THƯ VIỆN PHÁP BẢO NAMO84000

http://namo84000.com

HÌNH ẢNH TƯỢNG QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT BẰNG HOA BẤT TỬ (image of the Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva by immortal flower)

600 phật tử cùng 30 nghệ nhân đang cật lực làm việc tại chùa Linh Phước, Đà Lạt, để hoàn thành bức tượng Bồ tát cao khoảng 18 m (gồm đế, tượng và hào quang) làm bằng hoa bất tử, kịp Festival hoa đầu tháng 1/2010.

Theo Thượng tọa Thích Tâm Vị, trụ trì chùa Linh Phước, các nghệ nhân, phật tử hai chùa Linh Phước và Linh Ẩn phải dùng gần 600.000 hoa bất tử (tương đương hơn 1,5 tấn), mất 20 ngày để kết thành bức tượng Bồ Tát. Hoa được thu mua từ những nhà vườn ở Đà Lạt và Đức Trọng (Lâm Đồng).

Bức tượng do Thượng tọa Thích Tâm Vị thiết kế, có chiều cao thân 15,5 m, phần đài sen làm đế cao 1,5 m, hào quang tỏa trên đầu Bồ Tát cao 1 m.

Nghệ nhân Vương Minh Dũng, tác giả thiết kế và trực tiếp thi công ước tính, số hoa bất tử dùng để kết thành bức tượng , nếu trải thành thảm hoa trên một mặt phẳng sẽ có diện tích gần 200 m2. “Tuy tượng kết bằng hoa nhưng cốt tượng rất chắc chắn, được thiết kế bằng thép chịu lực”, ông Dũng cho biết.

Bất tử là loại hoa có độ bền và tuổi thọ rất cao. Đặc biệt không cần phun nước, hoa vẫn có thể sử dụng hàng tháng. Ý định của nhà chùa là sẽ trưng bày tượng hoa này qua đến tháng 2 Âm lịch để phục vụ mùa hành hương năm mới.

Nhà sư trụ trì chùa Linh Phước đánh giá, đây là công trình đầy ý nghĩa phục vụ tháng hành hương, cầu nguyện của giới phật tử khắp cả nước, hưởng ứng lễ hội hoa Đà Lạt. “Trên thế giới tới nay chưa có tượng Phật – Bồ Tát làm bằng hoa nào lớn bằng tượng Bồ Tát đang thực hiện tại chùa Linh Phước”, Thượng tọa Thích Tâm Vị khẳng định.

Công trình này đã đăng ký với Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam, dự kiến khánh thành vào ngày 31/12, được công nhận kỷ lục trong Festival hoa Đà Lạt. Đơn vị tài trợ là Công ty Long Quân cũng đã gửi hồ sơ sang Pháp để đăng ký kỷ lục bức tượng Bồ Tát bằng hoa lớn nhất thế giới.

Chùa Linh Phước ở Đà Lạt khá nổi tiếng, có tháp chùa cao 37 mét, được công nhận là tháp chùa cao nhất Việt Nam.

Dưới đây là một vài hình ảnh

//

Thứ tư, 23/12/2009, 18:32 GMT+7

Tượng Phật bằng hoa khổng lồ

600 phật tử cùng 30 nghệ nhân đang cật lực làm việc tại chùa Linh Phước, Đà Lạt, để hoàn thành bức tượng Phật cao khoảng 18 m (gồm đế, tượng và hào quang) làm bằng hoa bất tử, kịp Festival hoa đầu tháng 1/2010.

Theo Thượng tọa Thích Tâm Vị, trụ trì chùa Linh Phước, các nghệ nhân, phật tử hai chùa Linh Phước và Linh Ẩn phải dùng gần 600.000 hoa bất tử (tương đương hơn 1,5 tấn), mất 20 ngày để kết thành bức tượng Phật. Hoa được thu mua từ những nhà vườn ở Đà Lạt và Đức Trọng (Lâm Đồng).

Bức tượng Phật do Thượng tọa Thích Tâm Vị thiết kế, có chiều cao thân 15,5 m, phần đài sen làm đế cao 1,5 m, hào quang tỏa trên đầu Đức Phật cao 1 m.

Bức tượng Phật khổng lồ kết bằng hoa đang trong quá trình thi công. Ảnh: Đỗ Quyên

Nghệ nhân Vương Minh Dũng, tác giả thiết kế và trực tiếp thi công ước tính, số hoa bất tử dùng để kết thành bức tượng Phật, nếu trải thành thảm hoa trên một mặt phẳng sẽ có diện tích gần 200 m2. “Tuy tượng kết bằng hoa nhưng cốt tượng rất chắc chắn, được thiết kế bằng thép chịu lực”, ông Dũng cho biết.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

————————————————-

Nguồn http://vnexpress.net/

04/02/2010 Posted by | BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM (the Kuan Shi Yin Bodhisattva) | Bình luận về bài viết này

VÀI HÌNH ẢNH TẠC TƯỢNG PHẬT NGỌC Ở VIỆT NAM (some of the Emerald Buddha image carved in Vietnam)

Từ khối ngọc bích thô khổng lồ, 50 thợ lành nghề sẽ chế tác bức tượng Đức Phật tổ trọng lượng gần 20 tấn. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã dự lễ khởi công sáng 18/1.

Photobucket

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Photobucket

Sau phần nghi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ khai quang khối ngọc bích dùng để tạc tượng…

Photobucket

8h30 sáng, ngay trước lễ khởi công tại Hải Dương, Đại lão hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ (ngoài cùng bên trái) cùng với 400 tăng ni cầu kinh, niệm Phật.

Photobucket

Chủ tịch nước khoan mũi khoan đầu tiên

Photobucket

Phóng sinh chim bồ câu cầu hòa bình


Photobucket

Khối ngọc bích dùng để chế tác tượng Phật có trọng lượng 35 tấn, cao 3 mét, rộng hơn 2 mét, được mua từ Malaysia. Đây là khối ngọc bích lớn nhất còn gần như nguyên vẹn.

Photobucket

Photobucket

Ảnh của tượng Phật được dán tượng trưng trên một mặt của khối Ngọc. Sau khi tạc xong, bức tượng có kích cỡ như trong ảnh, với trọng lượng lên tới gần 20 tấn. 50 thợ lành nghề của Công ty Thần Châu Ngọc Việt cùng các chuyên gia nước ngoài sẽ làm việc trong 2-3 năm để hoàn thành bức tượng.

——————————————————–

Nguồn http://vnexpress.net

04/02/2010 Posted by | PHẬT NGỌC (the Jade Buddha), TRONG NƯỚC | Bình luận về bài viết này

NHỮNG THÁNH NHÂN SINH NĂM DẦN

*Thiền sư TRƯỜNG NGUYÊN (Canh Dần 1110): Sư họ Phạm, người làng Trường Nguyên, huyện Tiên Du. Khi xuất gia được thiền sư Đạo Huệ ở chùa Quang Minh truyền tâm ấn. Sau, Sư vào núi Vệ Linh ẩn tích, ăn rau rừng, hạt dẻ, làm bạn với thiên nhiên, tụng kinh niệm Phật suốt năm lặng lẽ nên không ai hay biết. Vậy rồi danh tiếng của Sư cũng lan truyền đến kinh đô. Vua Lý Anh Tông muốn triệu kiến mà Sư không chịu đến, vua phải sai bạn cũ của Sư là đại thần Lê Hối đến khuyên mời. Sư nhận lời cùng đi, nhưng đi đến chùa Quán Hương lại sực tỉnh hối tiếc, bèn trốn về. Để giải thích việc “đổi ý giờ chót” ấy, Sư nói với chúng đệ tử : “Ta đã thân khô lòng nguội, đối với thế tục, phù phiếm hư ngụy có đáng là gì? Có lẽ là do chí hạnh của ta mà chưa thuần nên còn bị cái lòng lợi danh làm khốn!”. Mồng 7 tháng 6 năm Chính Long Bảo Ứng (1165), Sư cảm thấy thân thể khác lạ, bèn gọi đệ tử đến, đọc lời kệ : “Ở nơi bóng trần / Thường lìa bóng trần / Lòng dạ trắng trong / Cùng vật không thân / Tài bằng trời đất / Vượt cá nhân luân / Dưỡng nuôi muôn vật / Cùng vật vui xuân / Gái sắt đứng múa / Người gỗ đánh trống“. Đọc xong, Sư xả bỏ ngũ uẩn ra đi, thọ 56 tuổi.

*Thiền Sư QUẢNG NGHIÊM (Nhâm Dần 1122): Sư họ Nguyễn, người Đan Phượng, từ nhỏ mồ côi cha, theo hầu cậu là thiền sư Bảo Nhạc, được cậu khai tâm điểm đạo. Sau khi cậu mất, Sư đi hành cước khắp nơi để tham vấn thiền học. Nghe tiếng thiền sư Thiền Trí thuyết pháp ở chùa Phúc Thánh, hương Điển Lãnh, Sư tìm đến xin làm đệ tử. Một hôm nghe Sư Thiền Trí giảng “Tuyết Đậu Ngữ Lục“, đến đoạn đối đáp về vấn đề sinh tử, Sư đắc pháp. Từ đó danh tiếng của Sư lan truyền khắp chốn. Sau , Sư đến trụ trì ở chùa Thánh Ân, hương Siêu Loại, có Thượng thư Bộ Binh là Phùng Giáng Tường hâm mộ danh tiếng của Sư, mời về truyền giảng tại chùa Tịnh Quả, tăng lữ gần xa kéo đến xin thọ giáo rất đông. Đệ tử thân cận của Sư là Thường Chiếu, sau này cũng là một thiền sư xuất chúng. Ngày 15 tháng 2 năm Canh Tuất (1190), Sư lâm bệnh, gọi chúng đệ tử đến, đọc bài kệ : “Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ/ Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh/ Nam nhi tự hữu xung thiên chi/ Hưu hưởng Như Lai hành xứ hành“. (dịch : “Thoát tịch diệt xong, bàn tịch diệt / Sau vô sinh, hãy nói vô sinh / Làm trai lập chí xông trời thẳm/ Theo gót Như Lai luống nhọc mình!”). Đọc xong Sư chắp tay, an nhiên thị tịch, thọ 69 tuổi, được Thượng thư Phùng Giáng Tường làm lễ hỏa thiêu, xây tháp phụng thờ.

*Thiền sư TỊNH LỰC (Canh Dần 1170): Sư họ Ngô tên Trạm, quê ở Cát Lăng, Vũ Bình. Thuở nhỏ, Sư rất thông minh, lớn lên càng giỏi về văn chương, nghệ thuật và chữ viết. Hữu duyên cho Sư gặp Thiền sư Đạo Huệ, tâm dừng nơi cảnh Phật, mặc cỏ cây, phước tuệ song tu. Trải qua nhiều năm giữ tâm càng vững chắc, Sư vâng lời thầy thẳng lên núi cất một thảo am gọi tên Vương Trì (ở làng Cương Việt, Vũ Kinh) rồi trụ trì nơi đó. Trong mười hai giờ, Sư lễ Phật sám hối, được niệm Phật tam-muội, giọng bổng tiếng trầm của Sư nghe trong vắt. Học trò theo học rất đông. Sư thường giảng kinh Viên Giác cho môn đồ nghe,  nghĩa lý chỗ nào chẳng ổn, đích thân Sư cải chánh. Đến niên hiệu Thiên Cảm Chí Bảo thứ hai (1175), một hôm Sư cáo bệnh, gọi môn đồ tề tựu mà dạy : “Các ngươi! Tất cả các người học đạo lấy tâm siêng năng cúng dường Phật, không gì khác hơn chỉ cầu dứt được các nghiệp ác. Tâm miệng niệm tụng, tin hiểu nghe nhận, ở chỗ vắng vẻ yên lặng, gần thiện tri thức. Nói ra lời hòa nhã, nói phải thời đúng lúc, trong tâm không khiếp nhược. Liễu đạt nghĩa lý, xa lìa ngu mê, an trụ chỗ bất động. Quán tất cả pháp vô thường vô ngã, vô tác vô vi. Nơi nơi lìa phân biệt, ấy là người học đạo, nay phần hóa duyên của ta đã xong”. Sư lại nói kệ : “Trước tuy nói kiết, sau gọi hung/ Từ đời Thái Tổ kiêng chẳng tùng/ Vì thấy rồng lên làm Phật tử/  Chợt trông chuột hiện lặng vô cùng!”. Dứt tiếng, Sư ngồi ngay thẳng an nhiên thị tịch, vào năm 1233, thọ sáu mươi bốn tuổi.

*TRẦN THÁI TÔNG (Mậu Dần 1218): Tên thật là Trần Bồ, sau đổi thành Trần Cảnh, nhà nghiên cứu Phật học nhà thơ, và là vị vua đầu tiên của nhà Trần, quê quán ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là Nam Định). Làm vua năm 7 tuổi, ở ngôi 32 năm, làm Thái thượng hoàng 19 năm. Trước khi truyền ngôi cho con trai là Thái tử Trần Hoảng (sau là vua Trần Thánh Tông), ông đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt chống lại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên Mông, với thắng lợi vẻ vang. Ông trở thành một vị minh quân, và cũng được tôn xưng như một Thiền Sư. Ông qua đời vào năm 1277, thọ 59 tuổi, tác phẩm để lại gồm : Khóa hư Lục, Thiền Tông Chỉ Nam, Lục thời Sám Hối Khoa Nghi .
..

*TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ (Canh Dần 1230): Thiền sư, tên thật là Trần Tung, hay Trần Quốc Tung, là con trưởng của An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, tước hiệu Hưng Ninh Vương. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền, từng tham dự cả 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Sau khi kháng chiến thành công, ông được phong chức Tiết Độ Sứ cai quản phủ Thái Bình, nhưng không lâu sau ông lại lui về ấp Tịnh Bang lập Dưỡng Chân Trang để tu học pháp Thiền. Ông được vua Trần Thánh Tông tôn làm đạo huynh. Nhiều áng thơ bài kệ do ông sáng tác được kiết tập trong Thượng Sĩ Ngữ Lục được lưu truyền rất nổi tiếng. Ông viên tịch vào năm 1291, thọ 61 tuổi.

*Đệ tam Tổ HUYỀN QUANG (Giáp Dần 1254): Thiền sư nhà thơ đời Trần, người làng Vạn Tải, châu Nam Sách (nay thuộc Bắc Ninh), tên thật Lý Đạo Tái. Nhà nghèo, nhưng từ thiếu thời ông đã lộ tư chất thông minh, học giỏi. Sau đỗ cả thi Hương, thi Hội, Đệ Nhất Giám Tiến Sĩ (Trạng Nguyên), ông được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, đón tiếp sứ giả Trung Hoa, nổi tiếng thi văn kiệt xuất. Sau, ông buông bỏ hết chức tước địa vị, từ chối cả việc làm phò mã của vua Anh Tông, quyết chí xuất  gia cầu Đạo tham thiền, theo hầu “Phật Hoàng” Trần Nhân tông. Đến khi Đệ Nhị Tổ là Pháp Loa truyền y bát cho ông, ông trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Năm 77 tuổi, ông truyền y bát cho Quốc Sư An Tâm, lui về thiền thất tịnh dưỡng. Ba năm sau, năm Giáp Tuất 1334, ông qua đời, thọ 80 tuổi, Tác phẩm lưu lại đến nay chỉ còn 24 bài thơ trong Việt âm thi tập, Trích diễm thi tập.

*NGÔ THÌ NHẬM (Bính Dần 1746): Cư sĩ nhà văn  đời hậu Lê Tây Sơn, tự là Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, còn gọi là Ngô Thời Nhiệm, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ông xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, quê ở huyện Thanh Oai, Hà Tây (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội). Ông thi đỗ Giải Nguyên năm 1768, rồi Tiến Sĩ Tam Giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê Trịnh. Năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho ông chức Binh bộ Thượng thư. Sau  khi  Quang Trung mất, ông lui về nghiên cứu Phật học. Đến khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, ông và một số quan triều Tây Sơn thì bị đánh bằng roi tại Văn Miếu, sau trận đánh đòn, ông về nhà thì qua đời. Tác phẩm còn để lại : Hải Dương chí lược, Hy Doãn thi văn tập, Xuân Thu quản kiến…


*NGÔ LỢI (Canh Dần 1830): Tu sĩ, khai sáng đạo Từ Ân Hiếu Nghĩa, quê ở Bình An – Định Tường (Tiền Giang), lúc 20 tuổi, ông viết Đà- La-Ni Kinh, dài 223 chữ Hán, mà sau này trở thành quyển kinh quan trọng của tông phái. Năm 1872, ông cất chùa ở xã Bình Long, rối lấy đó làm cơ sở truyền đạo. Ông đã đi nhiều nơi vừa trị bệnh, vừa thu nhận và dạy tín đồ thuyết “học Phật tu nhân, báo đáp tứ ân“. Năm 1876, ông đưa một số đệ tử vào vùng Núi Tượng theo để khai hoang, lập chùa miếu và mở thôn ấp mới. Năm Canh Dần 1890, ông mất vì bệnh tại thôn An Hòa, gần Núi Tượng, lúc 59 tuổi. Ngoài bản Đà- La-Ni Kinh, ông còn truyền dạy cho tín đồ nhiều bài cung văn sớ điệp, nhiều nghi tiết cúng lễ, ghi chép lại thành tập sách Ngọc Lịch Đồ Thơ Tập Chú.

*THIỀU CHỬU (Nhâm Dần 1902): Nhà văn hóa, dịch giả và tu sĩ, tên thật là Nguyễn Hữu Kha, quê quán ở Trung Tự – Đông Tác (nay thuộc Đống Đa – Hà Nội). Bút hiệu Thiều Chửu có nghĩa là cái chổi quét bụi, tâm nguyện của ông là “Cây chổi quét bụi ấy sẽ làm trong sáng Giáo hội qua ngòi bút cải cách của mình“, và “hằng ngày phải lau quét bụi trần tham nhiễm, đừng để gương lòng vẩn đục bởi phiền não vô minh che lấp“. Từ nhỏ nhờ  đức tính kiên trì tự học, ông đã am hiểu chữ Hán, Nho giáo và Phật giáo, lại thông thạo các tiếng Anh, Pháp, Nhật. Ông cho ra đời bản dịch Khóa Hư Lục vua Trần Thái Tông, làm quản lý và biên tập cho tờ báo Đuốc Tuệ, tham gia thành lập Hội truyền bá Quốc ngữ, đảm nhận việc dạy chữ Hán, giảng kinh và chủ trì các khóa lễ ở trường Phật học Phổ Quang. Năm 1946, Hồ Chủ tịch đã mời ông ra làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong chính phủ lâm thời, nhưng ông từ chối để tiếp tục việc giảng dạy cho các lớp Phật giáo, cùng Cô nhi. Ngoài bộ Hán Việt Tự Điển có giá trị vượt thời gian, ông còn dịch 14 bộ kinh căn bản của đạo Phật, viết các sách về Phật học. Bị vu cáo, cộng với sự thương cảm cho nhiều nông dân bị hàm oan trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam mà cảm thấy mình bất lực, ông đã tự vẫn vào năm Giáp Ngọ (1954) tại tỉnh Thái Nguyên, lúc 52 tuổi.

*Đại đức THÍCH QUẢNG HƯƠNG (Bính Dần 1926): Nhà sư vị pháp thiêu thân, pháp danh Nguyên Diệu, pháp hiệu Bảo Châu, nối pháp dòng Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 44, thế danh Nguyễn Ngọc Kỳ, quê tại Tuy An – Phú Yên. Năm 1943, Sư xuất gia tu học ở chùa Kim Cang- Phú Yên. Năm 1949, Sư cầu Pháp và thọ Cụ Túc giới với Hòa Thượng Liễu Tôn, nhận chức Thư ký của chi hộ Phật giáo An Hiệp. Sau năm 1950, Sư vào học tại Phật học Viện Nha Trang, được cử làm Giảng sư tại tỉnh Hội Phật giáo Đà Lạt. Năm 1961, Sư được kiêm nhiệm trụ trì và Giảng sư tại tỉnh Hội Phật giáo Dak Lak. Vì thấy Phật giáo bị đại nạn, nên Sư phát nguyện tự thiêu vào ngày 5/10/1963, khi 37 tuổi, tại bồn binh chợ Bến Thành – Sài Gòn, để đấu tranh cho Chánh Pháp.

———————————————————————————

Nguồn chính: http://mangvienlong.vnweblogs.com/

04/02/2010 Posted by | m) SƯ TỔ | Bình luận về bài viết này

Gửi huynh baolontrong@yahoo.com

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT

Thành thật xin lỗi anh. Vì mấy hôm nay em ngủ bù sau một đợt thức đêm để thi nên ít online, quên mất lời hứa với anh. Không biết nói thế nào chỉ biết xin lỗ thôi. . Mong anh thông cảm nhé
Sau đây em sẽ đưa đường dẫn anh sẽ tụng trì theo nhé.

ĐẠI BI THẦN CHÚ

ĐƯỜNG DẪN AUDIO:

THẦN CHÚ ĐẠI BI – HT THÍCH TRÍ THOÁT tụng

VĂN BẢN DẠNG TEXT:

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần )
Thiên-Thủ-Thiên-Nhãn-Vô-Ngại-Đại-Bi Tâm Đà-La-Ni
1. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ Đề tát đỏa bà da
5. Ma ha tát đỏa bà da
6. Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát toả
10. Nam mô tất kiệt lật đỏa y mông a rị da
11. Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
12. Nam mô na ra cẩn trì
13. Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
14. Tát bà tát bà a tha đậu du bằng
15. A thệ dựng
16. Tát bà tát đa
17. Na ma bà dà
18. Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
19. Án A bà lô hê
20. Lô ca đế
21. Ca ra đế
22. Di hê rị
23. Ma ha bồ đề tát đỏa
24. Tát bà tát bà
25. Ma ra ma ra
26. Ma hê ma hê rị đà dựng
27. Cu lô cu lô yết mông
28. Độ lô đồ lô phạt xà da đế
29. Ma ha phạt xà da đế
30. Đà la đà ra
31. Địa rị ni
32. Thất Phật ra da
33. Giá ra giá ra
34. Mạ mạ phạt ma ra
35. Mục đế lệ
36. Y hê di hê
37. Thất na thất na
38. Ra sâm Phật ra xá lợi
39. Phạt sa phạt sâm
40. Phật ra xá da
41. Hô lô hô lô ma ra
42. Hô lô hô lô hê lỵ
43. Ta ra ta ra
44. Tất rị tất rị
45. Tô rô tô rô
46. Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
47. Bồ đà dạ bồ đà dạ
48. Di đế lỵ dạ
49. Na ra cẩn trì
50. Địa rị sắc ni na
51. Bà dạ ma na
52. Ta bà ha
53. Tất đà dạ
54. Ta bà ha
55. Ma ha tất đà dạ
56. Ta bà ha
57. Tất đà dũ nghệ
58. Thất bàn ra dạ
59. Ta bà ha
60. Na ra cẩn trì
61. Ta bà ha
62. Ma ra na ra
63. Ta bà ha
64. Tất ra tăng a mục khê da
65. Ta bà ha
66. Ta bà ma ha a tất đà dạ
67. Ta bà ha
68. Giả kiết ra a tất đà dạ
69. Ta bà ha
70. Ba đà ma kiết tất đà dạ
71. Ta bà ha
72. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
73. Ta bà ha
74. Ma bà rị thắng yết ra dạ
75. Ta bà ha
76. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77. Nam mô a rị da
78. Bà lô kiết đế
79. Thước bàn ra dạ
80. Ta bà ha

Án Tất điện đô Mạn đà ra Bạt đà gia Ta bà ha. ( 3 lần )


DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN:

ĐƯỜNG DẪN AUDIO:

https://namo2009.wordpress.com/2009/06/01/d%C6%B0%E1%BB%A3c-s%C6%B0-quan-d%E1%BA%A3nh-ch%C6%A1n-ngon-ht-thich-tri-thoat/

VĂN BẢN DẠNG TEXT:

Nam-mô bạt dà phạt đế
Bệ sát xả
Lụ rô thích lưu ly
Bát lặt bà
Hắt ra xà dã
Đát tha yết đa da
A ra hắt đế
Tam miệu tam bột đà da.
Ðát điệt tha.
Án
Bệ sát thệ
Bệ sát thệ
Bệ sát xã
Tam một yết đế tá ha

KINH A DI ĐÀ

ĐƯỜNG DẪN TRÌ TỤNG DANH HIỆU PHẬT A DI ĐÀ

NHẠC NIỆM PHẬT A DI ĐÀ

ĐƯỜNG DẪN AUDIO KINH TỤNG

KINH A DI ĐÀ – HT Thích Trí Thoát tụng

VĂN BẢN DẠNG TEXT:

Phật Thuyết Kinh A Di Ðà

Hán dịch: Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập

Ta nghe như vầy:

Một thuở nọ Ðức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ, Cấp Cô Ðộc tại nước Xá Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị Ðại Tỳ kheo câu hội, đều là bậc A La Hán, mọi người đều quen biềt, như là: Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Ða, Châu Lợi Bàn Ðà Dà, Nan Ðà, A Nan Ðà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Ðề, Tân Ðầu Lô Phả La Ðọa, Ca Lưu Ðà Di, Ma Ha Kiếp Tân Na, Bạc Câu La, A Nậu Lâu Ðà, những vị đại đệ tử như thế. Và hàng Bồ Tát: Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, Bồ Tát A Dật Ða, Bồ Tát Càn Ðà Ha Ðề, Bồ Tát Thường Tinh Tấn, cùng với các vị Ðại Bồ Tát như thế, và với vô lượng chư Thiên như ông Thích Ðề Hoàn Nhơn v.v…và đại chúng cùng đến dự hội.

Bấy giờ Ðức Phật bảo Ngài Trưởng lão Xá Lợi Phất rằng: “ Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có Ðức Phật hiệu là A Di Ðà hiện nay đang nói pháp.”

Xá Lợi Phất! Vì sao cõi đó tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc. Xá Lợi Phất, lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc. Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất. Vàng bạc, lưu ly, pha lê hợp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não. Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sáng trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch. Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi nước của Ðức Phật đó, thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời rưới hoa mạn đà la. Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãy hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức Ðức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm, xong đi kinh hành. Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Lại nữa, Xá Lợi Phất! Cõi đó thường có những giống chim màu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạt, Khổng tước, Anh võ, Xá lợi, Ca lăng tần già, Cọng mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã. Tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần v.v… Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Xá Lợi Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó thật là do tội báo sanh ra. Vì sao? Vì cõi của Ðức Phật đó không có ba đường dữ. Xá Lợi Phất! Cõi của Ðức Phật đó tên đường dữ còn không có, huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do Ðức Phật A Di Ðà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa làm ra đấy thôi. Xá Lợi Phất! Trong cõi nước của Ðức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, ví như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung. Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Xá Lợi Phất! Cõi nước của Ðức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Xá Lợi Phất! Nơi ý ông nghỉ sao? Ðức Phật đó vì sao hiệu là A Di Ðà? Xá Lợi Phất! Ðức Phật đó hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Ðà. Xá Lợi Phất! Ðức Phật đó và nhân dân của Ngày sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Ðà. Xá Lợi Phất! Ðức Phật A Di Ðà thành Phật nhẫn lại đến nay đã được mười kiếp. Xá Lợi Phất! Lại Ðức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bậc A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ Tát chúng cũng đông như thế. Xá Lợi Phất! Cõi nước của Ðức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bậc bất thối chuyển. trong đó có rất nhiều vị bậc nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng, vô biên a tăng kỳ để nói thôi! Xá Lợi Phất! Chúng sanh nào nghe những đều trên đây nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó. Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc đại thiện nhơn như thế câu hội một chỗ. Xá Lợi Phất! chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó. – Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào nghe nói Ðức Phật A Di Ðà, rồi chấp trì danh hiệu của Ðức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không tạp loạn, thời người đó đến lúc lâm chung, Ðức Phật A Di Ðà cùng hàng thánh chúng hiện thân ở trước người đó. người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của Ðức Phật A Di Ðà. Xá Lợi Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế. Nếu có chúng sinh nào nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.

Xá Lợi Phất! Như ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của Ðức Phật A Di Ðà:

Phương Ðông cũng có Ðức A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật, Ðại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm Phật… hằng hà sa số những Ðức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh Xưng tán bất khả tư nghị công đức, nhất thế chư Phật sở hộ niệm này”.

Xá Lợi Phất! Thế giới phương Nam, có Ðức Nhật Nguyệt Ðăng Phật, Danh Văn Quang Phật, Ðại Diệm Kiên Phật, Tu Di Ðăng Phật, Vô Lượng Tinh Tấn Phật… hằng hà sa số những Ðức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh Xưng tán bất khả tư nghị công đức, nhất thế chư Phật sở hộ niệm này”.

Xá Lợi Phất! Thế giới phương Tây có Ðức Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Tướng Phật, Vô Lượng Tràng Phật, Ðại Quang Phật, Ðại Minh Phật, Bửu Tướng Phật, Tịnh Quang Phật… hằng hà sa số những Ðức Phật như thế, đều tại nước mình hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh Xưng tán bất khả tư nghị công đức, nhất thế chư Phật sở hộ niệm này”.

Xá Lợi Phất! Thế giới phương Bắc, có Ðức Diệm Kiên Phật, Tối Thắng Âm Phật, Nan Trở Phật, Nhựt Sanh Phật, Võng Minh Phật… Hằng hà sa số những Ðức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh Xưng tán bất khả tư nghị công đức, nhất thế chư Phật sở hộ niệm này”.

Xá Lợi Phất! Thế giới phương dưới có Ðức Sư Tử Phật, Danh Văn Phật, Danh Quang Phật, Ðạt Ma Phật, Pháp Tràng Phật, Trì Pháp Phật… Hằng hà sa số những Ðức  Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh Xưng tán bất khả tư nghị công đức nhất thiết chư Phật sở hộ niệm này”.

Xá Lợi Phất! Thế giới phương trên có Ðức Phạm Âm Phật, Tú Vương Phật, Hương Thượng Phật, Hương Quang Phật, Ðại Diệm Kiên Phật, Tạp Sắc Bửu Hoa Nghiêm Thân Phật, Ta La Thọ Vương Phật, Bửu Hoa Ðức Phật, Kiến Nhất Thiết Nghĩa Phật, Như Tu Di Sơn Phật… Hằng hà sa số những Ðức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh Xưng tán bất khả tư nghị công đức nhất thiết chư Phật sở hộ niệm này”.

Xá Lợi Phất! Nơi ý ông nghĩ thế nào, vì sao tên là kinh Nhất thiết chư Phật sở hộ niệm? Xá Lợi Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của Ðức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các Ðức Phật hộ niệm, đều không thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Xá Lợi Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các Ðức Phật nói.

Xá lợi Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của Ðức Phật A Di Ðà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về. Xá Lợi Phất! Cho nên các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.

Xá Lợi Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các Ðức Phật, các Ðức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời này: “Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm việc rất khó khăn hy hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này”.

Xá Lợi Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này, đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó!

Ðức Phật nói kinh này rồi, Ngài Xá Lợi Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A Tu La, v.v…nghe lời của Ðức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận, đảnh lễ mà lui ra.

Phật nói kinh A Di Ðà.

KINH DƯỢC SƯ


ĐƯỜNG DẪN AUDIO TRÌ TỤNG DANH HIỆU PHẬT DƯỢC SƯ:

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=vh4CyoqVnC


ĐƯỜNG DẪN AUDIO KINH TỤNG:

http://www.tangthuphathoc.com/audio/kinhtung/trithoat/kinhduocsu.mp3

VĂN BẢN DẠNG TEXT:


Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
Bổn Nguyện Công Ðức

Ta nghe như vầy: Một thuở nọ, đức Bạt Già Phạm đi châu du giao hóa các nước, đến thành Quảng Nghiêm, ở nghĩ dưới cây Nhạc Âm, cùng với tám ngàn vị Ðại Bí Sô, ba vạn sáu nghìn vị Bố Tát, các hàng Quốc Vương, đại thần, bà la môn, các hàng cư sĩ, thiên long bát bộ cùng nhơn, phi nhơn, cả thảy đại chúng nhiều vô lượng, đồng vây quanh Phật cung kính thỉnh Ngài thuyết pháp.

Lúc bấy giờ, ông Mạn Thù Thất Lợi pháp vương tử nhờ oai thần của Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, vén y để bày vai bên hữu và gối bên mặt quỳ sát đất, khép nép chắp tay hướng về phía Phật bạch rằng:” Bạch Ðức Thế Tôn, cúi mong Ngài nói rõ những danh hiệu, những bổn nguyện rộng lớn cùng những công đức thù thắng của chư Phật để cho những người đang nghe pháp, nghiệp chướng tiêu trừ và để cho chúng hữu tình ở đời tượng pháp được nhiều lợi lạc về sau.

Ðức Thế Tôn khen ông Mạn Thù Thất Lợi đồng tử rằng:” Hay thay! Hay thay! Mạn Thù Thất Lợi! Ngươi lấy lòng đại bi yêu cầu Ta nói những bổn nguyện công đức của chư Phật là vì muốn cho chúng hữu tình khỏi bị nghiệp chướng ràng buộc, lợi ích an vui, trong đời tượng pháp về sau. Nay ngươi nên lóng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì ngươi mà nói”.Ông Mạn Thù Thất Lợi bạch rằng:” Dạ, mong Thế Tôn nói, chúng con xin nghe”. Phật bảo ông Mạn Thù Thất Lợi:” Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phật có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

Ứng Chánh Ðẳng Giác, Minh hạnh viên mãn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật Bạt Già Phạm.

Này Mạn Thù Thất Lợi, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, khi còn tu hạnh đạo Bồ tát có phát mười hai nguyện lớn, khiến cho chúng hữu tình cầu chi được nấy.

Nguyện thứ nhất: Ta nguyện đời sau, khi chứng đặng đạo chánh đẳng chánh giác, thân ta có hào quang sáng suốt, rực rỡ, vô biên thế giới, khiến cho tất cả chúng hữu tình đều có đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, cùng tám chục món tùy hình trang nghiêm như thân của ta vậy.

Nguyện thứ hai: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ đề, thân ta như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi, công đức cao vòi vọi và an trú giữa từng lưới dệt bằng tia sáng, tỏ hơn vừng nhựt nguyệt. Chúng sanh trong cõi u minh đều nhờ ánh sáng ấy mà tâm trí được mở mang và tùy ý muốn đi đến chỗ nào để làm các sự nghiệp gì cũng đều được cả.

Nguyện thứ ba: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ đề, dùng trí huệ phương tiện vô lượng vô biên độ cho chúng hữu tình, khiến ai nấy đều có đủ vật dụng, chớ không cho ai phải chịu sự thiếu thốn.

Nguyện thứ tư: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu tình tu theo tà đạo, thì ta khiến họ quay về an trụ trong đạo Bồ đề, hoặc có những người tu hành theo hạnh Thinh văn, Ðộc giác, thì ta cũng lấy phép đại thừa mà dạy bảo cho họ.

Nguyện thứ năm: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu tình nhiều vô lượng, vô biên ở trong giáo pháp của ta mà tu hành theo hạnh thanh tịnh thì ta khiến cho tất cả đều giữ được giới pháp hoàn toàn đầy đủ cả tam tụ tịnh giới. Giả sử có người nào bị tội hủy phạm giới pháp mà khi đã nghe được danh hiệu ta thì trở lại được thanh tịnh, khỏi sa vào đường ác.

Nguyện thứ sáu: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu tình nào thân hình hèn hạ, các căn, không đủ, xấu xa, khờ khạo, tai điếc, mắt đui, nói năng ngọng liệu, tay chân tật nguyền, lát hủi, diên cuồng, chịu tất cả những bệnh khổ ấy mà sinh lòng khi đã nghe danh hiệu ta thì liền được thân hình đoan chánh, tâm tánh khôn ngoan, các căn đầy đủ, không còn những bịnh khổ ấy nữa.

Nguyện thứ bảy: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu tình nào bị những chứng bịnh hiểm nghèo không ai cứu chữa, không ai để nương nhờ, không gặp thầy, không gặp thuốc, không bà con, không nhà cửa, chịu nhiều nỗi nghèo hèn khốn khổ, mà hễ nghe danh hiệu ta đã nghe lọt vào tai một lần thì tất cả bệnh hoạn khổ não đều tiêu trừ, thân tâm an lạc, gia quyến sum vầy, của cải sung túc, cho đến chứng được đạo quả vô thượng Bồ đề.

Nguyện thứ tám: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, nếu có những phụ nữ nào bị trăm điều hèn hạ khổ sở của thân gái làm cho buồn rầu, bực tức, sanh tâm nhàm chán, muốn bỏ thân ấy, mà hễ nghe danh hiệu ta rồi thì tất cả đều được chuyển thân gái thành thân trai, có đủ hình tướng trượng phu, cho đến chứng được đạo quả vô thượng Bồ đề.

Nguyện thứ chín: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, thì khiến cho chúng hữu tình ra khỏi vòng lưới ma nghiệp, được giải thoát tất cả sự ràng buộc của ngoại đạo. Nếu có những kẻ sa vào rừng ác kiến, ta nhiếp dẫn họ trở về với chánh kiến và dần dần họ tu tập theo các hạnh Bồ tát đặng mau chứng đạo chánh đẳng Bồ đề.

Nguyện thứ mười: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, thì khiến cho chúng hữu tình nào mà pháp luật nhà Vua gia tội phải bị xiềng xích, đánh đập, hoặc bị giam giữ trong chốn lao tù, hoặc bị chém giết, hoặc bị nhiều tai nạn nhục nhã, thân tâm chịu những nỗi khổ, buồn rầu, bức rức, hễ nghe đến danh hiệu ta, thì nhờ sức oai thần phước đức của ta đều được giải thoát tất cả những nỗi ưu khổ ấy.

Nguyện thứ mười một: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, thì khiến cho chúng hữu tình nào bị sự đói khát hoành hành, đến nỗi vì tạo miếng ăn phải tạo các nghiệp dữ, mà hễ nghe danh hiệu ta rồi chuyên niệm thọ trì thì trước hết ta dùng các món ăn uống ngon lạ ban bố cho thân họ được no đủ và sau ta mới đem pháp vị nhiệm mầu kiến lập cho họ cái cảnh giới an lạc hoàn toàn.

Nguyện thứ mười hai: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, thì khiến cho chúng hữu tình nào nghèo đến nổi không có áo che thân bị muỗi mòng cắn đốt, nóng lạnh giải dầu, ngày đêm khổ bức, hễ nghe đến danh hiệu ta mà chuyên niệm thọ trì thì ta khiến cho được như ý muốn: nào các thứ y phục tốt đẹp, nào tất cả bảo vật trang nghiêm, nào tràng hoa, phấn sáp bát ngát mùi thơm và trống nhạc cùng những điệu ca múa tùy tâm muốn thưởng thức món nào cũng được thỏa mãn cả.

Này Mạn Thù Thất Lợi, đó là mười hai lời nguyện nhiệm mầu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Chánh Giác phát ra trong khi tu hạnh đạo Bồ tát.

Lại nữa, Mạn Thù Thất Lợi, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai kia khi còn tu hành đạo Bồ tát phát những lời nguyện rộng lớn và những công đức trang nghiêm ở cõi Ngài, dầu ta nói mãn một kiếp hay hơn một kiếp cũng không thể nói ngay rằng cõi Phật kia một bề thanh tịnh không có đàn bà, cũng không có đường dữ và cả đến tiếng khổ cũng không. Ở cõi ấy đất toàn bằng chất lưu ly, đường đi có dây bằng vàng giăng làm ranh giới, còn thành quách cung điện, mái hiên cửa sổ cho đến các lớp bao phủ cũng toàn bằng đồ thất bảo làm ra. Thật chẳng khác gì những công đức trang nghiêm ở cõi Tây Phương Cực Lạc.

Cõi Phật ấy có hai vị đại Bồ tát là Nhựt Quang biến chiếu, và Nguyệt Quang biến chiếu, chính là hai bực thượng thủ trong vô lượng, vô số Bồ tát và lại là những bậc sắp bổ xứ làm Phật. Hai vị này đều giữ gìn kho báu chánh pháp của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

Mạn Thù Thất Lợi, vì thế những kẻ thiện nam tín nữ nào có lòng tin vững chắc thì nên nguyện sanh về thế giới của Ngài.

Lúc ấy Ðức Thế Tôn lại bảo ông Mạn Thù Thất Lợi đồng tử rằng:” Có những chúng sanh không biết điều lành dữ, cứ ôm lòng bỏn xẻn tham lam, không biết bố thí mà cũng không biết quả báo của sự bố thí là gì, ngu si vô trí, thiếu hẳn đức tin, lại ham chứa chất của cải cho nhiều, đêm ngày bo bo gìn giữ, thấy ai đến xin, lòng đã không muốn, nhưng nếu cực chẳng đã phải đưa của ra thì đau đớn mến tiếc, dường như lóc thịt cho người vậy. Lại có vô lượng chúng hữu tình tham lẫn, chỉ lo tích trữ của cải cho nhiều mà tự mình không dám ăn tiêu, còn nói chi đến sự đem của ấy thí cho cha mẹ, vợ con, tôi tớ và những kẻ nghèo hèn đến xin. Những kẽ tham lẫn ấy,khi chết bị đọa vào đường ngạ quỷ hay bàng sanh. Mặc dầu ở trong ác thú, nhưng nhờ đời trước, sống trong cõi nhơn gian đã từng nghe qua danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, mà nay lại còn nhớ niệm đến danh hiệu Ngài thì liền từ cõi ấy thoát sanh trở lại làm người. Khi đã được làm người lại nhớ đến kiếp sống trong đường ngạ quỷ súc sanh, biết sợ sự đau khổ nên không ưa đắm mình trong dục lạc mà còn muốn tự mình làm việc bố thí, không tham tiếc món gì và lần lần có thể đem cả đầu, mắt, tay chân hay máu thịt của thân phần mình mà bố thí cho những kẻ đến xin cũng được, huống chi là của cải là những vật thừa.

Lại nữa, Mạn Thù Thất Lợi, trong chúng hữu tình nếu có những người nào thọ các giới của Phật để tu học mà lại phá giới hoặc không có kẻ không phá giới mà lại phá phép tắc, hoặc có kẻ tuy chẳng phá giới và phép tắc mà lại hủy hoại chánh kiến, hoặc có kẻ tuy không hủy hoại chánh kiến mà lại bỏ sự đa văn nên không hiểu được nghĩa lý sâu xa trong kinh Phật nói, hoặc có kẻ tuy đa văn mà có thói tăng thượng mạn ấy che lấp tâm tánh, cố chấp cho mình là phải, người khác là quấy, chê bai chánh pháp, kết đảng với ma. Những kẻ ngu si ấy tự mình đã làm theo tà kiến mà lại còn khiến cho vô số ức triệu chúng hữu tình cũng bị sa vào hố nguy hiểm. Những chúng hữu tình ấy bị trôi lăn trong các đường ngạ quỷ bàng sanh không khi nào cùng. Nhưng nếu nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì họ liền bỏ những hạnh dữ tu theo các pháp lành, khỏi bị đọa vào vòng ác thú nữa. Giả sử có người không thể bỏ những hạnh dữ và không tu theo những pháp lành mà phải bị đọa vào trong ác thú thì cũng nhờ oai lực bổn nguyện của đức Dược Sư khiến cho họ, khi tạm nghe được danh hiệu Ngài, liền từ nơi ác thú mạng chung, trở sanh vào cõi người, được tinh tấn tu hành trong sự hiểu biết chơn chánh khéo điều hòa tâm ý, bỏ tục xuất gia thọ trì và tu học theo giáo pháp của Như Lai, đã không hủy phạm lại thêm chánh kiến đa văn, hiểu rõ nghĩa lý sâu xa lìa được thói tăng thượng mạn, không chê bai chánh pháp, không bè bạn với ma, dần dần tu hành theo hạnh Bồ tát chóng được viên mãn.

Lại nữa, Mạn Thù Thất Lợi, nếu chúng hữu tình có tánh tham lam tật đố, hay khen mình chê người thì sẽ bị đọa địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, phải chịu nhiều sự đau đớn khổ sở, trải qua không biết mấy nghìn năm mới hết. Khi đã mãn sự đau khổ kia, liền từ nơi đó mạng chung sanh lại cõi người phải làm thân trâu, ngựa, lừa, lạc đà, thường bị người hành hạ, đánh đập và bị đói khát dày vò, lại phải đi dường xa chở nặng, cực nhọc muôn phần; còn như may đặng làm thân người thì lại bị sanh vào hạng hạ tiện phải làm tôi tớ cho kẻ khác, mãi bị họ sai sử không khi nào được chút thong thả tự do. Nếu những nhơn đạo đã từng nghe danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thi do cái nhơn lành ấy, ngày nay nhớ lại, chí tâm quy y Ngài, nhờ thần lực của Ngài gia bị mà thoát khỏi mọi sự khổ não, các căn thông lợi, trí huệ sáng suốt lại thêm đa văn, hằng cầu thắng pháp, thường gặp bạn lành, đời đời dứt hẳn lưới ma, đập nát vỏ vô minh, tát cạn sông phiền não, mà được giải thoát khỏi nạn sanh, lão, bệnh, tử và những nổi đau khổ lo buồn.

Lại nữa, Mạn Thù Thất Lợi, nếu chúng hữu tình có tánh ưa sự ương ngang trái chia lìa, tranh đấu, kiện cáo lẫn nhau, làm não loạn cho mình và người, đem thân, khẩu, ý tạo thêm mãi những ác nghiệp, xoay qua trở lại, thường làm những việc không nhiêu ích để mưu hại lẫn nhau, hoặc cáo triệu những thần ở núi, rừng, cây; mã, để hại người, hoặc giết chúng sanh lấy huyết thịt cúng tế quỷ Dược xoa và quỷ La sát để cậy quỷ hại người, hoặc biên tên họ và làm hình tượng của người cừu oán rồi dùng phép chú thuật tà ác mà trù ẻo cho chết, hoặc theo lối ếm đối với những đồ độc, hoặc dùng chú pháp hại mạng người. Nếu chúng hữu tình bị những tai nạn ấy mà nghe danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì các thứ tà ác kia không thể hại được. Tất cả những kẻ ác tâm kia đều trở lại khởi lòng từ làm việc lợi ích an vui cho kẻ khác, không còn ý tổn não vào tâm hiềm giận, hai bên hòa hảo với nhau. Và đối với vật thọ dụng của ai thì người ấy tự vui mừng biết đủ, không xâm lấn của nhau mà lại còn giúp đỡ lẫn nhau nữa.

Lại nữa, Mạn Thù Thất Lợi, nếu trong hàng tứ chúng: bí sô, bí sô ni, ô ba sách ca, ô ba tư ca, và những kẻ thiện nam, tín nữ đều có thọ trì tám phần trai giới, hoặc trong một năm, hoặc mỗi năm ba tháng, vâng giữ giới pháp, làm nơi y chỉ tu học rồi đem căn lành này nguyện sanh về chỗ Phật Vô lượng thọ ở thế giới Cực Lạc Tây Phương đặng nghe chánh pháp, nhưng nếu chưa quyết định, mà nghe được danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì khi mạng chung sẽ có tám vị Ðại Bồ tát như: Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Quán Thế AÂm Bồ tát, Ðắc Ðại Thế Chí Bồ tát, Bảo Ðàn Hoa Bồ tát, Vô Tận Ý Bồ tát, Dược Vương Bồ tát, Dược Thượng Bồ tát, Di Lặc Bồ tát từ trên không trung đi đến đưa đường chỉ lối cho thì liền được vãng sanh trong những hoa báu đủ màu. Hoặc nếu có kẻ, nhơn nguyện lực của đức Dược Sư mà được thát sanh lên cõi Trời nhưng nhờ cái căn lành sẵn có ấy chưa hết thì không còn sanh lại những đường ác nữa. Khi tuổi thọ ở cõi Trời đã mãn, sanh lại trong cõi người thì, hoặc làm đến bậc Luân vương, thống nhiếp cả bốn châu thiên hạ, oai đức tự tại, giáo hóa cho vô lượng trăm ngàn chúng hữu tình theo con đường thập thiện, hoặc sanh vào giòng Sát đế lỵ, Bà la môn hay cư sĩ đại cô, của tiền dư dật, kho đụn tràn đầy, tướng mạo đoan trang, quyến thuộc sum vầy, lại được thông minh trí huệ, dõng mãnh oai hùng như người đại lực sĩ. Còn nếu có người phụ nữ nào nghe đến danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai mà hết lòng thọ trì danh hiệu ấy thì đời sau sẽ không làm thân gái nữa.

Này Mạn Thù Thất Lợi! Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai kia khi đã chứng được đạo Bồ đề, do sức bổn nguyện mà Ngài quan sát biết chúng hữu tình gặp phải các thứ bịnh khổ như da vàng, gầy ốm, cảm nhiệt, thương hàn, hoặc trúng phải những thứ ếm đối, đồ độc, hoặc bị hoạnh tử, hoặc bị chết non. Muốn những chứng bệnh đau khổ ấy được tiêu trừ và lòng mong cầu của chúng hữu tình được mãn nguyện, Ngài liền nhập định, kêu là định:” diệt trừ tất cả khổ não chúng sanh”. Khi Ngài nhập định, từ trong nhục kế phóng ra luồn ánh sáng lớn, luồng ánh sáng ấy chói chú đại đà la ni:

Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xã, lu lô tịch lưu ly, bác lặc bà, hát ra xà dã. Ðát tha yết đa ra, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.

Lúc ấy trong luồng ánh sáng diễn chú này rồi, cả đại địa rúng động, phóng ra ánh đại quang minh làm cho tất cả chúng sanh dứt hết bịnh khổ, hưởng được an vui.

Này Mạn Thù Thất Lợi! Nếu thấy những người nào đang mắc bịnh khổ thì phải tắm gội cho sạch sẽ và vì họ nhứt tâm tụng chú này 108 biến, chú nguyện trong đồ ăn, trong thuốc uống hay trong nước không vi trùng mà cho họ uống thì những bịnh khổ ấy đều tiêu diệt.

Nếu có ai mong cầu việc gì mà chí tâm tụng niệm chú này thì đều được như ý muốn: Ðã không bịnh lại thêm sống lâu, sau khi mạng chung được sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly, không còn thối chuyển, rồi dần dần tu chứng đến đạo quả Bồ đề.

Vậy nên, Mạn Thù Thất Lợi, nếu có những người nào hết lòng ân cần tôn trọng, cung kính cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì phải thường trì tụng chú này đừng lãng quên.

Lại nữa, nếu có những kẽ tịnh tín nam nữ nào nghe rồi tụng trì danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, ưng chánh đẳng giác, mỗi sớm mai, súc miệng, đánh răng, tắm rửa sạch sẽ, xong lại thắp hương, rãi dầu thơm, các món kỹ nhạc để cúng dường hình tượng, còn đối với kinh điển này thì tự mình hay dạy người khác chép ra, rồi giữ một lòng thọ trì và suy nghĩ nghĩa lý; đối với vị pháp sư giảng nói kinh pháp thì phải nên cúng dường tất cả những vật cần dùng đừng để thiếu thốn. Hễ hết lòng như vậy thì nhờ chư Phật hộ niệm được mãn nguyện mọi sự mong cầu cho đến chứng đặng đạo quả bồ đề nữa.

Lúc bấy giờ Mạn Thù Thất Lợi đồng tử bạch Phật rằng:” Bạch đức Thế Tôn, tôi thề qua thời kỳ tượng pháp sẽ dùng đủ chước phương tiện khiến cho những thiện nam tín nữ có lòng tin trong sạch được nghe danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, cả đến trong giấc ngủ tôi cũng dùng danh hiệu của đức Phật này, thức tỉnh nơi tai cho họ rõ biết.

Bạch đức Thế Tôn, nếu ai thọ trì đọc tụng kinh này, hoặc đem giảng nói, bày tỏ cho người khác, hoặc tự mình hay dạy người biên chép kinh này, hết lòng cung kính tôn trọng, dùng những dầu thơm, bông thơm, các thứ hương đốt, tràng hoa, anh lạc, phướng lọng cùng âm nhạc hát múa mà cúng dường hoặc dùng hàng ngũ sắc làm đãy đựng kinh này, rồi quét dọn một nơi sạch sẽ, thiết lập một cái tòa cao mà để lên, thì lúc ấy có bốn vị thiên vương quyến thuộc và cùng vô lượng trăm ngàn thiên chúng ở các cõi Trời khác đều đến đó mà cúng dường và thủ hộ.

Bạch Ðức Thế Tôn, nếu kinh này lưu hành đến chỗ nào có người thọ trì và nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì nhờ công đức bổn nguyện của Ngài mà chỗ ấy không bị nạn hoạnh tử, cũng không bị những ác quỉ, ác thần đoạt lấy tinh khí, và dẫu có bị đoạt lấy đi nữa, cũng được huờn lại, thân tâm yên ổn khỏe mạnh như thường”.

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi: Phải phải, thiệt đúng như lời ngươi nói. Nầy Mạn Thù Thất Lợi! Nếu có những người tịnh tín thiện nam, tín nữ nào muốn cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì trước phải tạo lập hình tượng Ngài, đem để trên tòa cao chưng dọn sạch sẽ các thứ rồi rãi bông, đốt các thứ hương, dùng các thứ tràng phan trang nghiêm chỗ thờ ấy trong bảy ngày bảy đêm, phải thọ tám phần trai giới, ăn đồ thanh trai, tắm gội và y phục chỉnh tề, giữ lòng thanh tịnh, không giận dữ, không sát hại đối với tất cả loài hữu tình phải khởi tâm bình đẳng, đủ cả tâm từ, bi, hỉ, xả làm cho họ được lợi ích an vui đánh nhạc ca hát ngơi khen và do phía hữu đi nhiễu quanh tượng Phật, lại phải nghĩ nhớ công đức bổn nguyện và đọc tụng kinh này, suy nghiệm nghĩa lý mà diễn nói khai thị cho người khác biết. Làm như vậy thì mong cầu đều được toại ý, như cầu sống lâu, được sống lâu, cần giàu sang, được giàu sang, cầu quan vị, được quan vị, cầu sanh con trai con gái thì sanh được con trai, con gái.

Lại nếu có người nào trong giấc ngủ thấy những điều chiêm bao dữ, còn khi thức thấy những ác tướng như chim đậu nơi vườn nhà, hoặc chỗ ở hiện ra trăm điều quái dị mà người ấy dùng những của báu cúng dường đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì những ác mộng, ác tướng và những điềm xấu ấy thảy đều ẩn hết, không còn phải lo sợ gì nữa.

Nếu gặp tai nạn nguy hiểm như nạn nước lửa, gươm, đao, thuốc độc và các cầm thú dữ gây sự sợ hãi như: voi, sư tử, cọp, sói, gấu, rắn độc, bò cạp, rít, sên, lằn muỗi, mà hết lòng nhớ niệm và cung kính cúng dường đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì được thoát khỏi những sự sợ hãi ấy; hoặc nếu bị nước khác xâm lăng, nhiễu hại, trộm cướp rối loạn mà nhớ niệm và cung kính đức Phật Dược sư thì cũng được thoát khỏi những nạn ấy.

Lại nữa Mạn Thù Thất Lợi, nếu có thiện tín nữ nào từ khi phát tâm thọ giới cho đến ngày chết, không thờ những vị Trời nào, chỉ một lòng nương theo Phật, Pháp, Tăng, thọ trì giới cấm, hoặc 5 giới, 10 giới, Bồ tát 10 giới trọng, 48 giới khinh, Tỳ kheo 250 giới, Tỳ kheo ni 348 giới nếu có ai hủy phạm những giới pháp đã thọ sợ đọa vào ác thú, hễ chuyên niệm và cung kính cúng dường đức Phật Dược Sư thì quyết định không thọ sanh trong ba đường ác. Lại nếu có người phụ nữ nào đương lúc sanh sản phải chịu cực khổ đau đớn mà xưng danh hiệu, lễ bái và hết lòng cung kính cúng dường đức Phật Dược Sư thì khỏi những sự đau khổ ấy mà sanh con ra cũng được vuông tròn, tướng mạo đoan trang, lợi căn thông minh, an ổn ít bịnh hoạn, ai thấy cũng vui mừng và không bị quỉ cướp đoạt tinh khí.

Lúc ấy đức Thích Ca cũng bảo ông A Nan rằng: “ Theo nhu ta đã xưng dương những công đức của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai đó là công hạnh rất sâu xa của chư Phật, khó hiểu thấu được, vậy ngươi có tin chăng?” Ong A Nan bạch Phật:”Bạch đức Thế Tôn, đối với khế kinh của Như Lai nói không bao giờ tôi sanh tâm nghi hoặc. Tại sao? Vì những nghiệp thân, khẩu, ý của các đức Như Lai đều thanh tịnh. Bạch đức Thế Tôn, mặt trời mặt trăng có thể rơi xuống, núi Diệu cao có thể lay động, nhưng những lời nói của chư Phật nói ra không bao giờ sai được. Bạch Ðức Thế Tôn, nếu có những chúng sanh nào tín căn không đầy đủ, nghe nói đến những công hạnh sâu xa của chư Phật thì nghĩ rằng: ” Làm sao chỉ niệm danh hiệu của một đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai mà được nhiều công đức thắng lợi ngần ấy”, vì sự không tin đó, trở sanh lòng hủy báng nên họ phải mất nhiều điều lợi ích, mãi ở trong cảnh đêm dài tăm tối và lại còn bị đọa lạc trong các đường ác thú, lưu chuyển không cùng”.

Phật lại bảo ông A Nan:” Những chúng hữu tình ấy nếu nghe danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chí tâm thọ trì, không sanh lòng nghi hoặc mà đọa vào ác thú thì thật vô lý vậy.

Này A Nan, đó là công hạnh rất sâu nhiệm của chư Phật, khó tin, khó hiểu mà nay ngươi lãnh thọ được thì biết rằng đó là nhờ oai lực của Như Lai vậy.

Này A Nan, tất cả các hàng Thinh văn, Ðộc giác và các bậc Bồ Tát chưa lên đến bậc sơ địa đều không thể tin hiểu đúng như sự thật, chỉ trừ những bậc” nhứt sanh sở hệ Bồ Tát” mới tin hiểu được mà thôi.

Này A Nan, thân người khó đặng, nhưng hết lòng tin kính tôn trọng ngôi Tam bảo còn khó hơn, huống chi nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai lại còn khó hơn nữa.

Này A Nan, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai tu không biết bao nhiêu hạnh Bồ Tát, dùng không biết bao nhiêu phương tiện khéo léo, phát không biết bao nhiêu nguyện rộng lớn, nếu ta nói ra trong một kiếp hay hơn một kiếp thì kiếp số có thể mau hết, chớ những hạnh nguyện và những phương tiện khéo léo của đức Phật kia không khi nào nói cho hết được.

Lúc bấy giờ trong chúng hội có một vị đại Bồ tát tên là Cứu thoát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vén y để bày vai bên hữu, gối bên mặt quì sát đất cúi mình chắp tay bạch Phật rằng:” Bạch Ðại đức Thế Tôn, đến thời kỳ tượng pháp có những chúng sanh bị nhiều hoạn nạn, khốn khổ, tật bịnh luôn luôn, thân hình gầy ốm, ăn uống không được, môi cổ khô rang, mắt thấy đen tối, tướng chết hiện ra, cha mẹ, bà con, bè bạn quen biết vây quanh khóc lóc. Thân người bịnh vẫn còn nằm đó mà đã thấy sứ giả đến dẫn thần thức đem lại trước mặt vua Diêm Ma pháp vương, rồi liền khi ấy vị thần Cu sanh đem sổ ghi tội phước của người đó dưng lên vua Diêm Ma.

Lúc ấy vua phán hỏi rồi kê tính những tội phước của người kia đã làm mà xử đoán. Nếu trong lúc đó, những bà con quen biết, vì người bịnh ấy, qui y với đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và thỉnh chúng tăng đọc tụng kinh nầy đốt đèn bảy từng, treo thần phang tục mạng năm sắc thì hoặc liền trong lúc ấy, hoặc trải qua bảy ngày, hai mươi mốt ngày, ba mươi lăm ngày, bốn mươi chín ngày, thần thức người kia được trở lại như vừa tỉnh giấc chiêm bao, tự mình nhớ biết những nghiệp lành, nghiệp dữ và sự quả báo đã thọ. Bởi chính đã rõ thấy nghiệp báo như vậy, nên dầu có gặp phải những tai nạn nguy hiểm đến tánh mạng cũng không dám tạo những nghiệp ác nữa. Vậy nên những tịnh tính thiện nam tín nữ đều phải một lòng thọ trì danh hiệu và tùy sức mình cung kính cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.

Lúc bấy giờ ông A Nan hỏi Cứu Thoát Bồ Tát rằng:” Nầy thiện nam tử, nên cung kính cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai như thế nào? Còn đèn và phang tục mạng phải làm cách sao”.

Cứu Thoát Bồ Tát nói:” Thưa Ðại Ðức, nếu có người bịnh nào, muốn khỏi bịnh khổ thì quyến thuộc họ phải thọ trì tám phần trai giới trong bảy ngày, bảy đêm tùy theo sức mình sắm sửa đồ ăn uống và các thứ cần dùng khác cúng dường chư tăng ngày đêm sáu thời, lễ bái cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, đọc tụng kinh nầy bốn mươi chín ngọn đèn, lại tạo bảy hình tượng đức Dược Sư trước mỗi hình tượng để bảy ngọn đèn, mỗi ngọn lớn như bánh xe, đốt luôn trong bốn mươi chín ngày đêm đừng cho tắt; còn cái thần phang thì làm bằng hàng ngũ sắc bề dài bốn mươi chín gang tay và phải phóng sanh bốn mươi chín thứ loài vật thì người bịnh ấy qua khỏi ách nạn, không còn bị hoạnh tử và bị các loài quỉ nhiễu hại.

Lại nữa, A Nan nếu trong giòng sát đế lỵ có những vị quốc vương đã làm lễ quán đảnh mà gặp mà gặp lúc có nạn, nhân dân bị bịnh dịch, bị nước khác xâm lăng, bị nội loạn, hay bị nạn tinh tú biến ra nhiều điềm quái dị nạn nhựt thực, nguyệt thực, mưa gió trái mùa, hay bị nạn quá thời tiết không mưa, thì lúc ấy các vị quốc vương kia phải đem lòng từ bi thương xót tất cả chúng hữu tình, ân xá cho tội nhơn bị giam cầm, rồi y theo cúng dường đã nói trước mà cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì do căn lành này và nhờ sức bổn nguyện của đức Dược Sư khiến trong nước liền được an ổn, mưa hòa gió thuận, lúa thóc được mùa, tất cả chúng hữu tình đều vui vẻ, không bịnh hoạn, không có thần Dược Xoa bạo ác, não hại lê dân. Tất cả ác tướng ấy đều ẩn mất và các vị quốc vương kia được sống lâu sức mạnh, không bịnh hoạn, mọi việc đều thêm lợi ích.

Nầy A Nan, nếu các hoàng hậu, hoàng phi, công chúa, thái tử, vương tử, đại thần phụ tướng, thể nữ trong cung, đại thần phụ tướng, thể nữ trong cung, bá quan và thứ dân mà bị bịnh khổ cùng những ách nạn khác thì cũng nên tạo lập thần phang năm sắc, chong đèn sáng luôn, phóng sanh các loài vật, rãi hoa đủ sắc, đốt các thứ danh hương để cúng dường đức Phật Dược Sư, sẽ được lành bệnh và thoát khỏi các tai nạn.

Lúc ấy ông A Nan hỏi Cứu Thoát Bồ Tát rằng:” Thiện nam tử, tại sao cái mạng đã hết mà còn sống thêm được”. Cứu Thoát Bồ tát nói: ” Nầy Ðại đức, Ðại đức há không nghe Như Lai nói có chín thứ hoạnh tử hay sao? Vậy nên ta khuyên người làm phang và đèn tục mạng, tu các phước đức và nhờ có tu các phước đức ấy nên suốt đời không bị khổ sở hoạn nạn”.

Ông A Nan hỏi: ” Chín thứ hoạnh tử là những thứ chi:” Cứu Thoát Bồ tát trả lời:” Một là nếu có chúng hữu tình nào bị bịnh tuy nhẹ, nhưng không thầy, không thuốc,không người săn sóc, hay giá có gặp thầy lại cho uống lầm thuốc, nên bịnh không đáng chết mà lại chết ngang. Lại đang lúc bịnh mà tin theo những thuyết họa phước vu vơ của bọn tà ma ngoại đạo, yêu nghiệt trong đời, sanh lòng rúng sợ không còn tự chủ đối với sự chân chánh, đi bói khoa để tìm hỏi mối họa rồi giết hại loài vật để tấu với thần minh, vái van cùng vọng lượng để cầu xin ban phước, mong được sống lâu, nhưng rốt cuộc không thể nào được. Bởi si mê lầm lạc, tin theo tà kiến điên đảo nên bị hoạnh tử, đọa vào địa ngục đời đời không ra khỏi. Hai là bị phép vua tru lục, ba là sa đắm sự chơi bời, săn bắn, đam mê tửu sắc, buông lung vô độ, bị loài quỉ đoạt mất tinh khí, bốn là bị chết thiêu, năm là bị chết đắm, sáu là bị các thú dữ ăn thịt; bảy là bị sa từ trên núi cao xuống; tám là bị đè chết vì thuốc độc, êm đối, rủa nộp, trù ẻo và bị quỉ tủ thi làm hại; chín là bị đói khát khốn khổ mà chết.

Ðó là chín thứ hoạnh tử của Như Lai nói. Còn những thứ hoạnh tử khác nhiều vô lượng không thể nói hết được.

Lại nữa, A Nan,Vua Diêm Ma kia là chủ lãnh ghi chép sổ bộ, tên tuổi tội phước trong thế gian. Nếu có chúng hữu tình nào ăn ở bất hiếu, ngũ nghịch, hủy nhục ngôi Tam Bảo, phá hoại phép vua tôi, hũy phạm điều cấm giới thì vua Diêm Ma pháp vương tùy tội nặng nhẹ mà hành phạt. Vì thế ta khuyên chúng hữu tình nên thắp đèn làm phang, phóng sanh, tu phước khiến khỏi được các khổ ách, khỏi gặp những tai nạn.

Lúc bấy giờ, trong hàng Ðại chúng có mười hai vị Dược Xoa đại tướng đều ngồi trong hội như:

Cung tì La đại tướng.

Phạt chiếc La đại tướng

Mê súy La đại tướng

An Ðể La đại tướng

Át Nể La đại tướng

San để La đại tướng

Nhơn Ðạt La đại tướng

Ba di La đại tướng

Ma hổ La đại tướng

Chơn đạt La đại tướng

Chiêu đô La đại tướng

Tỳ yết La đại tướng

Mười hai vị đại tướng nầy mỗi vị đều có bảy ngàn Dược Xoa làm quyến thuộc đồng cất tiếng bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn, hôm nay chúng tôi nhờ oai lực của Phật mà được nghe danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, không còn tâm sợ sệt trong các đường ác thú nữa. Chúng tôi cùng nhau, đồng một lòng trọn đời qui y Phật, Pháp, Tăng, thề sẽ gánh vác cho chúng hữu tình, làm việc nghĩa lợi đưa đến sự nhiêu ích an vui. Tùy nơi nào hoặc làng xóm, thành, nước, hoặc trong rừng cây vắng vẻ, nếu có kinh này lưu bố đến hay có người thọ trì danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và cung kính cúng dường Ngài, thì chúng tôi cùng quyến thuộc đồng hộ vệ người ấy thoát khỏi tất cả ách nạn và khiến họ mong cầu việc chi cũng đều được thỏa mãn. Nếu có ai bịnh hoạn khổ ách, muốn cầu cho khỏi thì cũng nên đọc kinh nầy và lấy chỉ ngũ sắc gút danh tự chúng tôi, khi đã được như lòng mong cầu thì mới mở gút ra”.

Lúc ấy đức Phật Thích Ca khen các vị Dược Xoa đại tướng rằng: “ Hay thay! Hay thay! Ðại Dược Xoa tướng, các ngươi nghĩ muốn báo đáp ân đức của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai nên mới phát nguyện làm những việc lợi ích an vui cho tất cả chúng hữu tình như vậy”.

Ðồng thời, ông A Nan lại bạch Phật rằng: ” Bạch Ðức Thế Tôn, pháp môn nầy gọi là tên gì? Và chúng tôi phải phụng trì bằng cách nào?”.

Phật bảo A Nan:” pháp môn nầy gọi là Thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai bổn nguyện công đức, cũng gọi là thuyết Thập nhị thần tướng nhiêu ích hữu tình kiết nguyện thần chú và cũng gọi là Bạt trừ nhứt thế nghiệp chướng. Cứ nên đúng như vậy mà thọ trì”.

Khi đức Bạt Già Phạm nói lời ấy rồi, các hàng Ðại Bồ tát , các Ðại Thinh Văn, cùng quốc vương, Ðại thần, Bà la môn, Cư sĩ, Thiên, Long, Dược Xoa, Kiền thát bà, A tố lạc, Yết lộ Trà, Khẫn nại Lạc, Mạc hô lạc Dà, người cùng các loài quỉ thần, tất cả đại chúng, đều hết sức vui mừng và đồng tin chịu vưng làm.

Nam Mô Dược Sư Hải Hội Phật Bồ Tát ( 3 lần).

KINH ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT:


ĐƯỜNG DẪN AUDIO NIỆM DANH HIỆU ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

NIỆM DANH HIỆU ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT – NHẠC TRUNG QUỐC

ĐƯỜNG DẪN AUDIO TỤNG KINH:

KINH ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT – HT Thích Trí Thoát tụng

VĂN BẢN DẠNG TEXT: (nguồn: niemphat.com)

Phẩm 1 — Thần Thông Tại Cung Đao Lợi
Phẩm 2 — Thân Phân Hóa Qui Tụ Lại
Phẩm 4 — Nghiệp Quả Của Người Diêm Phù
Phẩm 5 — Danh Xưng Địa Ngục
Phẩm 6 — Thế Tôn Tuyên Dương
Phẩm 7 — Lợi Ích Người Còn Kẻ Mất
Phẩm 8 — Chúa Tôi Diêm La Xưng Tụng
Phẩm 9 — Xưng Tụng Danh Hiệu Chư Phật
Phẩm 10 — Trắc Lượng Công Đức Bố Thí
Phẩm 11 — Thần Đất Hộ Trì
Phẩm 12 — Lợi Ích Của Sự Thấy Nghe
Phẩm 13 — Thế Tôn Ký Thác

Chúc huynh thân tâm thường lạc. Tâm Bồ Đề kiên cố

04/02/2010 Posted by | 12) TỔNG HỢP KHÁC (OTHERS) | 3 bình luận

HÌNH ẢNH ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT cập nhật 03/02/2010 (images of Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva – update on 3 Feb 2010) – p11

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

03/02/2010 Posted by | NAM MÔ ĐẠI BI BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM (Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva) | Bình luận về bài viết này

HÌNH ẢNH ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT cập nhật 03/02/2010 (images of Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva – update on 3 Feb 2010) – p10

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

03/02/2010 Posted by | NAM MÔ ĐẠI BI BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM (Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva) | Bình luận về bài viết này

HÌNH ẢNH ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT cập nhật 03/02/2010 (images of Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva – update on 3 Feb 2010) – p9

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket
南無大悲觀世音菩薩
NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

03/02/2010 Posted by | NAM MÔ ĐẠI BI BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM (Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva) | Bình luận về bài viết này

HÌNH ẢNH ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT cập nhật 03/02/2010 (images of Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva – update on 3 Feb 2010) – p8

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

03/02/2010 Posted by | NAM MÔ ĐẠI BI BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM (Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva) | Bình luận về bài viết này

HÌNH ẢNH ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT cập nhật 03/02/2010 (images of Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva – update on 3 Feb 2010) – p7

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

Photobucket

南無大悲觀世音菩薩

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva

03/02/2010 Posted by | NAM MÔ ĐẠI BI BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM (Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva) | Bình luận về bài viết này