THƯ VIỆN PHÁP BẢO NAMO84000

http://namo84000.com

LINH PHÙ PHẬT MẪU THẦN CHÚ

Photobucket

Anan, những câu nhiệm mầu, những bài kệ bí mật Phật đỉnh quang tụ Bạch Tản Cái xuất sanh mười phương chư Phật. Mười phương Như Lai nhân chú tâm này, thành vô thượng chánh biến tri giác.

Mười phương Như Lai nắm chú tâm này uốn dẹp các ma, chế phục ngoại đạo.

Mười phương Như Lai vận chú tâm này ngồi hoa sen báu, ứng hiện vi trần cõi nước.

Tai nạn lớn nhỏ đồng thời giải thoát. Nạn giặc, binh, vua, nước, gió, lửa, tù ngục cho đến đói khát bần cùng đều được tiêu tan.

Anan, viết chép chú này trên vỏ cây, lá bối, giấy trắng, lụa là, đựng trong túi thơm hoặc đeo trên mình, hoặc thờ trong nhà thì trọn đời tất cả các thứ độc không hại được, kiếp kiếp chẳng sanh vào những nơi bần cùng hạ tiện chẳng được vừa ý.

Dù chưa được chánh thọ, tất cả trú trớ yểm cổ thuốc độc, kim độc, ngân độc và các độc khí vào miệng người ấy đều thành cam lồ.

Tất cả ác tinh, ác quỷ thần, không thể khởi ác niệm. Dạ Ca và các ác độc quỷ vương, vì đã lãnh ơn sâu nên thường giữ gìn ủng hộ.

Thần chú này có 84.000 na do tha hằng hà sa câu chi chủng tộc Kim Cương Tạng Vương Bồ-tát cùng quyến thuộc ngày đêm theo hầu.

Trì chú này dù tâm tán loạn, các ngài vẫn không bỏ. Ðối với người Bồ-đề tâm quyết định thì các ngài chuyên thầm xúc tiến để khai sáng thần thức, khiến có thể nhớ lại 84.000 hằng hà sa kiếp. Ðời đời không sanh vào các loài ác độc.

Mười phương Như Lai có bao nhiêu công đức đều cho người trì chú.

Hằng hà sa kiếp thường cùng chư Phật đồng sanh một chỗ. Vô lượng công đức nhóm lại như chùm ác-xoa. Vì đồng với Phật một chỗ huân tu, nên phá giới trở về thanh tịnh, chưa được giới khiến được giới, không trì trai giới tự thành trai giới, chưa tinh tấn khiến tinh tấn, không trí tuệ khiến có trí tuệ. Dù xưa kia đã phạm cấm giới, sau khi trì chú, bao tội nặng nhẹ nhất thời tiêu diệt. Uống rượu, ăn ngũ tân, các thứ không sạch, tất cả chư Phật, Bồ-tát, Kim Cương, thiên tiên, quỷ thần đều tha thứ. Tất cả hành vi cử động đều được coi như thanh tịnh. Y phục rách nát bẩn thỉu cũng không lỗi. Dù không lập đàn, không vào đạo tràng, không hành đạo mà trì chú này công đức vẫn viên mãn. Ngũ nghịch, vô gián, tứ khí, bát khí, một khi tụng chú này như gió mạnh thổi tan đống cát. Ðọc, tụng, chép thần chú, đeo trên thân, để nơi chỗ ở, tất cả tội chướng nặng nhẹ từ vô lượng kiếp đều tiêu tan như tuyết gặp nước sôi, chẳng bao lâu sẽ chứng vô sanh nhẫn.

Chí tâm nhớ niệm thần chú hoặc đeo trên mình thì cầu con liền được con trai, con gái phước đức trí tuệ. Cầu sống lâu được sống lâu, cầu quả báo mau viên mãn, mau được viên mãn. Về thân mệnh sắc lực cầu gì cũng được như ý. Mệnh chung tùy nguyện vãng sanh mười phương Tịnh-độ. Chắc chắn không lạc về biên địa hạ tiện, huống nữa là các tạp hình.
Này Anan, viết thần chú này để trên bốn cửa thành, các tháp hay trên nóc nhà ; khiến nhân dân kính rước chú này, lễ bái cung kính nhất tâm cúng dường ; khiến mỗi người đeo chú trong mình hoặc để nơi chỗ ở ; thì tất cả các nạn đói kém, bệnh dịch đao binh… tất cả các thứ tai ách thảy đều tiêu tan.

Này Anan, nơi nào có thần chú này, thiên long vui mừng, mưa gió thuận thời, ngũ cốc được mùa, dân chúng an vui, đêm ngày ngủ yên không ác mộng. Cõi Ta Bà có 84.000 ác tinh, 28 đại ác tinh làm thượng thủ, đứng chủ là 8 đại ác tinh, xuất hiện nhiều hình trạng, gây ra các tai nạn dị kỳ. Chỗ nào có thần chú này, nội trong 12 do tuần, không còn những tai biến hung dữ ấy
Trích kinh Đại Phật Đảnh Bạch Tản Cái Thủ Lăng Nghiêm .

—————————————–

Con thành kính tri ân công đức của thầy La Duy Khánh đã ban tấm linh phù này

29/12/2009 Posted by | PHẬT MẪU THẦN CHÚ | 30 bình luận

LINH PHÙ TREO CỬA

Photobucket

————————————————————————

Con thành kính tri ân công đức thầy La Duy Khánh đã ban cho tấm Linh Phù màu nhiệm này

29/12/2009 Posted by | LINH PHÙ | Bình luận về bài viết này

phattuvietnam.net: THEO ĐẠO PHẬT, CHÚNG TA ĐƯỢC GÌ ?

Chấp trước, mê chấp, chấp thủ là một trong những gông cùm làm khổ con người. Chính vì hiểu được nỗi khổ này mà Đức Phật luôn dạy các hàng đệ tử là phải phá chấp. Mà phá chấp tức là phá mê. Phá mê (tức ra khỏi cơn mê) là sáng suốt. Mà sáng suốt là giải thóat. Ý nghĩa giải thóat là như thế.

Thế giới bây giờ đang trải qua thời kỳ đa tôn giáo, tức là thời kỳ độc quyền tôn giáo đã chấm dứt. Vì đa tôn giáo như thế cho nên một số tôn giáo đang cạnh tranh ráo riết để tăng trưởng số tín đồ của mình giống như các công ty thương mại cạnh tranh ráo riết để bán hàng.

Nếu chúng ta chịu khó vào website của một vài tôn giáo chúng ta sẽ thấy thống kê số tín đồ tân tòng mỗi năm được đưa ra như một bằng chứng cụ thể chứng tỏ tôn giáo của mình là tôn giáo tốt đẹp, mỗi ngày mỗi đựơc nhiều người tin theo, giống như các công ty thương mại trình bày số thương vụ mỗi năm để chứng tỏ công ty của họ thành công và càng ngày càng được công chúng ưa chuộng.

Tuy nhiên thời đại bây giờ trí tuệ con người mở mang rất nhiều. Cuộc cách mạng về thông tin và phương tiện giao thông tiến bộ làm cho thế giới nhỏ lại và con người hiểu biết nhau nhiều hơn. Quyền thông tin, trao đổi tư tưởng, trình bày sự thực của lịch sử, quyền tự do tư tưởng không một quyền lực nào có thể ngăn cản được.

Sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, sự độc lập của các quốc gia – dù là quốc gia nhỏ bé khiến cho tiếng nói nào cũng được mọi người lắng nghe hoặc phải lắng nghe. Mọi người đều bình đẳng, mọi quốc gia đều bình đẳng, mọi tôn giáo đều bình đẳng. Đã qua rồi thời kỳ áp đặt, khống chế, lừa mị, che dấu.

Đạo Phật ra đời cách đây hơn 2500 năm giữa lúc Bà La Môn hay Ấn Độ Giáo cực thịnh tại Ấn Độ. Khi Đức Phật tại thế và sau khi Đức Phật nhập diệt một thời gian ngắn- là thời kỳ vàng son của Phật Giáo do chủ trương bình đẳng xã hội, muôn lòai chúng sinh đều bình đẳng, không van vái thần linh mà dùng Trí Tuệ và Từ Bi (thông qua Thập Thiện, Bát Chánh Đạo, Lục Hòa v.v.. để giải quyết mọi vấn đề của xã hội và con người.

Sau đó Đạo Phật lan rộng, về phía Bắc tới Tây Tạng. Về phía Nam tới Tích Lan, về Đông Á tới A Phú Hãn (Afghanistan) về phía đông tới Mông Cổ, Trung Hoa rồi Triều Tiên, Nhật Bản. Về Đông Nam Á tới Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam.

Tại Việt Nam, theo Kiêm Đạt trong Đạo Phật Ngày Nay Thành Luy Lâu là toà thành đầu tiên tại Tỉnh Bắc Ninh mà Phật Giáo từ Ấn Độ đã truyền bá sang trên phần đất Giao Chỉ. Vào thế kỷ thứ II trước Tây Lịch, những đoàn buôn Ấn Độ đầu tiên đã đến buôn bán tại Luy Lâu; đi theo họ còn có những tăng lữ Phật Giáo”.

Có thể nói Đạo Phật từ Ấn Độ truyền bá đi khắp nơi bằng con đường hòa bình. Điều đó có nghĩa là Phật Giáo không đến các xứ bằng con đường chinh phạt hoặc lùng kiếm thuộc địa. Chúng ta không thể tìm thấy trong bất kỳ giáo hội Phật Giáo của các quốc gia theo Phật Giáo nào một tổ chức gọi là “Phái Bộ Truyền Giáo” để thiết lập kế hoạch đem Phật Giáo ra nước ngòai.

Phật Giáo cũng không liên kết với bất cứ một đế quốc nào, một siêu cường nào, một quốc gia hùng mạnh nào để bành trướng. Phật Giáo truyền đến các nơi khác nhờ một số thương buôn Ấn Độ hoặc một số vị sa môn “xuất dương” đến tu hành tại một quốc gia nào đó.

Do đức độ tỏa sáng, lâu rồi vua, quan, dân chúng địa phương tin theo vị sa môn này rồi họ tự động truyền bá Phật Giáo hoặc cho phép truyền bá trong quốc gia họ.

Tuy nhiên sau khi Đức Phât nhập diệt, Phật Giáo từ từ suy tàn ngay trên quê hương mình. Theo một số học giả nghiên cứu về Phật Giáo thì chính Ấn Độ Giáo và những cuộc xâm lăng của Hồi Giáo sau này đã là nguyên ủy nói trên.

Hồi Giáo khi tiến vào Ấn Độ đã triệt hủy cả Ấn Độ Giáo lẫn Phật Giáo. Rồi sau khi Đức Phật nhập diệt, Phật Giáo không còn được các vua quan Ấn Độ ưa chuộng nữa bởi vì nó làm chướng ngại cho chủ trương phân chia giai cấp.

Theo kinh điển Ấn Độ Giáo, giai cấp cùng khổ/tiện dân (Untouchables) không thể nào bình đẳng với các giai cấp khác. Cho tới ngày hôm nay, mặc dù thế giới tiến bộ như thế, việc nâng cao thân phận xã hội của tầng lớp tiện dân Ấn Độ vẫn gặp phải những chống đối mãnh liệt, ngay cả trong các đại học là nơi được giảng dạy những tư tưởng tiến bộ nhất.

Còn tại những nơi khác trên thế giới, số phận của Phật Giáo cũng thật hẩm hiu. Sự bột phát của Chủ Nghĩa Thực Dân, chủ nghĩa đem pháo thuyền đi xâm lăng, săn lùng thuộc địa để làm giàu cho “mẫu quốc” của các đế quốc hùng mạnh Âu Châu đã là một thảm họa cho nhân lọai trong đó có Phật Giáo.

Hầu như không một quốc gia “phi Âu Châu” nào thóat khỏi thân phận nô lệ! Tại các quốc gia nô lệ, văn hóa bản địa bị triệt hủy. Tôn giáo bản địa nếu còn sống sót thì cũng phải nép mình vào làng quê, hang cùng ngõ hẹp, thôn xóm hẻo lánh để tồn tại. Ít ra trong một thế kỷ, tại Việt Nam, Đạo Phật đã bị những ông bà thực dân miệt thị như là một thứ “mê tín dị đoan, thờ cúng Quỷ Thần” và dĩ nhiên là rất “lạc hậu” và cần phải đào thải.

Thế nhưng với thời gian, theo Luật Vô Thường, dòng đời đã biến đổi. Giờ đây rất nhiều trí thức Âu Châu đã tôn sùng Đạo Phật. Liên Hiệp Quốc cũng đã công nhận Lễ Vesak – kỷ niệm cùng lúc ngày Đản Sanh/Thành Đạo/ và Nhập Diệt của Đức Phật là ngày lễ quốc tế (Vesak Day).

Ngày 15 tháng 7 năm 2009, Tribune de Geneve (Diễn Đàn Geneve) Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) tại Geneve đã ban tặng Cộng Đồng Phật Giáo năm nay “Giải Thưởng Tôn Giáo Tốt Nhất Thế Giới”. Tại Hoa Kỳ, nếu bạn đến Thành Phố Berkeley- California, bạn sẽ gặp rất nhiều các giáo sư các nhà trí thức tiêu biểu cho trí thức Hoa Kỳ mà họ là đệ tử của Đức Phật.

Một số tài tử nổi tiếng của Holywood, ca sĩ nổi tiếng của Hoa Kỳ, ngôi sao bóng tròn của Ý như Bagio v.v… họ cũng đều là Phật Tử.

Mới đây nhất nhà sư Thomas Dyer – một cựu truyền giáo Baptist đã trở thành sĩ quan Tuyên Úy Phật Giáo lần đầu tiên trong Quân Đội Hoa Kỳ và sẽ được cử sang Iraq để phục vụ nhu cầu tâm linh cho binh lính Hoa Kỳ vốn là Phật tử tại đây.

Dĩ nhiên các nhà trí thức này, các siêu sao màn bạc, các ca sĩ nổi danh tiền kiếm bạc triệu và cả nhà truyền giáo Baptist kia …họ không theo Đạo Phật vì cơm áo, mà họ đi tìm sự giải thóat tâm linh hoặc một đời sống thỏai mái hơn về tâm hồn mà họ không tìm thấy nơi tôn giáo cũ mà họ đã theo.

Nói Giải Thóat Tâm Linh là nói chung chung, khái quát vậy thôi. Nội dung của nó còn bao hàm rất nhiều những đức tính cao quý, những phẩm hạnh tốt đẹp, những tư tưởng tốt lành, những hành vi nhân đạo, những suy nghĩ hiền hòa, chân thật, những hành vi lợi lạc cho mình cho người, những an vui của tâm hồn mà con người lúc nào cũng mong vươn tới, khắc khỏai vươn tới từ mấy ngàn năm nay.

Chắc chắn khi theo Đạo Phật bạn sẽ có. Tất cả những tình cảm, tư tưởng tốt lành đó sẽ hằng trụ trong bạn, sẽ đi theo thần thức của bạn khi bạn qua đời. Vĩnh viễn không thể nào mất được. Đó là các điều tốt lành dưới đây:

1) Tư tưởng của bạn được giải phóng:

Tư tưởng được giải phóng có nghĩa là bạn không bị trói buộc bởi bất cứ tín điều, tư tưởng, quan điểm, chủ nghĩa và sự cấm kỵ nào. Không có một tư tưởng nào là tư tưởng cấm kỵ trong Đạo Phật. Nếu vũ trụ rộng lớn như thế nào thì tư tưởng của bạn bao la (vô biên xứ) như thế.

Nếu chim và mây trên trời có thể bay lượn tự do thì sự tự do tư tưởng của bạn cũng như thế. Phật Giáo không buộc bạn phải tôn thờ bất cứ lời răn dậy nào. Phật Giáo từ chối đầu óc cuồng tín và giáo điều cực đoan. Lời Phật dạy giống như một viên thuốc, một bài thuốc, một phương thuốc hay. Nếu bạn không uống thì uổng phí vì BỆNH không hết. Chỉ có thế.

Nếu bạn không tin Phật, bạn chẳng bị trừng phạt hay bị đày xuống hỏa ngục. Nhưng nếu bạn làm điều xấu hoặc điều ác thì chính tâm hồn bạn đang bị vây hãm trong Hỏa Ngục mà bạn không biết. Quan niệm Phá Chấp là quan niệm độc đáo của Đạo Phật. Ngay trong cuộc sống hằng ngày nếu bạn chịu khó “Phá Chấp” một chút thì cuộc đời bạn cũng thanh thản, bớt phiền não đi rất nhiều.

Chấp trước, mê chấp, chấp thủ là một trong những gông cùm làm khổ con người. Chính vì hiểu được nỗi khổ này mà Đức Phật luôn dạy các hàng đệ tử là phải phá chấp. Mà phá chấp tức là phá mê. Phá mê (tức ra khỏi cơn mê) là sáng suốt. Mà sáng suốt là giải thóat. Ý nghĩa giải thóat là như thế.

Những ai đã từng ở tù hẳn biết ngục tù khổ đau như thế nào. Thế nhưng ngục tù tư tưởng còn khổ đau gấp bội. Theo tinh thần của Phật Giáo thì tẩy não, nhồi sọ, nhồi nhét tư tưởng là nô lệ hóa con người và biến con người thành tù nhân để sai khiến. Nếu muốn tìm hiểu tinh thần phá chấp bạn có thể tìm đọc hai bộ kinh Kim Cang và Bát Nhã.

2) Bạn không còn phải sợ hãi thần linh nữa:

Như đã nói ở trên Đạo Phật là đạo của trí tuệ. Khi dùng trí tuệ soi rọi thì vũ trụ này là do nhân duyên tạo thành. Thân xác của chúng ta đây cũng là sự hòa hợp của Ngũ Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Những việc làm đang diễn ra hằng ngày là do chính chúng ta quyết định. Khổ đau và hạnh phúc của chúng ta do chính ta hoặc tha nhân gây tạo chứ Quỷ Thần không thể can dự vào được.

Cái chết là luật tự nhiên không phải do quỷ thần hoặc Nam Tào, Bắc Đẩu xóa sổ. Nếu bạn không đồng ý với những gì nói ở trên và cho rằng tất cả những khổ đau và hạnh phúc này là do Thần Linh gây tạo hoặc ban phát thì tại sao bạn tha thiết cầu nguyện thần linh suốt cả cuộc đời mà khổ đau của bạn vẫn không hết? Cầu nguyện tới bao giờ mới vừa lòng thần linh?

Bao nhiêu thiên tai, bao tai nạn khủng khiếp, bao cuộc chiến tranh tàn bạo do ai gây ra? Do con người hay do một đấng thần linh nào đó vì phẫn nộ với loài người gây ra? Sự cầu nguyện có làm bớt thiên tai, dịch họa, chiến tranh, khổ đau của con người không?

Phật Giáo phủ nhận sự hiện hữu của thần linh trong cuộc sống của con người. Phật Giáo chủ trương chính Con Người phải giải quyết những vấn đề như chiến tranh hay hòa bình, hạnh phúc hay khổ đau của chính mình. Khi hiểu được như thế, khi đã liễu ngộ được như thế bạn không còn phải sợ hãi thần linh, tôn thờ thần linh, van vái và cầu xin ở thần linh nữa.

Trong hầu hết các cuộc thuyết pháp, Đức Phật đề cập rất nhiều đến Trời, Quỷ, Thần, Thiên Long Bát Bộ v.v..Tuy nhiên, theo Kinh Phật thì Trời, Quỷ, Quỷ Thần, Thiên Long Bát Bộ không liên hệ chi đến cuộc sống của con người. Họ không phải là thần linh tối thượng quyết định vận mạng của con người. Trời, Quỷ, Thần, Thiên Long Bát Bộ cũng quay đảo trong vòng luân hồi, cũng đầy rẫy phiền não, cũng bị quy luật Sinh, Lão, Bệnh, Tử chi phối.

Còn về Phạm Thiên (Brahma) là vị mà người đời lúc bấy giờ coi như “bậc Toàn Thắng, Toàn Tri, Nguời Cầm Quyền Đinh Đọat, là Giáo Chủ, là người Sáng Tạo, là Tạo Hóa, là Chúa Tể, là Cha của những chúng sanh đã, đang và sẽ ra đời.” (*)

Đức Phật đã giảng dạy như sau “Như vậy, chính do ý muốn và sự tạo tác của đấng Tối Cao mà con người trở thành sát nhân, trộm cắp, tà dâm, giả dối, phỉ báng, thô lỗ, nhảm nhí, thèm thuồng, khao khát, hiểm độc, tinh quái, và hiểu biết sai lầm. Do đó đối với người chủ trương thần linh là nguyên nhân chính yếu của tất cả những điều ấy thì con người sẽ không còn ý muốn, hoặc cố gắng, cũng không thấy sự cần thiết để làm, hoặc tránh không làm những hành động ấy.” (*)

Và trong Túc Sanh Truyện (Maha Bodhi Jataka), Đại Bồ Đề, Bố Tát phê bình giáo lý chủ trương rằng mọi việc đều do đấng Tối Cao tạo nên như sau: “Nếu có một thần linh tòan quyền ban phước hay gieo họa cho tạo vật đã được chính ngài tạo ra, và cho chúng nó những hành động tốt hay xấu, vị thần linh ấy quả thật đầy tội lỗi. Con người chỉ thừa hành ý muốn của ngài.” (*)

3) Khi phát huy hết năng lực của Trí Tuệ, không còn bi lụy, khóc than, cầu xin, van vái, qụy lụy ai , bạn là người Tự Lập và Độc Lập:

Khi đó bạn trở về với tự ngã, phát huy hết tiềm năng của nội tâm. Lúc đó bạn sẽ thấy thấu suốt bản thể của Vũ Trụ, Sự Sống, Sự Chết, Hạnh Phúc và Khổ Đau và lòng bạn lắng yên như bể cả. Khi tâm hồn của bạn đã lắng yên tức đi vào trạng thái Định. Trạng thái này sẽ khiến bạn cảm thấy thơ thới, hân hoan tức là cảnh giới an nghỉ tuyệt đối của tâm hồn gọi là Niết Bàn (Nirvana).

Tuy nhiên có hai lọai niết bàn – đó là Hữu Dư Niết Bàn và Vô Dư Niết Bàn. Chỉ có các chư Phật mới có thể chứng tới Vô Dư Niết Bàn. Còn như chúng ta thì chỉ có thể chứng tới Hữu Dư Niết Bàn bởi vì còn có những phiền não rất vi tế mà chúng ta chưa đọan diệt hết.

4) Bạn bình đẳng với muôn loài.

Thể tính của bạn là thể tính Phật, bạn có thể trở thành Phật. Tôi có thể cam đoan với các bạn rằng không có một tôn giáo nào mà vị giáo chủ lại nói rằng Thể Tính của vị giáo chủ ngang bằng với Thể Tính của tín đồ và nếu chịu tu tập thì tín đồ cũng đạt được ngôi vị của giáo chủ. Đây là tính độc đáo và hi hữu của Phật Giáo.

Chính vì thế khi ứng dụng quan niệm này vào xã hội thì trong một xã hội thuấn nhuần tinh thần Phật Giáo sẽ không có giai cấp, không có nạn kỳ thị chủng tộc, không có Phật tử giàu sang và Phật tử nghèo hèn. Cũng không có Phật tử thông minh và Phật tử ngu độn.

Từ vua quan đến thứ dân, tiện dân, Phật đều đối xử như nhau. Tất cả đều bình đẳng trước mắt Phật. Khi bạn lễ Phật là lễ lạy, cung kính cái Phật Tánh trong con người mình, là bạn cung kính tất cả những phẩm hạnh cao quý vốn có trong con người bạn nếu được phát huy.

Nó không phải là sự quỳ lạy thần linh bình thường như nhiều người không biết hoặc hiểu lầm. Khi chúng ta gặp nhau, chúng ta chắp tay xá và miệng nói “A Di Đà Phật” là chúng ta kính trọng những đức tính tốt lành trong con người của nhau, chúng ta cầu chúc cho nhau được sống ở Đất Thanh Tịnh, Quốc Độ Thanh Tịnh (Tịnh Độ) của Phật A Di Đà.

5) Bạn sẽ là quán quân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ thú vật do lòng Từ Bi:

Tôi có thể thưa với bạn rằng không có kinh điển của một tôn giáo nào trên thế giới lại nói nhiều về loài vật như kinh Phật. Thảng hoặc nếu có đề cập tới thì chỉ coi lòai vật như một thứ do Thần Linh tạo ra để làm thực phẩm cho lòai người trong các bữa ăn và cúng tế Thần Linh. Nhưng Đức Phật thì không thế.

Ngay trong thời kỳ còn ở trong cung vàng điện ngọc, Thái Tử Sĩ Đạt Ta đã có lòng từ tâm đối với những lòai thú vật đáng thương. Truyện kể rằng Hòang Tử Đề Bà Đạt Đa đưa cây cung lên bắn một con chim. Con chim không chết mà chỉ bị thương và sa xuống sân của thái tử. Thái Tử Sĩ Đạt Ta đã chạy ra, ôm con chim vào lòng và chữa vết thương cho nó.

Lúc đó vị hòang tử chạy tới và đòi lại con chim nhưng Thái Tử Sĩ Đạt Ta nhất quyết không trả lại. Hai bên tranh luận và sự việc tới tai Đức Vua Tịnh Phạn. Hòang Tử Đề Bà Đạt Đa nói rằng con chim do hòang tử bắn cho nên nó phải thuộc về hòang tử. Còn thái tử thì cho rằng vị hoàng tử khi giương cây cung bắn con chim là muốn một con chim chết. Nay con chim vẫn còn sống và thái tử lại bảo vệ mạng sống cho nó cho nên con chim phải thuộc về thái tử.

Đức vua nghe nói động lòng từ tâm và phán quyết là con chim thuộc về Thái Tử Sĩ Đạt Ta. Trong suốt cuộc đời hành đạo, Đức Phật thường dùng những truyện kể về đời sống của những lọai thú vật để làm chuyện ngụ ngôn giảng dạy đạo đức và tình thương. Nếu quý vị và nhất là các em nhỏ muốn biết những chuyện hấp dẫn và đầy ý nghĩa đạo đức này có thể đọc cuốn Prince Goodspearker (Hoàng Tử Thiện Ngôn) do Todd Anderson sưu tầm và dịch ra Anh Ngữ xuất bản bởi Amitabha Buddhist Society of NY Inc. năm 1995.

Chính vì lòng xót thương lòai vật như thế mà Đức Phật chủ trương ăn chay, không ngòai mục đích đề cao “đức hiếu sinh”. Cấm sát hại sinh linh là một trong những giới luật hàng đầu của Đạo Phật. Tuy nhiên một số vị sa môn đã ăn mặn, nguyên do là vì xưa kia trong khi đi khất thực, thí chủ cho đồ mặn. Để tôn trọng thí chủ, các vị đã theo nguyên tắc “cho gì ăn nấy”.

Tuy nhiên việc ăn mặn này không làm tổn hại đến phẩm chất đạo đức bởi vì các vị không bao giờ nhúng tay vào việc nuôi súc vật cũng như giết súc vật để làm thực phẩm. Ngày nay vấn đề Ăn Chay để bảo vệ súc vật đã trở thành một trào lưu lan rộng khắp thế giới. Có thể những vị này không phải là Phật tử, nhưng khi hành động như thế, các vị đã đi đúng con đường mà Đức Phật giảng dạy cách đây hơn 2500 năm.

Mới đây Brigitte Bardot – cô đào hở hang lừng danh Pháp của thập niên 1950 cũng đã kêu gọi tổng thống Pháp công nhận một Ngày Ăn Chay để bảo vệ súc vật. Bà Brigitte Bardot còn công kích cô đào văm Sophia Loren là đã mặc áo lông thú tức là cổ vũ cho sự giết hại lòai vật để làm trang phục cho phụ nữ.

Còn vấn đề môi trường. Trước hết Đức Phật sinh ra dưới cây Vô Ưu của Vườn Lâm Tỳ Ni. Khi đắc đạo, ngài ngồi dưới cội bồ đề. Trong suốt thời gian 45 năm hành đạo, Đức Phật thuờng thuyết pháp tại những khu rừng, vườn, như Lộc Uyển (Vườn Nai), Trúc Lâm (Vườn Trúc), Kỳ Viên, Núi Linh Thứu v.v.. Nơi nhập diệt của ngài là rừng Sa La Song Thụ.

Trong những bài thuyết pháp Đức Phật đề cập rất nhiều đến chim muông, cây cỏ, hoa trái, tán dương núi rừng là nơi ẩn tu lý tưởng cho các vị A La Hán cho nên có thể nói cả cuộc đời của ngài gần gũi với thiên nhiên. Trong đời sống của chính mình và của chư tăng, ngài chủ trương tiết kiệm và quý trọng vật cho của thí chủ. Do đó nếu theo Phật, lòng Từ Bi của các bạn sẽ dễ dàng được thể hiện qua lòng yêu mến thú vật và môi trường thiên nhiên và đây đang là một trong những giá trị của thời đại.

6) Giàu có bạn cũng sung sướng. Nghèo túng bạn vẫn vui. Nghĩa là bạn sẽ vui vẻ trong mọi hòan cảnh:

Thưa bạn: Một trong những nguyên nhân làm khổ còn người là lòng Tham: Tham của, tham tiền, tham sắc, tham quyền, tham danh vọng. Vì có lòng Tham cho nên không khi nào thấy đủ, không thỏa mãn với những gì mình đang có. Một ông triệu phú mà có lòng tham thì thấy bạc triệu vẫn chưa đủ và phải kiếm nhiều hơn nữa. Mà khi tham như thế thì đầu óc không còn sáng suốt, dễ dàng làm điều phi pháp, phi đạo đức để đưa đến tù tội. Có thể nói một phần không nhỏ những người đang phải chịu cảnh tù đày ngày hôm nay, nguyên do chính là vì lòng tham.

Cuộc khủng hỏang tài chính cuối năm 2008 tại Hoa Kỳ không phải do người Mỹ quản trị kém mà một trong nguyên nhân chính là lòng Tham. Vì tham cho nên các công ty tài chánh, công ty đầu tư, các công ty bán cổ phần đã tìm cách lường đảo khách hàng khiến cho tổng thống Hoa Kỳ khi ban bố biện pháp cứu nguy đã phải thốt lên “Shame of you!” (Thật xấu hổ cho các ông).

Lòng tham còn đưa tới nhiều đau khổ, tội lỗi khác và còn kéo dài kiếp này sang kiếp khác. Chính vì nhìn thấu rõ Tập Đế (Nguyên Do Của Khổ Đau) của con người là Tham-Sân-Si cho nên Đức Phật đã giáo huấn đệ tử là phải nỗ lực diệt trừ nguồn Tam Độc này.

Tuy nhiên tới đây bạn có thể hỏi: Tham-Sân-Si vốn gắn chặt với bản chất của con người. Chính vì có Tham-Sân-Si mà con người mới tiến bộ như thế này. Diệt trừ Tham-Sân-Si có nghĩa là con người trở nên ù lì, không làm gì cả sao? Thưa bạn, xin bạn đừng lo, chỉ có chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, Thánh Tăng mới có thể đọan trừ hết Tham-Sân-Si. Còn bình thường như bạn và tôi thì kiềm chế được Tham-Sân-Si đã là giỏi lắm rồi.

Trong suốt thời gian 45 hành đạo, Đức Phật đã hóa độ cho tất cả mọi thành phần xã hội, từ vua, quan, quan đại thần, binh sĩ, trí thức, thương buôn giàu có, tiện dân và kể cả những băng đảng giết người. Tà ma ngọai đạo đến quy phục ngài không thiếu. Đức Phật không bao giờ khuyên họ cứ ù lì, chấp nhận thân phận hiện tại.

Dĩ nhiên chúng ta không thể chuyển nghiệp tức là chuyển hóa thân phận của mình bằng con đường phi đạo đức. Đức Phật cũng thế, ngài dạy chúng ta phải chuyển nghiệp bằng con đường tốt lành chẳng hạn phải thực hành Bát Chánh Đạo hoặc Thập Thiện, chứ có bao giờ Đức Phật bảo một người ăn mày cứ tiếp tục chấp nhận thân phận của một kẻ ăn mày đâu?

Thưa bạn trong lúc bạn thất vọng não nề, chán nản cùng cực hoặc căng thẳng đầu óc để toan tính một việc làm nguy hiểm gì đó khiến bạn muốn điên lên. Nếu bạn chợt dừng lại và truy cứu xem nguyên do của những cái nói trên (Phật Giáo gọi là Khổ Đau & Phiền Não) có phải là Tham-Sân-Si không?

Nếu bạn quán xét được như thế thì tự nhiên đầu óc bạn bớt căng thẳng, lòng bạn trùng xuống, hơi thở bạn trở nên điều hòa. Bạn như người đang nóng bức, khát nước được uống một ly nước dừa tươi mát mà Phật Giáo gọi là Cam Lồ Giải Thóat tức là (nước uống ngọt ngào làm tiêu đi mọi phiền não).

Lúc đó bạn có cảm tưởng vừa ra khỏi cơn ác mộng từ đó lòng bạn thơ thới hân hoan, đầy đủ sáng suốt, thanh thản để giải quyết chuyện đời trong điều kiện tốt lành, cho chính bạn, gia đình bạn và cho người. Bạn cứ thử xem sao.

7) Bạn không xâm hại ai, chiếm đọat của ai, sống an vui với tất cả mọi người. Bạn là quán quân góp phần vào việc giữ gìn hòa bình thế giới:

Thưa bạn: Đạo Phật không phải là đạo chú tâm vào cầu nguyện, van vái. Tụng kinh, niệm Phật, ăn chay là một trong những phương tiện/trợ duyên để giúp người ta làm lành, lánh dữ, tu sửa tính tình, khiến tâm địa bình ổn, gieo trồng căn lành rồi từ từ chuyển hóa tâm thức.

Hằng hà sa số chư vị, bồ tát, thánh tăng, thiền sư với trí tuệ dũng mãnh thông qua Thiền Định cũng đã chuyển hóa tâm thức nhanh chóng và chứng quả vị mà không cần tụng kinh niệm Phật. Tuy nhiên dù là cư sĩ, tu sĩ, thánh tăng, bồ tát, a la hán muốn chứng đựơc quả vị nói trên tức muốn giải thóat cũng phải thực hành Bát Chánh Đạo, Thập Thiện và Lục Hòa. Bát Chánh Đạo (Eightfold Path) gồm có: Right View (Chánh Kiến), Right Thought (Chánh Tư Duy), Right Speech (Chánh Ngữ), Right Action (Chánh Nghiệp), Right Livehood (Chánh Mệnh), Right Effort (Chánh Tinh Tấn), Right Mindfullness (Chánh Niệm) và Right Contemplation (Chánh Định).

Rồi Thập Thiện thì gồm có: Không Sát Sinh, Không Trộm Cắp, Không Nói Dối, Không Nói Lời Thêu Dệt, Không Nói Lời Hai Chiều (đâm thọc, lúc rày lúc khác), Không Nói Lời Hung Ác, Không Tham Muốn, Không Nóng Giận và Không Si Mê. Còn Lục Hòa thì gồm có: Thân Hòa Đồng Trú, Khẩu Hòa Vô Tranh, Ý Hòa Đồng Duyệt, Giới Hòa Đồng Tu, Kiến Hòa Đồng Giải và Lợi Hòa Đồng Quân.

Thưa bạn trong cuộc sống rất phiền phức và căng thẳng ngày hôm nay, chỉ cần chúng ta ứng dụng ba chỉ dẫn Chánh Kiến, Chánh Ngữ và Kiến Hòa Đồng Giải không thôi – thì xã hội sẽ bớt đi rất nhiều những lời lăng nhục, chửi bới, bóp méo, chụp mũ đang diễn ra hằng ngày và thế giới sẽ trở thành một diễn đàn hòa bình để cùng nhau thảo luận trong tương kính những vấn đề bức thiết của con người. Nếu bạn có giải pháp nào tốt lành hơn, xin bạn cứ nói ra.

8) Bạn không thấy cuộc đời này là nhàm chán, vô vị. Chắc chắn bạn yêu mến cuộc sống, nhưng cũng không sợ Chết:

Thưa bạn: Buồn chán (boring/depressed) là một trong những căn bệnh tệ hại của kiếp người. Không phải chỉ những người nghèo khổ mới buồn chán mà cả hàng quí tộc, vương tôn công tử, vua quan, trí thức, văn nghệ sĩ, tỉ phú cũng buồn chán. Kể cả lứa tuổi hoa niên cũng buồn chán và đưa tới việc tự sát.

Bản nhạc Bonjour Tristesse (Buồn Ơi Chào Mi) chứng tỏ điều này. Thật lạ lùng khi thấy tài tử ci-nê, ca sĩ nhạc Pop nổi danh khắp hòan vũ, hình ảnh được hằng triệu người mua, thêu trên áo và tôn thờ như thần tượng, những celebrities này sống sung sướng trong những dinh thự tráng lệ, kẻ hầu người hạ, người tình (boy friend/girl friend) không thiếu, thế mà họ cũng buồn chán.

Cái chết của cô đào Marilyn Monroe và ca sĩ Michael Jackson mới đây cho thấy những vị này đã chết là vì buồn chán, vì thấy cuộc đời vô vị. Nhưng cũng thật lạ lùng là những vị sư, ni cô, thiền sư, đời sống đạm bạc, ẩn dật trong những ngôi chùa, tu viện thì họ chẳng bao giờ phải uống thuốc ngủ, hoặc tự tử vì buồn chán cả.

Tạo sao thế? Bởi vì những vị này, qua lời giáo huấn của Đức Phật và do chứng ngộ bản thân, họ đã thấy tiện nghi, vật chất, của cải không phải là cứu cánh của hạnh phúc. Hơn thế nữa họ biết cách sống : Sống Trong Tỉnh Thức. Sống trong tỉnh thức là sống mà biết quý trọng sự sống, biết mình đang sống. Xin bạn hãy thử mở hết các giác quan ra, hãy lắng đọng tâm tư, hãy để cho lòng mình trùng xuống, thật nhẹ nhàng, thật êm dịu, bạn sẽ thấy:

-Tiếng gió vi vu là lúc ta chẳng phiền chẳng não.
-Trời rộng bao la là trí tuệ ta siêu việt.
-Đất dày là nghị lực và ý chí của ta chẳng thể hao mòn.
-Tiếng suối reo là tiếng lòng ta đó.
-Đại dương xanh thẳm là tấm lòng ta trải rộng với lòng quảng đại nhân từ.
-Đám mây lững lờ bay là những giấc mộng trong đời của ta chợt thành, chợt biến không ngừng.
-Chú thỏ non ngơ ngác chạy tung tăng trên thảm cỏ là những ngày thơ ấu của ta.
-Cánh chim bay lượn trên vòm trời xanh là khát vọng tự do của ta đó.
-Bão tố là lúc lòng ta sân hận.
-Tiếng sóng vỗ bờ rì rào của biển là lời ta nỉ non tâm sự với đời.
-Đàn ngựa nhởn nhơ trên cánh đồng là tinh thần ta bất khuất.
-Cả tiếng rống của loài sư tử cũng là lòng kiêu hãnh của ta ngang bằng trời đất. Ta sống ung dung tự tại và không bao giờ biết sợ sệt.

Bạn ơi, khi bước vào Đạo Phật, khi thực hành thiền quán bạn sẽ cảm nghiệm và tận hưởng được những điều thi vị nói trên. Bởi vì khi đó, bên cạnh cuộc sống vật chất này bạn còn có tâm hồn của thiền sư. Chính vì thế mà các Meditation Center đã mọc lên khắp nơi trên thế giới. Bạn hãy thử thực hành như thế một thời gian xem sao. Rồi 100 năm qua đi rất nhanh, rồi bạn sẽ từ giã cõi đời, từ giã cõi Diêm Phù Đề này.

Nhưng xin bạn đừng thắc mắc nhiều. Bạn hãy theo lời chỉ dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma: Sống Hạnh Phúc, Chết Bình An (The Joy of Living and Dying in Peace). Vì trí tuệ của bạn đã mở bung ra khắp vũ trụ này, vì thần thức của bạn đã tự do, vì tâm hồn của bạn đã thể nhập vào thiên nhiên, cho nên bạn muốn vào Cung Trời nào, muốn đầu thai vào đâu, hoặc muốn trở lại đây thêm một kiếp nữa là tùy ý. Bạn khỏi phải bận tâm về cái chết.

9) Bạn là người cao thượng trong tinh thần biết giúp đỡ và an ủi người khác:

Trong suốt thời gian 45 năm hành đạo, Đức Phật không nói gì hơn là giáo huấn đệ tử và chúng sinh xây dựng Tâm Lành, Trí Tuệ Sáng Suốt và thực hiện Hạnh Bố Thí giúp đời. Ngài luôn luôn cất lời ca ngợi tất cả mọi người – từ phàm phu, kẻ nghèo khó, đến ông trưởng giả, đến các bậc đế vương, những vị ở khắp cõi Trời, Thiên Long Bát Bộ đã có công trong việc độ sinh.

Có những vị do lời Đức Phật kể lại mà đã sống bất tử với thời gian như ngài Quán Tự Tại Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát và Mục Kiền Liên Bồ Tát. Ngài Quán Tự Tại đã phát lời nguyện giúp chúng sinh vượt qua nỗi sợ hãi (Vô Úy). Nếu có chúng sinh nào đang lâm vào vòng nguy biến, binh đao, nước lửa, ngục hình, tra tấn, khủng bố v.v..nếu thành tâm niệm danh hiệu ngài, thì ngài sẽ thị hiện qua hình ảnh của Phật Bà Quan Âm mà cứu độ.

Còn ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát đã phát lời nguyện thật ghê gớm: Địa Ngục Giai Không tức là là nếu thế giới này mà còn một người ở tù thì ngài không thành Phật. Vậy những ai đang mắc vòng lao lý hãy thành tâm niệm “Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát”, chắc chắn sẽ ứng nghiệm.

Còn ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát thì nhờ tâm chí thành cứu giúp mẹ đang bị khổ sở trong thế giới của loài quỷ đói (Ngạ Quỷ) mà được thế gian xưng tụng như biểu tượng của lòng hiếu thảo. Nếu bạn vốn sẵn lòng từ tâm, lòng hy sinh cứu đời, hạnh nguyện san sẻ tình thương với người khác, xin bạn thử bước vào Đạo Phật. Chắc chắn bạn sẽ được thỏa mãn.

Tạm Kết Luận:

Dĩ nhiên những gì tôi chia xẻ với bạn ở đây còn rất thiếu sót, thô sơ. Sau khi đã đọc xong tất cả những gì nói ở trên, dù bạn có thể đã đồng ý một phần nhưng bạn có thể còn hỏi “Tôi theo Đạo Phật, tôi theo Phật thì tôi có cơm ăn áo mặc, có thể trúng số, có thể thăng quan tiến chức, nghèo có thể trở thành giàu không?”

Xin thưa: Bạn không phải là một đứa trẻ đang khóc (ẩn dụ cho khổ đau) cần phải cần cho kẹo (dụ dỗ) mới nín (tức mới hết khổ đau). Bạn đang đói, dù bạn theo Phật, nhưng chắc chắn bát cơm không hiện ra trước mắt bạn. Nhưng vì theo Phật bạn sẽ làm lành, gieo nhân lành như thế chắc chắn bạn sẽ gặt hái được Quả Lành tức là những điều tốt đẹp trong tương lai – kiếp này hay kiếp sau.

Điều này đúng chắng sai. Cuối cùng điều bạn cần nhớ là Đạo Phật không phải là đạo đổi chác, không phải là đạo ban bố phép mầu, không phải là đạo hứa hẹn. Sự giải thóat, nguồn hạnh phúc do Đạo Phật – thực ra do chính bạn đem lại – có thể thực chứng ngay kiếp này, ngay bây giờ (here now), không phải đợi chết đi mới có.

Nó là đạo của Trí Tuệ, Từ Bi và Lòng Dũng Cảm. Đó là ba trụ cột giúp cho chúng ta thóat khỏi thân phận nghiệt ngã, cay đắng của kiếp người rồi vươn lên sống ung dung tự tại, và có ý nghĩa. Nếu bạn không tin vào Lòng Từ Bi, Lòng Dũng Cảm mà mình vốn có, không tin vào Trí Tuệ sáng suốt của mình mà chỉ muốn cầu xin, van vái thần linh để đạt hạnh phúc trong cõi đời này, bạn có thể đi tìm một tôn giáo khác.

California Tháng 11, 2009

Cước chú: Dấu (*) là lời trích dẫn từ Đức Phật và Phật Pháp của Đại Sư Narada Maha Thera (Tích Lan)do Phạm Kim Khánh dịch ra Việt Ngữ, xuất bản ở Hoa Kỳ năm 2545 (Phật Lịch) tức năm 2001 (TâyLịch)

17/12/2009 Posted by | c) PHẬT HỌC TỔNG QUÁT | 3 bình luận

HÌNH ẢNH MỚI ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI

Photobucket

南無藥師琉璃光如來

NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI

NAMO  MEDICINE BUDDHA LAPIS LAZULI TATHAGATA

NAMO BOUDDHA DE MÉDECINE LAPIS LAZULI TATHAGATA

NAMAH BHÀISAJYA-GURU-VÀIDÙRYA-PRABHA-TATHÀGATA

Photobucket

南無藥師琉璃光如來

NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI

NAMO  MEDICINE BUDDHA LAPIS LAZULI TATHAGATA

NAMO BOUDDHA DE MÉDECINE LAPIS LAZULI TATHAGATA

NAMAH BHÀISAJYA-GURU-VÀIDÙRYA-PRABHA-TATHÀGATA

Photobucket

南無藥師琉璃光如來

NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI

NAMO  MEDICINE BUDDHA LAPIS LAZULI TATHAGATA

NAMO BOUDDHA DE MÉDECINE LAPIS LAZULI TATHAGATA

NAMAH BHÀISAJYA-GURU-VÀIDÙRYA-PRABHA-TATHÀGATA

06/12/2009 Posted by | NAM MÔ DƯỢC SƯ HẢI HỘI PHẬT BỒ TÁT (Namo Medicine Master Assembly of Buddhas and Bodhisattvas), NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT (Namo Medicine Buddha Lapis Lazuli Radiance Tathagata) | Bình luận về bài viết này

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP THƯỜNG GẶP (download PDF)

Nguồn http://www.quangminh.org.au/

download here

01/12/2009 Posted by | d) PHẬT HỌC VẤN ĐÁP | Bình luận về bài viết này

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP THƯỜNG GẶP -P2

Nguồn http://www.quangminh.org.au/

1 Tượng Phật bị sứt mẻ có thờ được không? TK Thich Phuoc Thai 469
2 Thọ bát quan trai có lạy bàn vong được không? TK Thich Phuoc Thai 336
3 Tu ở nhà một mình có tiến bộ không? TK Thich Phuoc Thai 369
4 Khuyên người khác quy y có lỗi không? TK Thich Phuoc Thai 219
5 Tụng kinh niệm Phật mà tâm còn tán loạn có được lợi ích gì không? TK Thich Phuoc Thai 539
6 Tâm ở đâu? TK Thich Phuoc Thai 286
7 Ý nghĩa của hai chữ Lăng Nghiêm và nguyên nhân nào Phật nói Chú Lăng Nghiêm. TK Thich Phuoc Thai 487
8 Ở nhà có tụng chú Lăng Nghiêm được không? TK Thich Phuoc Thai 451
9 Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng? TK Thich Phuoc Thai 501
10 Thọ Bồ tát giới tại gia nuôi chó mèo có tội không? TK Thich Phuoc Thai 263
11 Khi hộ niệm cho người sắp lâm chung phải tụng niệm như thế nào mới đúng? TK Thich Phuoc Thai 287
12 Ý nghĩa của câu: Ý hòa đồng duyệt như thế nào? TK Thich Phuoc Thai 150
13 Lạy sám hối có thực sự tiêu nghiệp không? TK Thich Phuoc Thai 523
14 Làm sao trị được bệnh hôn trầm? TK Thich Phuoc Thai 245
15 Như thế nào mới trị được bệnh vọng tưởng? TK Thich Phuoc Thai 222
16 Làm sao phân biệt được Xá lợi Phật thật? TK Thich Phuoc Thai 549
17 Tụng kinh như thế nào mới đúng cách thức? TK Thich Phuoc Thai 652
18 Khi tụng niệm cảm động rơi lệ có lỗi không? TK Thich Phuoc Thai 194
19 Khi nghe pháp tay vẫn lần chuỗi niệm Phật có lỗi không? TK Thich Phuoc Thai 225
20 Niệm Phật chưa được nhứt tâm bất loạn, có được vãng sanh không? TK Thich Phuoc Thai 409
21 Sau khi chết, rảy tro cốt xuống biển hoặc làm phân cho cây cỏ có lỗi gì không? TK Thich Phuoc Thai 279
22 Làm sao xác định được một người sau khi chết đi về đâu? TK Thich Phuoc Thai 812
23 Làm sao diệt trừ được tánh kiêu căng ngã mạn? TK Thich Phuoc Thai 288
24 Trong lúc ngủ mê thần thức đi đâu? TK Thich Phuoc Thai 457
25 Làm sao diệt trừ được ba thứ phiền não gốc: tham, sân, si? TK Thich Phuoc Thai 292
26 Giữa sự và lý Tịnh độ có chống trái nhau không? TK Thich Phuoc Thai 225
27 Trong lúc chấp tác hay làm việc Phật sự có tu không? TK Thich Phuoc Thai 184
28 Sự khác biệt giữa các loại trí TK Thich Phuoc Thai 185
29 Làm sao giữ tròn chữ hiếu giữa mẹ chồng và nàng dâu? TK Thich Phuoc Thai 359
30 Cả đời niệm Phật, nhưng bệnh gần chết thì lại không thích niệm Phật. TK Thich Phuoc Thai 319
31 Giáo pháp của Phật trải qua nhiều đời có bị sai lệch không? TK Thich Phuoc Thai 236
32 Danh hiệu Phật A Di Đà có mặt cõi nầy vào lúc nào? TK Thich Phuoc Thai 493
33 Khi niệm hương cúng Phật, nên niệm danh hiệu Phật nào trước. TK Thich Phuoc Thai 373
34 Bằng cách nào có thể khuyên cha mẹ tin Tam bảo tu hành. TK Thich Phuoc Thai 247
35 Làm sao hóa giải được lời thề nguyền. TK Thich Phuoc Thai 267
36 Thường chiêm bao thấy người thân, không biết có siêu hay không? TK Thich Phuoc Thai 619
37 Người vào chùa xuất gia có bất hiếu hay không? TK Thich Phuoc Thai 272
38 Thắp ba nén hương có ý nghĩa gì? TK Thich Phuoc Thai 584
39 Làm sao niệm Phật để được nhứt tâm bất loạn? TK Thich Phuoc Thai 336
40 Trong lúc sắp lâm chung không giữ được chánh niệm có được vãng sanh không? TK Thich Phuoc Thai 254
41 Vấn đề xả tang theo ý muốn. TK Thich Phuoc Thai 300
42 Sự báo hiếu giữa Kinh Vu Lan và Kinh Địa Tạng khác nhau như thế nào? TK Thich Phuoc Thai 599
43 Dùng hoa quả giả chưng cúng Phật có lỗi không? TK Thich Phuoc Thai 467
44 Vì bảo vệ đàn chim đuổi con mèo có lỗi không? TK Thich Phuoc Thai 286
45 Con cái chưa xong bề gia thất, mình bỏ đi xuất gia có lỗi không? TK Thich Phuoc Thai 308

01/12/2009 Posted by | d) PHẬT HỌC VẤN ĐÁP | Bình luận về bài viết này

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP HAY GẶP -p1

Nguồn http://www.quangminh.org.au/

1 Nghi thức quá đường TK Thich Phuoc Thai 1352
2 Tại sao không thờ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm sơ Tổ? TK Thich Phuoc Thai 953
3 Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật. TK Thich Phuoc Thai 1687
4 Vấn đề sát sanh hại vật TK Thich Phuoc Thai 1184
5 Dọn cơm cúng vong như thế nào mới đúng? TK Thich Phuoc Thai 2058
6 Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng thân nào? TK Thich Phuoc Thai 1373
7 Ý nghĩa chắp tay như thế nào? TK Thich Phuoc Thai 1757
8 Tại sao khi cúng vong tụng chú biến thực biến thủy? TK Thich Phuoc Thai 1516
9 Tại sao đưa linh cữu còn ghé thăm nhà? TK Thich Phuoc Thai 1427
10 Vấn đề bản ngã thật giả thế nào? TK Thich Phuoc Thai 1123
11 Ý nghĩa Phật bước đi bảy bước TK Thich Phuoc Thai 1425
12 Phúng điếu người chết có mắc nợ hay không? TK Thich Phuoc Thai 1841
13 Sự thờ Phật khác nhau giữa Nam Bắc Tông Phật Giáo TK Thich Phuoc Thai 2001
14 Ý nghĩa tràng hạt TK Thich Phuoc Thai 2204
15 Ý nghĩa bánh xe chuyển pháp luân TK Thich Phuoc Thai 1635
16 Chư thiên thỉnh Phật thuyết pháp TK Thich Phuoc Thai 1042
17 Vấn Đề Quỷ Thần TK Thich Phuoc Thai 1442
18 Sự khác biệt giữa Phật Đản và Phật Lịch TK Thich Phuoc Thai 925
19 Ý nghĩa những từ ngữ diễn tả Phật ra đời TK Thich Phuoc Thai 894
20 Sự khác biệt giữa cúng dường Tam Bảo Và Trai Tăng TK Thich Phuoc Thai 1404
21 Người tăng sĩ lấy họ Thích từ lúc nào? TK Thich Phuoc Thai 926
22 Sự khác biệt giữa Tứ Đại Và Thất Đại TK Thich Phuoc Thai 609
23 Phóng sanh như thế nào mới đúng ý nghĩa? TK Thich Phuoc Thai 1532
24 Sự khác biệt Tam Thừa TK Thich Phuoc Thai 654
25 Niệm Phật cầu vãng sanh có ích kỷ hay không? TK Thich Phuoc Thai 1174
26 Ý Nghĩa Vu Lan Và Tự Tứ TK Thich Phuoc Thai 940
27 Chư tăng chú nguyện có siêu độ hay không? TK Thich Phuoc Thai 695
28 Danh Xưng Quán Thế Âm Và Quán Tự Tại TK Thich Phuoc Thai 797
29 Tịnh Độ tông có truyền thừa Tổ vị không? TK Thich Phuoc Thai 788
30 Sự khác biệt giữa chánh niệm và vô tâm TK Thich Phuoc Thai 746
31 Ý nghĩa chữ vạn TK Thich Phuoc Thai 1927
32 Mười Hai Loại Cô Hồn TK Thich Phuoc Thai 1051
33 Tụng Kinh ở nhà có cần đánh chuông mõ không? TK Thich Phuoc Thai 1263
34 Nêm nếm đồ mặn vào những ngày ăn chay. TK Thich Phuoc Thai 895
35 Ý nghĩa kiết thất và đả thất TK Thich Phuoc Thai 508
36 Ý nghĩa tướng lưỡi rộng dài TK Thich Phuoc Thai 804
37 Chư Thiên dâng hoa cúng dường TK Thich Phuoc Thai 1014
38 Ý nghĩa danh hiệu Đại Thế Chí và sự động đất. TK Thich Phuoc Thai 920
39 Thờ Phật Thích Ca mà chào nhau A Di Đà. TK Thich Phuoc Thai 2597
40 Làm sao cho mẹ con khỏi tội TK Thich Phuoc Thai 800
41 Sau khi thọ bát về nhà nấu đồ ăn mặn có lỗi không? TK Thich Phuoc Thai 631
42 Giải quyết thế nào giữa mẹ con được vui TK Thich Phuoc Thai 497
43 Chỉ cạo tóc không xuất gia bị người lầm nhận xá chào có lỗi không? TK Thich Phuoc Thai 572
44 Sức khỏe kém muốn xuất gia ở nhà tu được không? TK Thich Phuoc Thai 674
45 Ăn chay trường nấu mặn có tội không? TK Thich Phuoc Thai 739
46 Ăn chay trường mà mua thịt cá nấu cho gia đình ăn có tội không? TK Thich Phuoc Thai 922
47 Thờ Phật Thích Ca mà niệm Di Đà TK Thich Phuoc Thai 1260
48 Tại sao cha mẹ chết, người xuất gia không lạy? TK Thich Phuoc Thai 1085
49 Thế nào mới là phạm ăn phi thời? TK Thich Phuoc Thai 634
50 Người chết sau 49 ngày tiếp tục cầu siêu được không? TK Thich Phuoc Thai 2374
51 Làm lành chết bất đắc kỳ tử có được siêu không? TK Thich Phuoc Thai 801
52 Khi chấp tác nhổ cỏ làm chết những con vật nhỏ có tội không? TK Thich Phuoc Thai 769
53 Tạo tội như núi cả … TK Thich Phuoc Thai 680
54 Có phải vì bệnh làm phiền trong chúng… TK Thich Phuoc Thai 521
55 Ý nghĩa câu tình dữ vô tình… TK Thich Phuoc Thai 782
56 Kiến Tư hoặc Và Trần sa hoặc khác nhau thế nào? TK Thich Phuoc Thai 596
57 Thọ Tam quy không sanh về cảnh giới ác… TK Thich Phuoc Thai 582
58 Tụng Kinh cầu siêu có thật sự siêu hay không? TK Thich Phuoc Thai 1598
59 Giản biệt giữa tu phước và tu huệ TK Thich Phuoc Thai 630
60 Vô thường có phải là chủ thuyết bi quan không? TK Thich Phuoc Thai 667
61 Có nên tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã không? TK Thich Phuoc Thai 1536
62 A Tu La là gì? TK Thich Phuoc Thai 1733
63 Lục chủng chấn động TK Thich Phuoc Thai 541
64 Ý nghĩa chuông trống bát nhã TK Thich Phuoc Thai 1264
65 Nhứt nhơn hành đạo cửu huyền thăng TK Thich Phuoc Thai 563
66 Vấn đề chánh tín và mê tín TK Thich Phuoc Thai 728
67 Những ngày kinh nguyệt có nên tụng niệm bái sám không? TK Thich Phuoc Thai 1458
68 Ăn chay dùng trứng gà được không? TK Thich Phuoc Thai 1625
69 Cúng heo quay trả lễ có mang tội không? TK Thich Phuoc Thai 1028
70 Không có thiết lập bàn thờ Phật có tụng kinh được không? TK Thich Phuoc Thai 1761
71 Khi niệm Phật thấy hình tượng Phật có lỗi không? TK Thich Phuoc Thai 1227
72 Vì tánh nóng nảy nên mất hạnh phúc trong gia đình TK Thich Phuoc Thai 806
73 Những lỗi lo âu vì sống đơn độc, nhưng khi giao tiếp thì lại bất bình không chịu nỗi sự gian trá. TK Thich Phuoc Thai 549
74 Vấn đề ý nghĩa hoa sen TK Thich Phuoc Thai 2459
75 Vấn đề xả tang cho cha mẹ TK Thich Phuoc Thai 1160
76 Sự khác biệt giữa trí thức và trí tuệ TK Thich Phuoc Thai 605
77 Thế nào gọi là chuyển nghiệp? TK Thich Phuoc Thai 1034
78 Sự khác biệt giữa A la hán và Bồ tát TK Thich Phuoc Thai 1211
79 Vấn đề linh hồn và nghiệp báo TK Thich Phuoc Thai 1193
80 Số mạng và nghiệp báo đồng hay khác? TK Thich Phuoc Thai 786
81 Vấn đề hộ niệm cho người sắp lâm chung TK Thich Phuoc Thai 1050
82 Sau khi chết nghiệp còn hay mất? TK Thich Phuoc Thai 841
83 Người chết bất đắc kỳ tử, thì nghiệp quả sẽ ra sao? TK Thich Phuoc Thai 1130
84 Tập tục đốt giấy tiền vàng mã. TK Thich Phuoc Thai 1296
85 Vấn đề thờ ông Địa và Thần Tài. TK Thich Phuoc Thai 4911
86 Vấn đề tuổi tác và duyên số trong hôn nhân TK Thich Phuoc Thai 2003
87 Lễ hằng thuận tại chùa. TK Thich Phuoc Thai 791
88 Hiến cơ phận (organs) có lợi và hại thế nào? TK Thich Phuoc Thai 682
89 Vấn đề ăn ngũ vị tân TK Thich Phuoc Thai 896
90 Chích lý tây quy (quảy hài về Tây) TK Thich Phuoc Thai 527
91 Cha ăn mặn con khát nước TK Thich Phuoc Thai 833
92 Tại sao phải ăn chay trong các ngày trai giới? TK Thich Phuoc Thai 992
93 Tượng Phật có từ lúc nào? TK Thich Phuoc Thai 716
94 Tam đức là gì? TK Thich Phuoc Thai 878
95 Ý nghĩa lá cờ Phật giáo TK Thich Phuoc Thai 1049
96 Sự khác biệt giữa hình tượng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà khác nhau ở điểm nào? TK Thich Phuoc Thai 2605
97 Bát kỉnh pháp là gì? TK Thich Phuoc Thai 810
98 Bát nạn là gì? TK Thich Phuoc Thai 922
99 Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu? TK Thich Phuoc Thai 1105
100 Tứ ma là gì? TK Thich Phuoc Thai 1172
1 Nghi thức quá đường TK Thich Phuoc Thai 1352
2 Tại sao không thờ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm sơ Tổ? TK Thich Phuoc Thai 953
3 Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật. TK Thich Phuoc Thai 1687
4 Vấn đề sát sanh hại vật TK Thich Phuoc Thai 1184
5 Dọn cơm cúng vong như thế nào mới đúng? TK Thich Phuoc Thai 2058
6 Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng thân nào? TK Thich Phuoc Thai 1373
7 Ý nghĩa chắp tay như thế nào? TK Thich Phuoc Thai 1757
8 Tại sao khi cúng vong tụng chú biến thực biến thủy? TK Thich Phuoc Thai 1516
9 Tại sao đưa linh cữu còn ghé thăm nhà? TK Thich Phuoc Thai 1427
10 Vấn đề bản ngã thật giả thế nào? TK Thich Phuoc Thai 1123
11 Ý nghĩa Phật bước đi bảy bước TK Thich Phuoc Thai 1425
12 Phúng điếu người chết có mắc nợ hay không? TK Thich Phuoc Thai 1841
13 Sự thờ Phật khác nhau giữa Nam Bắc Tông Phật Giáo TK Thich Phuoc Thai 2001
14 Ý nghĩa tràng hạt TK Thich Phuoc Thai 2204
15 Ý nghĩa bánh xe chuyển pháp luân TK Thich Phuoc Thai 1635
16 Chư thiên thỉnh Phật thuyết pháp TK Thich Phuoc Thai 1042
17 Vấn Đề Quỷ Thần TK Thich Phuoc Thai 1442
18 Sự khác biệt giữa Phật Đản và Phật Lịch TK Thich Phuoc Thai 925
19 Ý nghĩa những từ ngữ diễn tả Phật ra đời TK Thich Phuoc Thai 894
20 Sự khác biệt giữa cúng dường Tam Bảo Và Trai Tăng TK Thich Phuoc Thai 1404
21 Người tăng sĩ lấy họ Thích từ lúc nào? TK Thich Phuoc Thai 926
22 Sự khác biệt giữa Tứ Đại Và Thất Đại TK Thich Phuoc Thai 609
23 Phóng sanh như thế nào mới đúng ý nghĩa? TK Thich Phuoc Thai 1532
24 Sự khác biệt Tam Thừa TK Thich Phuoc Thai 654
25 Niệm Phật cầu vãng sanh có ích kỷ hay không? TK Thich Phuoc Thai 1174
26 Ý Nghĩa Vu Lan Và Tự Tứ TK Thich Phuoc Thai 940
27 Chư tăng chú nguyện có siêu độ hay không? TK Thich Phuoc Thai 695
28 Danh Xưng Quán Thế Âm Và Quán Tự Tại TK Thich Phuoc Thai 797
29 Tịnh Độ tông có truyền thừa Tổ vị không? TK Thich Phuoc Thai 788
30 Sự khác biệt giữa chánh niệm và vô tâm TK Thich Phuoc Thai 746
31 Ý nghĩa chữ vạn TK Thich Phuoc Thai 1927
32 Mười Hai Loại Cô Hồn TK Thich Phuoc Thai 1051
33 Tụng Kinh ở nhà có cần đánh chuông mõ không? TK Thich Phuoc Thai 1263
34 Nêm nếm đồ mặn vào những ngày ăn chay. TK Thich Phuoc Thai 895
35 Ý nghĩa kiết thất và đả thất TK Thich Phuoc Thai 508
36 Ý nghĩa tướng lưỡi rộng dài TK Thich Phuoc Thai 804
37 Chư Thiên dâng hoa cúng dường TK Thich Phuoc Thai 1014
38 Ý nghĩa danh hiệu Đại Thế Chí và sự động đất. TK Thich Phuoc Thai 920
39 Thờ Phật Thích Ca mà chào nhau A Di Đà. TK Thich Phuoc Thai 2597
40 Làm sao cho mẹ con khỏi tội TK Thich Phuoc Thai 800
41 Sau khi thọ bát về nhà nấu đồ ăn mặn có lỗi không? TK Thich Phuoc Thai 631
42 Giải quyết thế nào giữa mẹ con được vui TK Thich Phuoc Thai 497
43 Chỉ cạo tóc không xuất gia bị người lầm nhận xá chào có lỗi không? TK Thich Phuoc Thai 572
44 Sức khỏe kém muốn xuất gia ở nhà tu được không? TK Thich Phuoc Thai 674
45 Ăn chay trường nấu mặn có tội không? TK Thich Phuoc Thai 739
46 Ăn chay trường mà mua thịt cá nấu cho gia đình ăn có tội không? TK Thich Phuoc Thai 922
47 Thờ Phật Thích Ca mà niệm Di Đà TK Thich Phuoc Thai 1260
48 Tại sao cha mẹ chết, người xuất gia không lạy? TK Thich Phuoc Thai 1085
49 Thế nào mới là phạm ăn phi thời? TK Thich Phuoc Thai 634
50 Người chết sau 49 ngày tiếp tục cầu siêu được không? TK Thich Phuoc Thai 2374
51 Làm lành chết bất đắc kỳ tử có được siêu không? TK Thich Phuoc Thai 801
52 Khi chấp tác nhổ cỏ làm chết những con vật nhỏ có tội không? TK Thich Phuoc Thai 769
53 Tạo tội như núi cả … TK Thich Phuoc Thai 680
54 Có phải vì bệnh làm phiền trong chúng… TK Thich Phuoc Thai 521
55 Ý nghĩa câu tình dữ vô tình… TK Thich Phuoc Thai 782
56 Kiến Tư hoặc Và Trần sa hoặc khác nhau thế nào? TK Thich Phuoc Thai 596
57 Thọ Tam quy không sanh về cảnh giới ác… TK Thich Phuoc Thai 582
58 Tụng Kinh cầu siêu có thật sự siêu hay không? TK Thich Phuoc Thai 1598
59 Giản biệt giữa tu phước và tu huệ TK Thich Phuoc Thai 630
60 Vô thường có phải là chủ thuyết bi quan không? TK Thich Phuoc Thai 667
61 Có nên tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã không? TK Thich Phuoc Thai 1536
62 A Tu La là gì? TK Thich Phuoc Thai 1733
63 Lục chủng chấn động TK Thich Phuoc Thai 541
64 Ý nghĩa chuông trống bát nhã TK Thich Phuoc Thai 1264
65 Nhứt nhơn hành đạo cửu huyền thăng TK Thich Phuoc Thai 563
66 Vấn đề chánh tín và mê tín TK Thich Phuoc Thai 728
67 Những ngày kinh nguyệt có nên tụng niệm bái sám không? TK Thich Phuoc Thai 1458
68 Ăn chay dùng trứng gà được không? TK Thich Phuoc Thai 1625
69 Cúng heo quay trả lễ có mang tội không? TK Thich Phuoc Thai 1028
70 Không có thiết lập bàn thờ Phật có tụng kinh được không? TK Thich Phuoc Thai 1761
71 Khi niệm Phật thấy hình tượng Phật có lỗi không? TK Thich Phuoc Thai 1227
72 Vì tánh nóng nảy nên mất hạnh phúc trong gia đình TK Thich Phuoc Thai 806
73 Những lỗi lo âu vì sống đơn độc, nhưng khi giao tiếp thì lại bất bình không chịu nỗi sự gian trá. TK Thich Phuoc Thai 549
74 Vấn đề ý nghĩa hoa sen TK Thich Phuoc Thai 2459
75 Vấn đề xả tang cho cha mẹ TK Thich Phuoc Thai 1160
76 Sự khác biệt giữa trí thức và trí tuệ TK Thich Phuoc Thai 605
77 Thế nào gọi là chuyển nghiệp? TK Thich Phuoc Thai 1034
78 Sự khác biệt giữa A la hán và Bồ tát TK Thich Phuoc Thai 1211
79 Vấn đề linh hồn và nghiệp báo TK Thich Phuoc Thai 1193
80 Số mạng và nghiệp báo đồng hay khác? TK Thich Phuoc Thai 786
81 Vấn đề hộ niệm cho người sắp lâm chung TK Thich Phuoc Thai 1050
82 Sau khi chết nghiệp còn hay mất? TK Thich Phuoc Thai 841
83 Người chết bất đắc kỳ tử, thì nghiệp quả sẽ ra sao? TK Thich Phuoc Thai 1130
84 Tập tục đốt giấy tiền vàng mã. TK Thich Phuoc Thai 1296
85 Vấn đề thờ ông Địa và Thần Tài. TK Thich Phuoc Thai 4911
86 Vấn đề tuổi tác và duyên số trong hôn nhân TK Thich Phuoc Thai 2003
87 Lễ hằng thuận tại chùa. TK Thich Phuoc Thai 791
88 Hiến cơ phận (organs) có lợi và hại thế nào? TK Thich Phuoc Thai 682
89 Vấn đề ăn ngũ vị tân TK Thich Phuoc Thai 896
90 Chích lý tây quy (quảy hài về Tây) TK Thich Phuoc Thai 527
91 Cha ăn mặn con khát nước TK Thich Phuoc Thai 833
92 Tại sao phải ăn chay trong các ngày trai giới? TK Thich Phuoc Thai 992
93 Tượng Phật có từ lúc nào? TK Thich Phuoc Thai 716
94 Tam đức là gì? TK Thich Phuoc Thai 878
95 Ý nghĩa lá cờ Phật giáo TK Thich Phuoc Thai 1049
96 Sự khác biệt giữa hình tượng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà khác nhau ở điểm nào? TK Thich Phuoc Thai 2605
97 Bát kỉnh pháp là gì? TK Thich Phuoc Thai 810
98 Bát nạn là gì? TK Thich Phuoc Thai 922
99 Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu? TK Thich Phuoc Thai 1105
100 Tứ ma là gì? TK Thich Phuoc Thai 1172

01/12/2009 Posted by | d) PHẬT HỌC VẤN ĐÁP | Bình luận về bài viết này