viên mãn khi mới 20 tuổi. Vậy, ta hãy tự hỏi, Đức Phật là một người cha như thế nào? Phương pháp dạy con của Ngài ra sao? Làm thế nào một bậc giác ngộ trao truyền những giá trị tâm linh của mình cho con cái?

Kinh điển không đề cập nhiều đến mối quan hệ cha-con giữa Đức Phật và La Hầu La, nhưng đâu đó có để lại những dấu hiệu thú vị đáng lưu ý về việc Đức Phật đã dẫn dắt con mình như thế nào trên con đường trưởng thành. Mặc dầu trước các kinh điển này đã có những mẩu chuyện nói về việc La Hầu La đã trở thành đồ đệ của Đức Phật như thế nào, nhưng phần lớn những chi tiết này nằm trong ba bài pháp mà nếu ta gom cả lại với nhau, thì đó chính là một tiến trình liên tục của con đường dẫn tới giác ngộ: lúc La Hầu La 7 tuổi, Đức Phật dạy cho con về đạo đức; lúc La Hầu La 10 tuổi, Đức Phật dạy cho con thiền; và lúc 20 tuổi, Ngài dạy về tuệ giác giải thoát. Quá trình trưởng thành của La Hầu La, vì vậy, đi đôi với tiến trình giác ngộ của Đức Phật.

Khi con trai của tôi tròn 7 tuổi, tôi bắt đầu suy tư về việc làm cách nào để dẫn dắt nó và em trai của nó trên con đường tâm linh. Ít nhất, tôi muốn chúng nó học và thực hành Phật pháp đủ để sau này lớn lên chúng có thể trở về với những tiềm năng đó nếu chúng thích hay cần đến. Tôi cũng nghĩ rằng nếu các con tôi có thể nương tựa nơi Phật pháp, thì sau này, dù đang ở bất cứ nơi đâu, chúng cũng có thể quay về với cái mái ấm đó. Nhất là, vì đối với tôi, gia tài lớn nhất mà tôi có được qua sự thực tập Phật pháp là sự an lạc, thảnh thơi và lòng từ bi, tôi tự hỏi làm cách nào tôi có thể trao truyền cái gia tài tâm linh đó lại cho thế hệ sau. Được biết La Hầu La bắt đầu được Đức Phật dạy dỗ từ năm bảy tuổi, tôi lục tìm trong những bản kinh tiếng Pali để học lấy những phương pháp mà Đức Phật đã sử dụng để dạy dỗ con của Ngài.

Tôi tìm thấy cách làm thế nào để lại một “gia tài tâm linh” qua những mẩu chuyện thật hay trong kinh điển về việc La Hầu La đã theo học với cha như thế nào. Sáu năm sau khi Đức Phật rời bỏ gia đình, và một năm sau khi đạt được giác ngộ, Đức Phật trở về kinh thành. La Hầu La, lúc ấy bảy tuổi, theo lời mẹ dạy, đã chạy đến bên cha để xin thừa hưởng gia tài. Nếu như ngày xưa Thái tử Tất Đạt Đa không bỏ kinh thành ra đi, thì bây giờ La Hầu La đã được truyền ngôi vua. Nhưng là một người đã buông bỏ hết tất cả, sống đời khổ hạnh, Đức Phật có thể trao lại cho con mình cái gì? Đáp lời La Hầu La, Đức Phật quay sang nói với Ngài Xá Lợi Phất (Sariputta), một đồ đệ thân tín của Đức Phật: “Hãy thâu nhận nó.” [Như vậy], thay vì được ngôi vua, La Hầu La đã được thừa hưởng con đường đi của cha mình — con đường dẫn đến giải thoát.

Có lẽ còn lâu lắm con trai tôi mới cạo trọc đầu và khoác lên mình chiếc áo cà sa, nhưng tôi vẫn muốn cho con tôi tiếp xúc với những điều căn bản của Phật pháp, những điều đã chuyển hoá sâu sắc cuộc đời tôi. Khi tôi đọc những đoạn kinh về cách Đức Phật dạy La Hầu La, tôi ngạc nhiên nhận ra rằng những điều này không những vẫn còn mới mẻ mà còn rất thích hợp với việc dạy con ở nước Mỹ này, trong thời hiện đại này. Thật vậy, những bài pháp này đã trở thành kim chỉ nam cho tôi trong việc dạy con.

ĐẠO ĐỨC

Câu chuyện đầu tiên kể về La Hầu La được Đức Phật dạy về lòng chính trực (integrity) như thế nào. Lúc lên 8 tuổi, La Hầu La đã nói dối. Bài Kinh Giáo Giới La Hầu La (Trung Bộ Kinh, 61) kể rằng sau khi tọa thiền xong, Đức Phật đến tìm La Hầu La. Sau khi mời cha ngồi, La Hầu La lấy một thau nước cho cha rửa chân, theo phong tục hồi đó. Sau khi rửa chân xong, Đức Phật hỏi: “Này, La Hầu La, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không?”

“Dạ, con có thấy” – La Hầu La thưa.

“Đời của một người tu cũng chỉ đáng bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối.”

Tôi tưởng tượng La Hầu La đỏ mặt lên.

Sau đó, Đức Phật hất đổ hết nước trong thau ra và nói: “Đời của một người tu cũng đáng vất bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.”

Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói: “Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như thế này nếu như người đó cố tình nói dối.”

Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói: “Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối.”

Sau đó Ngài dạy con: “Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa.”

Câu chuyện trên đây nhắc nhở tôi rằng những lời la mắng giận dữ với con cái thực ra chỉ có sức mạnh mà không có nội lực. Đức Phật đã rất bình tĩnh, chọn thời điểm đúng lúc để dạy con mà không trừng phạt hay nổi giận với con.

Sau bài thuyết giảng ngắn mà rõ ràng về việc nói dối đó, tôi tưởng tượng La Hầu La đã lắng nghe cha hơn. Sau đó, Đức Phật chỉ dẫn con làm sao để suy xét mọi hành động của mình. “Cái gương dùng để làm gì?” – Ngài hỏi.

“Bạch Đức Thế Tôn, gương dùng để soi” – La Hầu La đáp.

Đức Phật lại dạy : “Trong khi chuẩn bị làm điều chi bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho ta hoặc cho kẻ khác không? Nếu, sau khi đã quán chiếu, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm.”

Tôi chợt nhận ra rằng thay vì dạy cho con mình nhận biết sự khác biệt tuyệt đối giữa đúngsai, Đức Phật đã dạy cho con mình suy gẫm về lợi íchcó hại. Điều này đòi hỏi cả sự tự tri (self-awareness) lẫn lòng bi mẫn. Đặt nền tảng của đạo đức dựa trên “có lợi” hay “có hại” giúp giải thoát đời sống đạo đức của ta khỏi những khái niệm trừu tượng và những ý niệm chẳng ăn nhập gì tới hậu quả của việc ta làm. “Có lợi” và “có hại” cũng giúp cho con người nhận biết mục tiêu của mình. Những điều ta làm hoặc sẽ đối nghịch hoặc sẽ thuận chiều với con đường ta đang đi.

Phương pháp giáo hoá của Đức Phật khiến cho tôi càng tin tưởng thêm rằng chúng ta cần gieo xuống nơi tâm hồn con trẻ những hạt giống của tình thương, những hạt giống của ý thức về việc mỗi hành động của nó sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Sức mạnh của sự quán chiếu và lòng từ bi sẽ không có được nếu đứa trẻ chỉ biết vâng theo lời của người lớn: “Con hãy biết quán chiếu, và hãy có lòng từ bi!” Những giá trị này chỉ có thể có được qua gương của người khác, nhất là của cha mẹ đứa trẻ.

Đức Phật cũng dạy cho La Hầu La hãy xem xét sau khi làm một việc gì đó, nó có gây tổn hại gì không. Nếu có, thì phải đến gặp một người có tuệ giác và sám hối để tránh lặp lại lỗi lầm trong tương lai. Tôi đã học được cách hướng dẫn con trẻ phát triển lòng chính trực bằng cách nhận ra lỗi lầm của mình. Và lòng chính trực đó tuỳ thuộc rất nhiều vào cách cha mẹ thấy lỗi lầm của con mình ra sao. Cách hành xử của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển đạo đức của con trẻ: nếu cha mẹ cho con trẻ thấy được là nó có thể tin tưởng mình được, là mình chỉ muốn giúp cho con mình trưởng thành hơn là muốn trừng phạt con, thì con trẻ sẽ trở nên thành thật với cha mẹ của chúng hơn.

THIỀN ĐỊNH

Câu chuyện thứ hai nói về việc Đức Phật đã dạy thiền cho La Hầu La ra sao, để phát triển nền tảng của nội tâm (Trung Bộ Kinh, 62). Lúc đó La Hầu La được 10 tuổi. Câu chuyện bắt đầu trong lúc hai cha con đang đi thiền hành. Trong lúc đi, La Hầu Ha chợt thấy hãnh diện về vẻ đẹp của mình, và tư tưởng đó Đức Phật đã đọc được.

Ngài nói với con: “Nhìn bằng con mắt của tuệ giác, cái thân này không phải là tôi (me), không phải là của tôi (mine), không phải là tự ngã của tôi (myself).” Rồi Đức Phật giảng tiếp: ta phải loại bỏ hết tất cả tưởng, hành, thức cũng như bất cứ khái niệm nào về tôi, của tôi, và tự ngã của tôi. Nghe những lời dạy này xong, La Hầu La cảm thấy hổ thẹn, lui về thiền viện, và không thiết đến việc ăn uống gì cả suốt ngày hôm đó.

Tôi cho rằng đây là sự dạy dỗ căn bản cho con trẻ. Tôi không thể tưởng tượng được một em thiếu niên có thể hiểu được những lời Phật dạy như thế. Tôi nhớ lại, rất rõ ràng, rằng ở vào tuổi đó, đầu óc tôi chỉ toàn nghĩ đến dung mạo của tôi ra sao. Tôi thường nghe nói rằng điều này rất là quan trọng cho tiến trình phát triển của các em về “cái tôi”, và quá trình đi tìm kiếm bản thân mình. Có nên trách một em trai 14 tuổi về những ý tưởng phù du như vậy hay không? Có phải Đức Phật đã xen vào những vấn đề nằm trong tiến trình phát triển bình thường của con trẻ, thay vì để các em thảo luận với nhau? Nếu không có hiểu biết về “cái tôi”, làm sao một thiếu niên có thể phát triển thành một người lớn với sự cân bằng về tâm lý?

Câu trả lời nằm ở những gì Đức Phật dạy con Ngài ở đoạn sau đây.

Tối hôm đó, sau khi bị Đức Phật quở trách, La Hầu La đến xin cha dạy cho mình phương pháp quán niệm hơi thở. Trước hết, Đức Phật dùng thí dụ để minh hoạ làm sao đạt được sự thanh thản trong lúc ngồi thiền. Ngài dạy:

“Con phải thiền làm sao giống như đất vậy: đất không cảm thấy phiền vì bất cứ một thứ gì đổ lên đó. Vì vậy, nếu con tập thiền giống như đất, con sẽ không có cảm giác vui thích hay không vui thích về bất cứ một điều gì. Hãy tập thiền như nước, như lửa, như gió, và như không gian: tất cả đều không cảm thấy phiền bởi những cảm giác vui thích hay không vui thích. Thực tập được như nước, như lửa, như gió, như không gian, tâm của con sẽ không còn vướng bận gì cả.”

Rồi, trước khi dạy cho La Hầu La phép thở, Đức Phật dạy cho con về quán tâm từ như là một phương thuốc giải độc trừ khử ác tâm, về tâm bi để vượt thắng sự tàn ác, về tâm hỷ để thuần phục những sự bất toại nguyện, và về tâm xả để ngăn chặn những bất an, thương ghét.

Sau đó, Ngài mới bắt đầu dạy cho con phép quán niệm hơi thở qua 16 giai đoạn. Những giai đoạn này chia thành 3 phần: a) tịnh tâm; b) định tâm để nhận biết thân tâm và phát triển tuệ giác; và c) buông xả. Cuối cùng, Ngài nhấn mạnh rằng bằng sự thực tập ý thức từng hơi thở của mình, con người sẽ có khả năng ý thức hơi thở cuối cùng của mình trong giờ phút cận tử một cách hoàn toàn bình thản.

Khi đọc về cách thức Đức Phật dạy con về phép quán niệm hơi thở để nhận biết thân tâm của mình, tôi nhận thấy đó cũng là một phương pháp để xây dựng một khái niệm vững chắc về “cái tôi”. Tôi tự nghĩ, phải chăng các em thiếu niên ở thời đại ngày nay hay chấp vào “cái tôi” của mình và có nhiều ý niệm phân biệt mình với kẻ khác, là vì các em không cảm thấy thoải mái với chính bản thân mình và với người khác? Và tôi tin rằng, cái chấp và sự phân biệt ấy sẽ không còn nữa nếu các em cảm thấy an vui được với chính mình cũng như thoải mái với người chung quanh.

Khi giảng dạy thiền cho thiếu niên, tôi nhận thấy khả năng thiền của các em nhảy bực vào khoảng 13-14 tuổi. Có nhiều em có thể nhập thiền rất sâu, tuy rằng các em không duy trì được trạng thái này lâu lắm. Tôi đã biết rất nhiều người trẻ dùng phương pháp thiền định để ổn định tinh thần và tìm về sự thảnh thơi giữa những thử thách của tuổi mới lớn.

Tuy nhiên, quán niệm hơi thở không chỉ ích lợi cho các em thiếu niên, mà nó còn là cuộc hành trình suốt đời. Đức Phật đã kết thúc bài giảng của mình bằng cách chỉ cho La Hầu La thấy giá trị của việc tập thiền quán hơi thở như thế nào đối với giây phút cuối cùng của cuộc đời mình.

TUỆ GIÁC

Trong đoạn kinh thứ ba và cuối cùng, Đức Phật đã hướng dẫn La Hầu La trả lời một loạt những câu hỏi về tuệ giác giải thoát (Trung Bộ Kinh , 147). La Hầu La đã dâng trọn thời niên thiếu của mình cho con đường đạt đến giác ngộ; trong một đoạn văn, Ngài được xem là một nhà tu gương mẫu và tinh chuyên. Khi La Hầu La tròn 20 tuổi, Đức Phật biết rằng con trai của mình đã gần đạt đến sự giải thoát. Ngài đã làm một việc hết sức cảm động: Ngài đi bộ cùng với con vào sâu trong rừng. Ngồi dưới gốc một cây đại thụ già cỗi, Ngài đã hướng dẫn La Hầu La một cuộc pháp đàm rất kỹ về thuyết vô ngã. Đối với một người đã đạt đến trình độ tu tập cao như La Hầu La, những tư tưởng nằm sâu trong tiềm thức về cái ngã là chướng ngại cuối cùng của sự giải thoát. Ngồi nghe Đức Phật giảng, La Hầu La đã chứng được tự tính vô ngã của vạn pháp, và đó chính là bước cuối cùng giúp La Hầu La đạt đến sự giải thoát trọn vẹn.

Thuyết vô ngã của Đức Phật có thể khó hiểu. Người ta rất dễ ngộ nhận nó là một triết thuyết trừu tượng, mà không thấy được thực ra đó chính là những lời dạy rất thực tế về việc làm sao để tìm thấy hạnh phúc bằng cách buông bỏ hết tất cả. Đối với tôi, việc Đức Phật dạy con về thuyết vô ngã trong rừng sâu rất cần thiết. Tôi thấy mình có cái nhìn khác khi ở giữa thiên nhiên so với khi ở giữa phố thị. Tôi nhận thấy cảm giác an lạc và thảnh thơi mà thiên nhiên mang lại giúp mình dễ thoát ra được cái “ngã” hơn. Quán chiếu về sự buông xả trong khi đọc muột cuốn sách về Phật pháp khi ngồi ở trong nhà rất là khác với khi mình ngồi dưới một gốc cây. Trong khi đọc bài pháp thứ ba này, tôi chiêm nghiệm được sự quan trọng của việc biết mình (tự tri) giữa khung cảnh thiên nhiên.

Ngày xưa, lúc La Hầu La 7 tuổi, đến xin với cha được thừa hưởng gia tài, Ngài đã không hề tưởng tượng được là 13 năm sau đó, Ngài đã được thừa hưởng một gia tài quý báu nhất mà một người làm cha mẹ có thể để lại cho con của mình. Trong Phật giáo, giác ngộ là hạnh phúc lớn lao nhất. Tôi ước mong con cái của tôi sẽ tìm thấy sự an lạc, thảnh thơi, và an lành trên con đường đi tới giải thoát. Có lẽ, trên con đường trở thành người lớn, chúng cũng sẽ được dạy về đạo đức, thiền định, và tuệ giác [như La Hầu La vậy].

Hoài Hương chuyển ngữ
VA, Apr 29, 2008
E-mail: hoaihuong_2003@yahoo.com

Tiến sĩ Gil Fronsdal đang giảng dạy Thiền tại Insight Meditation Center ở Redwood City, California, USA. Ông có vợ và hai con.


13/03/2010 Posted by | 2) CÂU CHUYỆN VỀ ĐỨC PHẬT (The story of the Buddha) | Bình luận về bài viết này

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ ĐỨC THẾ TÔN (Buddhist Stories)

Photobucket

NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐỨC PHẬT

Nguồn http://www.thuvienhoasen.org/

Lời dạy của Đức Phật rất ý nghĩa nhưng khó hiểu. Vì vậy khi Đức Phật tại thể, Ngài thường dùng những mẩu chuyện để giúp người hiểu hơn về lời dạy của Ngài. Mười mẩu chuyện sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về lời dạy của Ngài trong tập sách này.

Buddhist Stories

Some of the Buddha’s teachings are very deep and difficult to understand. So when the Buddha was alive, he often used stories to help people to understand his teachings. The following ten stories will help you understand better his teachings in this book.
Câu chuyện : Công viên những con hươu hoang dại
Lời dạy : Chúng ta không sát sinhThời xưa, có một khu rừng đẹp. Nhiều con hươu đến sinh sống tại đây. Một ngày kia, Nhà vua dẫn theo những người hầu đến đó để săn thú rừng. Nhà vua bắn cung tên và trúng phải một con hươu mẹ. Hươu mẹ bỏ chạy trong đau đớn. Sau đó, Nhà vua, tìm thấy hươu mẹ ẩn nấp trong bụi cây với hươu con bên cạnh. Cho dù, hươu mẹ bị chảy máu và nước mắt đầm đìa, nhưng hươu mẹ vẫn cho hươu con bú. Không bao lâu, hươu mẹ chết.

Nhà vua cảm thấy hối hận, Nhà vua bế hươu con lên và nói với nó “ Ta sẽ chăm sóc cho ngươi”. Ngay sau đó, Nhà vua bẻ gãy cung tên làm đôi. Nhà vua nói “ ta sẽ không bao giờ làm bị thương ai lần nữa”.

Để nhớ đến ngày đó, Nhà vua đặt tên cho khu rừng là Công viên của những con hươu hoang dại.

Lời dạy :  Giống như loài người, con vật cũng cảm thấy sợ hãi. Chúng ta không nên giết hại con vật. Điều đó không tốt và thật ích kỷ.

Wild Deer Park
No killing

A longtime ago, there was a beauti-ful forest.Many deer lived there. One day, a kingtook his men there to hunt.
Thekingshot an arrow and hit a mother deer. She ran away in pain. Later the king found her hiding in some bushes with her baby deer. Even though she was bleeding and had tears in her eyes, she still fed her baby with milk. She soon died. The king felt very sorry. He picked up the baby deer and said to it, “I will now care for you.” He then broke his bow in two. He said, “I’ll never hunt again.” To remember that day, he named the forest Wild Deer Park.

Like people, animals also have feel ings. We should not kill them for fun or sport. It is unkind and selfish

.

Câu chuyện : Mặt trăng đang nhìn chúng ta
Lời dạy : Chúng ta không đuợc ăn cắpNgày kia, có một gia đình rất nghèo. Họ thường đi đến vườn nhà hàng xóm để ăn trộm hoa quả,

Một đêm nọ, người cha dẫn theo đứa con trai nhỏ đi vào vườn nhà hàng xóm để ăn trộm it cà rốt. Trong khi người cha đang nhổ vài củ cà rốt, cậu con trai đứng bên cạnh ông ấy. Đột nhiên, người con trai thì thầm, “ Cha  ơi, có ai đang nhìn chúng ta”. Người cha trở nên sợ hãi. Ông ấy nhìn quanh nhưng không thấy ai. “ Ở đâu, Ai đã nhìn vậy ?” Ông ấy hỏi người con.

Người con trai chỉ vào bầu trời,” Đó, Thưa cha, mặt trăng đã nhìn thấy chúng ta.”

Người cha đã sửng sốt khi nghe con mình nói. Ông ấy đã nghĩ không một người nào có thể nhìn thấy những gì ông đã làm tối nay. Những lời nói của người con trai làm ông xấu hổ.

Ông ấy ném những củ cả rốt xuống đất và nắm tay người con trai. Cả hai trở về nhà trong ánh trăng đêm. Sau đó, ông ta không bao giờ ăn cắp vật gì nữa.

Lời dạy :  Nếu chúng ta ăn cắp, mọi người sẽ biết.

The Moon is Looking at You
No stealing

Once there was a very poor family. They often went to their neighbour’s garden to steal some vegetables.

One night, the father took along his little son into their neighbour’s garden to steal some carrots. While the father was pulling out some carrots, his little boy stood beside him. Suddenly, his son whispered, “Daddy, someone is looking at us.” The father became afraid. He quickly looked around but he could not see anyone.
“Where? Who?” he asked. The son pointed at the sky, “There, Daddy.  It’s the moon. The moon is looking at us.” The father was shocked by what his son said. He thought that nobody could see what he was doing at night. His son’s words made  him feel ashamed. He threw the carrots down and took his son by the hand. They both walked back home in the moonlight. After that he never  stole anything again. If we steal, people will know.


Câu chuyện : Đức Phật và  Rahula
Lời dạy : Không nói dốiRahula là người con trai duy nhất của Đức Phật, đã trở thành tu sĩ. Rahula là người nhỏ tuổi nhất trong các Tăng. Tất cả các tăng đều yêu thương và đã chìu chuộng Rahula quá đỗi. Rahula làm bất cứ điều gì mà Rahula thích. Đôi khi, Rahula nói dối để đùa cợt ai đó.

Một ngày kia,  Đức Phật nói với Rahula, “ Hãy mang cho ngài một chậu nước. Ngài muốn rửa sạch đôi chân của ngài.” Ngài đã rửa đôi chân của ngài trong chậu nước và hỏi Radula, “ Liệu con có muốn uống hểt nước này?”.

“Không, nước này đã bị dơ bẩn!” Rahula trả lời.

Đức Phật yêu cầu Rahula bưng chậu nước đem đổ.

Đức Phật nói với Rahula,” Khi nước đã bị dơ bẩn, không một người nào muốn dùng nó. Nó giống như những câu chuyện mà người ta đã bịa đặt, không một người nào quan tâm đến chúng nữa.”

Những giọt nước mắt xấu hổ đã chảy trên má của Rahula. Từ đó, Rahula không bao giờ nói dối điều gì.

Lời dạy : Chúng ta phải luôn luôn nói thật

The Buddha and Rahula
No lying

Rahula, the only son of the Buddha, became  a monk. He was the youngest in the Sangha. All the monks loved and spoiled him. Rahula did whatever he liked. Sometimes he told lies just for the fun of it.

One day, the Buddha said to Rahula, “Please bring me a basin of water. I want to wash my feet.” He washed his feet in the basin of water and asked Rahula, “Would you drink this water?”

“No, it’s dirty!” Rahula replied.

Then the Buddha asked Rahula to throw the water away.

The Buddha told Rahula, “When water gets dirty, no one wants it. It is the same for those who tell lies, no one cares for them anymore.”

Tears of shame come to Rahula’s eyes. He never told another lie.We should always tell the truth.


Câu chuyện : Hươu con thoát chết
Lời dạy : Phải kính trọng thầy, cô giáoMột con hươu thông thái đã dạy cho tất cả những con hươu con làm thế nào để trốn thoát khỏi những kẻ đi săn thú. Một hươu con trong nhóm học rất ngoan và giỏi. Hươu con không bao giờ làm điều xấu trong lớp. Hươu con luôn cảm ơn thầy giáo của mình sau mỗi giờ học.

Ngày kia, hươu con này đã bị sập bẫy của những kẻ săn thú rừng. Những con hươu khác chạy tán lọa trong hoảng sợ. Chúng chạy về báo cho mẹ của hươu con biết tin. Hươu mẹ khóc khi nghe tin về hươu con của mình bị sập bẫy.

Thầy giáo trấn an hươu mẹ, “ Xin đừng lo lắng, Hươu con là một đứa học rất giỏi, Hươu con sẽ biết cách trở về an toàn.”

Lúc hươu con bị sập bẫy, hươu con đã nhớ đến lời thầy giáo dạy. Hươu con giả vờ chết bằng cách ngưng thở, và nằm yên bất động. Người đi săn thấy vậy, tưởng hươu đã chết thật. Khi người đi săn chuẩn bị làm thịt hươu, Hươu non nhảy lên và bỏ chạy nhanh như gió. Bạn bè của hươu con rất vui khi gặp lại hươu con. Họ cảm ơn người thầy thông thái đã dạy cho họ những bài học có ích.
Lời dạy : Cố gắng học giỏi để nhận phần thưởng.

The Young Deer that Played Dead
Respecting Teachers

A wise deer taught all the young deer how to escape from the hunters. One of them was a very good pupil. He was never bad in class. He also thanked the teacher after every lesson.

One day, this young deer was caught in a trap. The others ran away in fright. They ran to tell his mother. She cried when she heard about this.

The teacher comforted her, “Don’t worry. Your son is such a good pupil, he will come back safely.”

As he was caught in the trap, the young deer remembered what the teacher had taught him. He pretended to be dead by sticking out his tongue and lying still. This made the hunter believe that the deer was really dead. When the hunter was preparing to cook the deer, it jumped up and ran away like the wind. His friends were so happy to see him back. They thanked the wise teacher for teaching him so well.

Being a good pupil brings great rewards.

Câu chuyện : Đức Phật xâu kim
Lời dạy : Giúp đỡ người khácAnuruddha là một người tu hành rất giỏi, nhưng bị mù hai mắt. Anuruddha không cảm thấy mặc cảm về bản thân mình vì mặc dù bị mù nhưng vẫn tự mình sinh hoạt hàng ngày.

Một ngày kia, Anuruddha cảm thấy áo choàng bị rách. Anuruddha cố gắng vá lại chỗ rách ấy, nhưng rất khó khăn. Anuruddha thậm chí không thể xâu chỉ qua cây kim. Đức Phật đến phòng và xâu kim giúp cho Anuruddha. Anuruddha hỏi ” Ai đã xâu kim cho tôi vậy?”

“Đức Phật đã xâu kim giúp con.” Đức Phật đáp trong khi  Anuruddha đang vá lại cái áo choàng. Anuruddha cảm thấy hạnh phúc và xúc động rơi nước mắt.

Lời dạy : Luôn giúp đỡ những điều mà người khác cần

The Buddha Threading the Needle
Helping each other

Anuruddha was a very good pupil, but he was blind. He did not feel sorry for himself because he was blind and kept up with his practice.

One day, he felt a hole in his robe. He tried to mend it, but found it very difficult. He could not even thread the needle. The Buddha came to his room to thread the needle for him. “Who is threading the needle for me?” Anuruddha asked.
“It is the Buddha,” the Buddha replied while he was mending the robe. Anuruddha felt really happy and was moved to tears.
Always help those who need it.

If we help each other, we will all win.


Câu chuyện : Một người đàn ông bị què chân
và một người đàn ông bị mùLời dạy : Chúng ta hãy giúp đỡ người khác.

Một người đàn ông què chân và một người đàn ông mù hai mắt bị bỏ rơi trong một ngôi nhà. Chẳng may ngôi nhà bị hỏa hoạn. Cả hai đều hoảng sợ. Người bị mù không thể thấy đường để đi. Người bị què không thể tự đi ra khỏi căn nhà.

Họ quyết định giúp đỡ lẫn nhau. Người mù cõng người què trên lưng. Người què chỉ cho người mù đường đi. Cùng với nhau, họ thoát ra khỏi căn nhà bị bốc cháy.

Lời dạy : Nếu chúng ta giúp đỡ lẫn nhau chúng ta sẽ cùng nhau chiến thắng.

The Crippled Man & the Blind Man
Helping each other

A crippled man and a blind man were left alone in a house. A fire broke out. Both were very scared. The blind man could not see the way out. The crippled man could not walk to it.

They decided to help each other. The blind man carried the crippled man on his back. The crippled man told the blind man where to go. Together, they got out of the burning house.

Câu chuyện : Cửa hàng bán cá
Lời dạy : Các con phải làm bạn với người tốt.Đức Phật và Ananda đang đi khất thực trong một thành phố. Họ đi qua một cửa hàng bán cá. Đức Phật nói,” Ananda, hãy dùng tay sờ vào cuộn dây đang xâu cá kia rồi ngửi tay con xem sao.”

Ananda làm theo và nói, “ Mùi của nó thật là kinh tởm!”

Đức Phật nói,” Điều này giống như kết bạn, nếu con làm bạn với người xấu, con sẽ trở nên xấu xa. Nó giống như mùi hôi của sợi dây thừng trong cửa hàng cá.
Tiếp đến, Đức Phật và Ananda đi qua một tiệm bán gia vị. Đức Phật nói, “Ananda, đưa tay sờ vào những gói gia vị rồi ngửi tay con xem.”

Ananda làm theo và nói,” Tay của con rất thơm,”

Đức Phật nói,” Điều này giống như con kết bạn. Nếu con làm bạn với những người tốt, con sẽ trở thành người tốt. Nó giống như mùi thơm trên tay con khi tiếp xúc từ những gói gia vị vậy.”

Lời dạy :  Nếu chúng ta kết bạn tốt và chân thành, chúng ta sẽ trở thành người tốt.Nếu chúng ta kết bạn với người lười biếng và xấu tính, chúng ta sẽ trở thành người xấu.

The Fishmonger’s
Making good friends

The Buddha and Ananda were begging in a city. They passed a fishmonger’s. The Buddha said, “Ananda, touch the rope where the fish are hanging and smell your fingers.”

Ananda did this and said, “It smells awful!”

The Buddha said, “This is the same with making friends, if you mix with bad people, you will become bad. This is like the smell from the rope in the fishmonger’s.”

Next, they passed a spice shop. The Buddha said, “Ananda, touch the spice wrapper and then smell your fingers.”

Ananda did this and said, “My fingers smell very nice.”

The Buddha said, “This is the same with making friends. If you mix with good people, you will be a good person. This is like the nice smell you got from the spice wrappers.” If you mix with good and honest people, you will be a good person. If you mix with lazy and bad people, you will be a bad person.

Câu chuyện : Con Cáo và hai con rái cá
Lời dạy : Các con không được ích kỷVợ của cáo muốn ăn một ít cá tươi. Cáo cố tìm cá tươi cho vợ trên khúc sống gần đó. Cáo nhìn thấy hai con rái cá đang giành nhau một con cá to tại bờ sông. Cả hai ai cũng muốn mình được hưởng phần cá tốt nhất. Cáo quan sát hai con rái cá đang giành nhau một lúc. Rồi cáo đi đến và hỏi liệu cáo có thể giúp chúng chia cá được không. Hai con rái cá vui vẻ nhận lời.

Cáo chia cá làm ba phần. Cáo đưa phần đầu cho con rái cá này, còn khúc đuôi đưa cho con rái cá kia. Trong khi hai con rái cá đang suy nghĩ, cáo sẽ chia phần cá ngon nhất như thế nào, cáo đã bỏ chạy với phần cá ngon nhất trên tay. Cả hai con rái cá chỉ biết trách mình vì đã quá trở nên ích kỷ.

Lời dạy : Không được ích kỷ, hãy chia phần cho những người khác.

The Fox and the Otters
Do not be selfish

A fox’s wife wanted to eat some fresh fish. The fox tried to find some for her near the river. He saw two otters at the river dragging along a big fish. Both wanted the best parts of the fish. The fox watched them for a short time. Then he went up to ask if he could divide the fish for them. The otters were delighted.

The fox divided the fish into three pieces. He gave the head to one otter and the tail to the other. While the otters were thinking how the fox would divide the best part of the fish, the fox ran away with it. The otters had only
themselves to blame for being so selfish. Do not be selfish, share with others.

Câu chuyện : Đầu và đuôi rắn
Lời dạy : Các con không được đánh nhauĐuôi rắn đã đánh nhau với đầu rắn. Đuôi rắn nói, “ Ngươi đã dẫn ta đi quá lâu rồi. bây giờ đến lượt ta sẽ dẫn ngươi đi.”

Đầu rắn nói,” Ta là chỉ huy, ta có mắt và có miệng.”

Đuôi rắng đáp lại,” Ngươi cần ta để bò, nếu không có ta, ngươi không thể đi đến bất kì nơi đâu.”

Không may đuôi rắn bị mắc kẹt trong cành cây và không thể thoát ra được. Đầu rắn từ chối giúp đỡ và để cho đuôi rắn chỉ huy. Đầu rắn không muốn giúp đỡ đuôi rắn. Đuôi rắn không thể nhìn thấy đường để đi. Rồi rắn rơi vào đám lửa. Rắn bị  cháy đến chết.

Lời dạy : Sẽ làm tổn thương cả hai nếu chúng ta tranh cãi nhau.

The Snake’s Head and Tail
Do not fight with each other

The snake’s tail had a fight with its head. The tail said, “You have led me for so long. Now it’s time for me to lead you.”

The head said, “I should be the leader. I have eyes and a mouth.” The tail said, “You need me to move.
Without me, you can’t go anywhere.”

Then the tail grabbed a tree branch and would not let go. The snake’s head gave up and let the tail be the leader. The head did not want to help the tail. The tail could not see where it was going. Then, it fell into a fire pit. The snake was burnt to death. It hurts both sides when you quarrel.


Câu chuyện : Người đàn bà dọn vệ sinh
Bài học : Các con phải có tâm hồn trong sáng.Một người đàn bà làm công việc dọn vệ sinh đường phố rất nặng nhọc. Vì vậy áo quần của bà  rất dơ bẩn và hôi hám, tất cả mọi người đều xa lánh nếu trông thấy bà. Khi thấy Đức Phật nói chuyện với bà rất vui vẻ, mọi người rất đỗi ngạc nhiên.

Họ hỏi Đức Phật, “Ngài luôn yêu cầu chúng con phải sạch sẽ. Tại sao Ngài lại chuyện trò với người đàn bà hôi hám như vậy?”

Đức Phật trả lời, “Cho dù người đàn bà đó hôi hám, nhưng tâm hồn của bà ta rất trong sáng. Bà ta lễ phép và làm việc rất vất vả để quét dọn sạch sẽ con đường cho người. Một vài người trông rất sạch sẽ và tươm tất nhưng tâm hồn họ chứa đầy ý nghĩ xấu xa!”

Lời dạy : Có một tâm hồn trong sáng là quan trọng hơn nhiều so với mặc áo quần sạch đẹp.

The Cleaning Woman
Clean mind

A woman worked very hard cleaning the streets. As her clothes were dirty and smelly, all the people ran away from her when they saw her. When the Buddha talked to her nicely, the people were surprised.

They asked the Buddha, “You always ask us to be clean. Why are you talking to this smelly woman?”

The Buddha replied, “Although this woman is smelly, her mind is clean. She is polite and she works hard for others. Some people look clean and tidy, but their minds are full of bad thoughts!”

Having a clean mind is more important than wearing clean clothes.

HẾT.

13/03/2010 Posted by | 2) CÂU CHUYỆN VỀ ĐỨC PHẬT (The story of the Buddha) | Bình luận về bài viết này

TA THƯƠNG MÌNH NHẤT

Photobucket
Quảng Tánh
Nguồn: Báo Giác Ngộ số 463
Nguồn: Liên Hoa – Huỳnh Hoa

Một thời, Thế Tôn trú tại Sàvatthi. Lúc bấy giờ vua Pasenadi nước Kosala có mặt với hoàng hậu Mallika, trên lầu thượng (hoàng cung). Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với hoàng hậu Mallikà:

– Này Mallikà, có ai khác thân ái với hoàng hậu hơn là tự ngã của hoàng hậu?

– Thưa đại vương, không có ai thân khác thân ái với thiếp hơn là tự ngã của thiếp. Nhưng thưa đại vương, có ai khác thân ái với đại vương hơn là tự ngã của đại vương?

– Này Mallika, không có ai khác thân ái với ta hơn là tự ngã của ta.

Rồi vua Pasenadi đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, con có nói với hoàng hậu Mallika:

Này Mallika, có ai khác thân ái với hoàng hậu hơn là tự ngã của hoàng hậu?

Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, hoàng hậu Mallika trả lời với con:

Thưa Đại vương, không có ai khác thân ái với thiếp hơn là tự ngã của thiếp. Nhưng thưa Đại vương, có ai khác thân ái với đại vương hơn là tự ngã của đại vương? Được nói vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời với hoàng hậu Mallika:

Này Mallika, không có ai khác thân ái với ta hơn là tự ngã của ta.

Rồi Thế Tôn, sau khi biết rõ, nói lên bài kệ này:

Tâm ta đi cùng khắp

Tất cả mọi phương trời

Cũng không tìm thấy được

Ai thân hơn tự ngã

Tự ngã đối mọi người

Quá thân ái như vậy

Vậy ai yêu tự ngã

Chớ hại tự ngã người

( ĐTKVN, Tương Ưng Bộ 1, chương III, phẩm 1,

Phần Mallika, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr. 193)

LỜI BÀN

Thường thì trong những lần gần gũi, tâm sự với những người mình yêu thương như cha mẹ, vợ chồng, con cái v.v… chúng ta thường hay nói rằng ta thương yêu họ nhất. Dẫu rằng, những lời yêu thương ấy hầu hết là thật lòng, phát xuất từ tình cảm chân thành, nhưng nếu bình tâm suy xét tận cùng trong sâu thẳm của lời ái ngữ kia sẽ thấy rõ rằng chúng ta vẫn chưa thương được người ngoài bằng chính bản thân mình.

Ta thương mình nhất là một sự thật. Ta cũng thương những người thân của mình nhưng ít hơn thương mình và động cơ của tình thương ấy cũng vì chính ta. Hiếm hoi lắm ta mới mở rộng được biên giới của tình thương, yêu thương tất cả mọi người, mọi loài mà không có điều kiện. Vì chấp ngã là một tập khí sâu dày của chúng sanh. Chấp thủ về ta và của ta được thiết lập từ cái vô thỉ, cùng với ta du hành trong vạn nẻo luân hồi.

Nhận thức rõ ràng về tình thương của ta như thế để thấy rằng ngã ái vốn rất nặng nề đồng thời đây là cơ hội để ta xem lại tình thương của mình dành cho những người thân (và những người thật đáng thương) đã thực sự vì họ hay chỉ vì ta? Mặt khác, nhờ sự quán sát này mà ta nghiệm ra rằng mình yêu thương bản thân mình nhiều nhất và biết người khác cũng như vậy nên tôn trọng và bảo vệ sự sống của họ.

Ai cũng yêu quý thân mạng của mình nên nguyện không giết hại, làm tổn hại đến sự sống của mọi người, mọi loài khác.

01/06/2009 Posted by | 2) CÂU CHUYỆN VỀ ĐỨC PHẬT (The story of the Buddha) | Bình luận về bài viết này

ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY CỦA ĐỨC PHẬT – LIFE OF SAKYAMUNI BUDDHA

Photobucket

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước. Đời sống bên trong là tham thiền nhập định và chứng nghiệm hạnh phúc Niết-Bàn, còn bên ngoài là phục vụ vị tha, nâng đỡ phẩm hạnh của chúng sanh trong khắp thế gian. Chính Ngài được tự giác, Ngài tận lực cố gắng để giác ngộ người khác và dẫn dắt chúng sanh ra khỏi vòng phiền não của đời sống.

Hoạt động hằng ngày của Đức Phật chia làm năm đoạn:
1. Buổi sáng; 2. Buổi trưa; 3. Canh đầu; 4. Canh giữa; và 5. Canh chót.

1. Buổi sáng
Thường ngày, lúc còn tảng sáng sớm, Đức Phật dùng thiên nhãn để quan sát thế gian, xem có ai cần Ngài tế độ. Nếu thấy có người cần hổ trợ tinh thần thì không đợi thỉnh cầu, Ngài tự ý đến để dẫn dắt người ấy vào chánh đạo. Ngài đi bộ. Nhưng một đôi khi Ngài cũng dùng phép thần thông bay trên không trung. Thế thường, Ngài đến những người hư hèn, ô nhiễm, như tên cướp sát nhơn hung tợn Angulimala và quỉ Dạ Xoa, bạo tàn ác độc. Nhưng cô bé Visakha có tâm đạo nhiệt thành và nhà triệu phú Cấp-Cô-Độc (Anathapindika) và những bực thiện trí như Xá-Lợi Phất (Sariputta) và Mục-Kiền-Liên (Moggallana) thì tìm đến thọ giáo để được Ngài dẫn dắt.

Trong khi tế độ thế gian, nếu không có ai thỉnh về trai tăng, Đức Phật—người mà các bực vua chúa đều tôn sùng kính nể và khấu đầu đảnh lễ mỗi khi đến trước mặt đi trì bình khất thực trên các nẽo đường, khi một mình, lúc với chúng Tăng. Im lặng đứng trước cửa từng nhà. Không thốt ra một lời, Ngài thọ lãnh vật thực nào mà tâm trong sạch bố thí của thiện tín hoan hỉ sớt vào bát, rồi trở về chùa. Cho đến năm tám mươi tuổi, mặc dầu đau ốm bất thường, Ngài vẫn đi bát trong thành Vesàli.

Đức Phật thọ thực trước ngọ. Sau đó chư vị tỳ-khưu hợp lại nghe Ngài thuyết một bài Pháp ngắn. Sau thời Pháp, Đức Phật ban lễ qui y Tam Bảo, truyền Ngũ Giới và nếu có vị nào đạt đến trình độ tinh thần đầy đủ, Ngài chỉ dẫn vào Thánh Đạo, Con Đường Giải Thoát. Một vài vị đến gần xin đề mục thiền định thích hợp theo tâm tánh mình. Nếu có lời thỉnh nguyện, đôi khi Ngài cũng ban lễ xuất gia.

2. Buổi trưa
Sau khi giảng dạy hoặc kêu gọi chư vị đệ tử, Đức Phật lui về tịnh thất. Nếu muốn, Ngài nằm nghiêng mình bên mặt và định thần một lát. Lúc dậy, Ngài nhập Đại Bi Định (Maha Karuna Samapatti) và dùng Phật nhãn [1] quan sát thế gian, nhứt là các vị tỳ-khưu đã đi vào rừng sâu hành thiền nơi vắng vẻ và các đệ tử khác ở xa, để hướng dẫn và khuyên dạy. Nếu có một vị ở xa cần hổ trợ, Ngài dùng thần thông bay đến nơi để tế độ rồi trở về tịnh thất.

Vào buổi chiều, thiện tín kéo đến nghe Pháp. Do Phật nhãn Ngài nhìn vào khuynh hướng và tâm tánh của từng người trong cử tọa để thuyết Pháp độ một tiếng. Mỗi người nghe, dầu tâm tánh và tình cảnh hoàn toàn khác biệt, đều có cảm tưởng rằng bài Pháp của Đức Phật đặc biệt hướng về mình. Đó là phương pháp giảng dạy của Đức Phật. Ngài thường dùng những thí dụ, những hình ảnh hay những bài ngụ ngôn có liên quan đến đời sống hằng ngày trong nhà để giải thích giáo lý, và Ngài nhằm vào trí thức hơn là tình cảm.

Đối vời người thuộc hạng trung bình, Đức Phật bắt đầu giảng về hạnh bố thí, giới luật và hạnh phúc ở các cảnh Trời. Đối với người tiến bộ hơn, Ngài đề cập đến mối nguy hại của thú vui vật chất và hạnh phúc của sự từ khước, sự thoát ly. Với các vị đã đạt đến trình độ cao thượng, Ngài giảng về pháp Tứ-Diệu-Đế.

Trong một vài trường hợp hiếm hoi—như trường hợp Angulimala và bà Khema—Đức Phật dùng đến oai lực thần thông để ảnh hưởng đến tâm người nghe.

Giáo Pháp Cao Siêu của Đức Phật gợi cảm cho cả đại chúng lẫn hàng trí thức. Một thi sĩ Phật tử có hát lên những lời tán tụng như sau:
“Đem phỉ lạc đến bực thiện trí, tạo kiến thức cho hạng trung bình, và đánh tan bóng tối của người ngu muội, đây quả thật là ngôn ngữ của tất cả mọi người”. [2]

Cả hai lớp người, giàu và nghèo, cao sang và thấp kém, đều từ bỏ đức tin cũ của mình để hướng về Thông Điệp Hòa Bình của Đức Phật. Nền đạo pháp (sasana) sơ sanh bắt đầu với năm vị đạo sĩ như hột nhân của tế bào, sớm sanh sôi nảy nở, và mở rộng đến hàng triệu người và êm thắm, ôn hòa, tràn lan khắp miền Trung Ấn.

3. Canh đầu
Từ sáu đến mười giờ đêm là khoảng Đức Phật dành riêng để các vị tỳ-khưu được tự do thỉnh cầu Ngài rọi sáng những mối hoài nghi của mình, hỏi Ngài về những điểm phức tạp trong Giáo Pháp, xin Ngài đề mục thiền định và nghe thuyết Pháp.

4. Canh giữa
Từ mười giờ đến hai giờ khuya, chư Thiên và chư Phạm Thiên là những chúng sanh mà mắt người không thể trông thấy, từ các cảnh Trời, đếu hầu Phật và hỏi Ngài về Giáo Pháp. Trong Kinh Sách có một đoạn thường được nhắc đi lập lại như sau: “Lúc bấy giờ đêm đã khuya, một vị Trời có hào quang rực rỡ đến gần Đức Phật, cung kính đảnh lễ và đứng lại một bên”. Nhiều bài kinh và nhiều lời vấn đáp được ghi trong tập Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ).

5. Canh cuối cùng
Canh cuối cùng trong đêm, từ hai giờ khuya đến sáu giờ sáng, được chia làm bốn phần. Trong phần đầu tiên, từ hai đến ba giờ. Đức Phật đi kinh hành (cankamana). Từ ba đến bốn giờ, Ngài nằm định thần, nghiêng về phía tay mặt. Từ bốn đến năm giờ, Ngài nhập Đại Bi Định (Mahà Karunà Samapatti), rãi tâm từ khắp nơi và làm êm dịu tâm trí tất cả chúng sanh. Sau đó Ngài quan sát thế gian bằng Phật nhãn xem coi có thể tế độ ai. Những người đạo hạnh và những người cần đến Ngài, dầu ở cách xa thế nào Ngài cũng nhận ra và mở lòng bi mẩn, Ngài tự ý đến để đem lại sự hổ trợ tinh thần cần thiết.

Như vậy, trọn cả ngày, Đức Phật luôn luôn bận rộn với nhiệm vụ đạo đức. Ngài chỉ ngủ một giờ đồng hồ. Trong hai giờ tròn, buổi sáng và lúc bình minh, Ngài đượm nhuần toàn thể thế gian với tâm Từ vô lượng và đem hạnh phúc đến cho hàng triệu chúng sanh. Tự nguyện sống đời nghèo nàn, đi trì bình khất thực mà không phiền đến ai, rày đây mai đó, tám tháng trời liền trong năm để hoằng khai Diệu Pháp, Ngài không ngừng gia công đem lại điều tốt đẹp và hạnh phúc cho tất cả, chí đến ngày nhập diệp, vào năm tám mươi tuổi thọ.

(Trích: “Đức Phật và Phật Pháp”, Phạm Kim Khánh chuyển dịch, Sài gòn 1970).
Hòa thượng Narada

01/06/2009 Posted by | 2) CÂU CHUYỆN VỀ ĐỨC PHẬT (The story of the Buddha) | Bình luận về bài viết này

ĐỨC PHẬT XỬ SỰ NHƯ THẾ NÀO KHI ĐƯỢC CÚNG DƯỜNG

Chúng ta đã được biết Đức Phật đã thành công rực rỡ và xuất sắc trong sứ mệnh thuyết pháp độ sanh. Trong thời Ngài tại thế, Ngài đã hóa độ cho hai chúng xuất gia và tại gia của Ngài, khiến cho hàng nghìn, hàng vạn người chứng quả. Ngài còn nhiếp phục các ngoại đạo và tà giáo, khiến họ chấp nhận giáo lý của Ngài và trở thành Phật tử.

Ngài lại còn cảm hóa rất nhiều vua chúa, đại thần, trăm họ. Cho nên luôn luôn Ngài được các vị Tỷ kheo, các vị Tỷ kheo ni, các nam cư sĩ và các nữ cư sĩ, vua chúa, đại thần, ngoại đạo sư, ngoại đạo đệ đoanh vây tôn trọng, hỏi pháp, cúng dường.

Điều chúng ta muốn tìm hiểu ở đây là Ngài đã dùng pháp môn gì trong khi tiếp xúc với nhiều thành phần như vậy, mà vẫn giữ phong thái giải thoát nhẹ nhàng của một vị “Đã tịnh chỉ tất cả hành, đã chấm dứt mọi sanh y, đã diệt trừ khát ái, đạt đến ly tham, đoạn diệt, Niết bàn”. Như Ngài thuyết cho chúng ta rõ, Ngài đã an trú nội không, ngoại không, nội ngoại không, bất động, như đã trình bày trong Kinh Đại Không, số 122, Kinh Trung Bộ.

Ngài nói: “Những sự an trú này, này Ànanda, đã được Như Lai hoàn toàn giác ngộ, tức là sau khi không tác ý tất cả tướng, chứng đắc và an trú nội không. Và này Ànanda trong khi Như Lai an trú trong an trú này, nếu có nhũng Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, quốc vương, đại thần, ngoại đạo đệ tử đến yết kiến, trong khi ấy, này Ananda, Như Lai với tâm hướng đến viễn ly, thiên về viễn ly, nặng về viễn ly, sống độc cư, hoan hỷ trong ly dục, làm cho đoạn tất cả pháp, dựa trên ấy các lậu hoặc an trú, nói lên tại chỗ ấy những lời thuần túy liên hệ đến khích lệ“. Như vậy Thế Tôn đã an trú nội không, và nhờ an trú nội không, nên đã an trú rất nhiều. Và với kinh nghiệm bản thân như vậy, nên Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử của mình phương pháp an trú nội không này rất kỹ lưỡng và nhiều chi tiết như đã ghi rõ trong Kinh Đại Không.

Trước khi an trú nội không, vị Tỷ kheo cần phải an định nội tâm, tức là cần phải tu thiền, chứng đắc sơ thiền, thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư, chứng tỏ muốn an trú nội không có hiệu quả, vị hành giả cần dựa trên sức mạnh của thiền lực. Có thiền lực thời an trú nội không mới có kết quả.

Rồi người hành giả phải tự quan sát mình, trong khi an trú nội không như vậy, tâm của mình có thích thú, tịnh tín, an trú và hướng đến nội không, ngoại không, nội ngoại không, và bất động hay không?

Nếu tâm mình chưa có hân hoan, thì người hành giả cần phải an trú, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm trên định tướng đã đề cập đến trước.

Sự hành trì này chỉ chấm dứt khi vi hàng giả nhận thấy mình an trú nội không với tâm thích thú, hân hoan, tịnh tín, an trú và hướng đến nội không. Người hành giả liên tục an trú nội không, ngoại không, nội ngoại không, bất động, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Trong khi vị ấy đang an trú với an trú này, nếu vị ấy hướng đến đi kinh hành, với tâm an trú rằng: “Trong khi ta đi kinh hành, tham và ưu, các ác bất thiện pháp không được chảy vào”. Vị ấy phải tự mình ý thức rõ ràng như vậy.

Cũng vậy khi vị ấy đứng lại, ngồi và nằm xuống, luôn luôn trong uy nghi. Cử chỉ nào vị hành giả cũng giữ gìn không tham ưu, các ác bất thiện pháp chảy vào. Trong khi vị ấy an trú này, nếu vị hành giả nói, vị ấy sẽ không nói đến các lời nói phù phiếm vô ích.

Vị ấy không nói đến các câu chuyện hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Trái lại, vị hành giả có nói, thời nói đến những lời khắc khổ, khai tâm, đưa đến nhất hướng yếm ly, ly tham đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn, như là thiểu dục luận, tinh cần luận, tri, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, túc luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận. Vị ấy nghĩ: “Ta sẽ nói những luận như vậy”. Ở đây vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Lại nữa, vị hành giả trong khi an trú với an trú như vậy, tâm vị ấy khởi lên những suy tầm (Vitakka). Vị ấy không suy tầm đến các tầm hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn, như dục tầm, sân tầm, hại tầm. Trái lại, vị ấy suy tư đến các suy tầm có khả năng cầu tiến, hướng dẫn người suy tầm đến đoạn trừ hoàn toàn khổ đau, như dục ly tầm, vô sân tầm, bất hại tầm. Vị ấy nghĩ: “Ta sẽ suy tư như các loại tầm này”. Ở đây vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Vị hành giả có ý thức nhận định năm dục trưởng dưỡng (Kàmagunà), tức là sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc êm dịu. Nếu vị hành giả thấy rằng mình còn tham dục đối với năm dục trưởng dưỡng, khả ái này, vị ấy ý thức rõ ràng mình còn đang tham dục đối với năm dục trưởng dưỡng. Trái lại, trong khi quan sát như vậy, biết rằng tâm mình không có tham dục đối với năm dục trưởng dưỡn
g, thời vị ấy ý thức rõ ràng tâm mình không có tham dục khởi lên đối với sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc êm dịu. Vị ấy ý thức rõ ràng là như vậy đối với năm dục trưởng dưỡng.

Còn đối với năm thủ uẩn, vị hành giả cần phải tùy quán chúng để đoạn diệt chúng: Đây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Đây là thọ, đây là thọ tập khởi, đây là thọ đoạn diệt. Đây là tưởng, đây là tưởng tập khởi, đây là tưởng đoạn diệt. Đây là hành, đây là hành tập khởi, đây là hành đoạn diệt. Đây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt.

Trong khi vị hành giả an trú tùy quán sự sanh diệt của năm thủ uẩn này, nếu có ngã mạn (asminàna) nào khởi lên đối với năm thủ uẩn, ngã mạn ấy được đoạn tận. Sự kiện là như vậy, thời vị hành giả tuệ tri như sau: “Phàm có ngã mạn nào khởi lên nơi Ta, Ta sẽ đoạn tận ngã mạn ấy”. Ở đây vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Cuối cùng Đức Phật nhắc lại cho tôn giả Ànanda, những pháp ấy thuần nhứt, liên hệ đến thiện, thuộc hiền thánh, siêu thế, vượt khỏi tầm của Ác ma. Đó là những pháp nằm trong an trú nội không, ngoại không, nội ngoại không, bất động. Chính nhờ những pháp này, người hành giả y như tu tập hành trì, nhờ vậy, dầu cho có được người đời tôn trọng, cung kính, cúng dường, cũng không rơi vào đọa lạc.

Cuối bài kinh này, thế tôn nói lên ba trường hợp khởi lên bất hạnh cho hàng đạo sư, cho hàng đệ tử và cho các vị tu Phạm Hạnh.

Thế nào là sự bất hạnh cho vị Đạo sư? Có vị Đạo sư (chỉ cho ngoại đạo) lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới một gốc cây. Trong khi sống viễn ly như vậy, vị ấy được các Ba La Môn, cả thị dân và nông dân bao vây xung quanh, tôn trọng cúng dường. Vị Đạo sư ấy sanh tâm phóng dật, khởi lên tham dục, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, rơi vào đời sống đầy đủ vật chất, trở lui lại vào đời sống sung túc. Như vậy được gọi là sự bất hạnh cho các vị Đạo sư, vì các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh già chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị Đạo sư. Như vậy là sự bất hạnh cho vị Đạo sư.

Thế nào là sự bất hạnh cho vị đệ tử ? Vị đệ tử bắt chước vị đạo sư của mình, lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng núi thâm sâu. Khi sống viễn ly như vậy người đệ tử được Bà la môn, gia chủ, cả thị dân, nông dân bao vây xung quanh để tôn trọng cúng dường. Vị đệ tử ấy được bao vây như vậy, khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy được gọi là sự bất hạnh cho hàng đệ tử, vì các ác bất thiện pháp tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh già chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công người đệ tử. Như vậy là sự bất hạnh cho người đệ tử.

Như thế nào là sự bất hạnh của các vị đồng tu Phạm hạnh? Ở đây, Như Lai xuất hiện là bậc A La Hán Chánh Đẳng Giác. Ngài sống viễn ly tại một trú xứ xa vắng, được các Ba la môn, gia chủ, thị dân, nông dân cúng dường cung kính. Ngài không khởi lên nhiễm tâm, không rơi vào dục vọng, không khởi lên tham ái, không trở lui lại đời sống sung túc. Có vị đệ tử của bậc Đạo Sư sống theo hạnh viễn ly tại một trú xứ xa vắng. Trong khi sống viễn ly như vậy, các Bà la môn, gia chủ, cả thị dân và nông dân đoanh vây vị ấy để cung kính cúng dường. Được tôn trọng như vậy, vị đệ tử khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lại đời sống sung túc. Như vậy gọi là bất hạnh cho các vị tu Phạm hạnh, vì các ác bất thiện pháp, các pháp đáng sợ hãi, đưa đến sanh già chết trong tương lai tấn công vị ấy. Như vậy là sự bất hạnh cho các vị tu Phạm hạnh.

Trong ba sự bất hạnh này, nguy hiểm nhất là sự bất hạnh cho các vị đồng tu Phạm hạnh, vì trước hết là có sự liên hệ trực tiếp đến Giáo hội Tăng già của Đức Bổn Sư chúng ta. Sau nữa, vị đệ tử đã là đệ tử của Đức Bổn sư lại không nghe lời giảng dạy của Đức Thế Tôn, không hành trì theo pháp môn an trú nội không, ngoại không, nội ngoại không, bất động, cuối cùng khởi lên tâm uế nhiễm và tâm tham ái, rơi vào các dục vọng, và trở lại đời sống sung túc của một vị tại gia. Tác động của người đệ tử này đem lại nhiều tai hại cho người đồng tu Phạm hạnh, cũng như đem lại nhiều bất hạnh cho bản thân. Do vậy cuối cùng Đức Phật khuyên các đệ tử của mình nên đối xử với Ngài với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch. Tâm thân hữu ở nơi đây, chỉ có bậc Đạo Sư vì lòng từ mẫn thuyết pháp cho các đệ tử, nói lên con đường đưa đến hạnh phúc cho người đệ tử. Và đệ tử ở đây chịu nghe theo, chịu lắng tai, không chú tâm vào hướng khác, và không ngượi lại đi xa lời dạy của bậc Đạo Sư. Ở trong Kinh này đối xử với Ngài với tâm thân hữu là an trú nội không, ngoại không, an trú nội ngoại không, an trú bất động. Chỉ có an trú như vậy, người đệ tử khi được các Ba la môn, gia chủ, thị dân và nông dân bao quanh tôn trọng cúng dường, vị đệ tử không có đổi khác, không có rơi vào dục vọng, không khởi lên tâm tham ái, nhờ vậy không có trở lui đời sống sung túc, không có hoàn tục.

Ở nơi đây, chúng ta chứng kiến tất cả lòng từ bi thương tưởng của Đức Phật đối với chúng ta, các chúng đệ tử xuất gia và tại gia của Ngài. Không những Ngài đã an trú nội không, ngoại không, nội ngoại không, bất động không để giữ vững trạng thái an nhiên giải thoát của một vị đã thật sự giải thoát, Ngài còn giảng dạy pháp môn ấy cho các đệ tử của Ngài, để giúp đệ tử khỏi rơi vào sự bất hạnh của các vị đồng tu Phạm hạnh. Nghĩa chữ Không trong kinh này được trình bày thật rõ ràng. Tất cả những cung kính cúng dường đoanh vây vị hành giả, vị hành g
iả đều quán với nội không, ngoại không, nội ngoại không, bất động, tức là vị ấy hành trì hạnh viễn ly, hạnh độc cư, hạnh thiểu dục tri túc, và đoạn tận các pháp, dựa trên ấy các pháp lậu hoặc có thể sanh khởi, vị hành giả hoàn toàn đoạn tận các pháp ấy.

Như vậy là thật nghĩa chữ KHÔNG trong kinh Đại Không.

(Kinh Đại Không, Trung Bộ 122)

(Trích Tuyển tập “Hãy Tự Mình Thắp Đuốc Lên Mà Đi“, Saigon, 1990)

HT. Thích Minh Châu

=======================
Bài viết này từ trang nhà http://chuahoangphap.com.vn/

19/04/2008 Posted by | 2) CÂU CHUYỆN VỀ ĐỨC PHẬT (The story of the Buddha) | Bình luận về bài viết này