THƯ VIỆN PHÁP BẢO NAMO84000

http://namo84000.com

GIỚI THIỆU MẬT GIÁO BỘ KINH

Mật giáo bộ (tập 18, 19, 20, 21)

Gồm 4 tập, tập hợp giới thiệu toàn bộ mảng kinh điển, minh chú, nghi quỹ… của Mật giáo.

– Mật giáo là giai đoạn phát triển thứ 3 của tư tưởng Phật giáo Ðại thừa ở Ấn Ðộ (giai đoạn thứ nhất là Bát Nhã, giai đoạn thứ hai là Duy Thức). Giai đoạn này bắt đầu từ thế kỷ IV, trở nên hưng thịnh từ đầu thế kỷ VI… Ðứng về phương diện tư tưởng, Mật giáo là một phản ứng đối với khuynh hướng quá thiên trọng về trí thức và nghiên cứu của các hệ thống Bát nhã và Duy thức. Theo Mật giáo, trong vũ trụ có ẩn tàng những thế lực siêu nhiên; nếu ta biết sử dụng những thế lực siêu nhiên kia thì ta có thể đi rất mau trên con đường giác ngộ, thành đạo…” [111].

Mật giáo được truyền vào Trung Quốc vào cuối thập kỷ 2 của thế kỷ VIII với công sức của các vị Ðại sư Thiện Vô Úy (637-735), Kim Cương Trí (671-741) và Bất Không (705-774). Các vị Ðại sư này vừa là nhà truyền đạo vừa là những dịch giả đóng góp nhiều trong quá trình dịch thuật kinh sách Mật giáo ra chữ Hán. Vị Ðại sư người Trung Quốc có nhiều hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của Mật giáo ở Trung Hoa trong giai đoạn đầu là Ðại sư Nhất Hành (683-727).

Những kinh điển làm nền tảng cho Mật giáo là các kinh Ðại Nhật, kinh Kim Cương Ðỉnh.

1. Kinh Ðại Nhật:: Gọi đủ là “Ðại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì kinh”, 7 quyển, 36 phẩm, số 848, tập 18, trang 1A-55A, do hai Ðại sư Thiện Vô Úy và Nhất Hành dịch vào khoảng năm 716-720, đời Ðường.

2. Kinh Kim Cương Ðỉnh: Kinh này có 3 bản Hán dịch:

a. Bản dịch của Ðại sư Bất Không (705-774) mang tên: “Kim Cương Ðỉnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Ðại Thừa Hiện Chứng Ðại Giáo Vương kinh”, 3 quyển, số 865, tập 18, trang 207A-223B.

b. Bản do Ðại sư Kim Cương Trí (671-741), dịch vào năm 723, mang tên “Kim Cương Ðỉnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng kinh”, 4 quyển, số 866, tập 18, trang 223B-253C.

c. Bản do Ðại sư Thi Hộ (thế kỷ X TL) dịch vào khoảng 980, đời Triệu Tống (960-1279), nhan đề: “Phật Thuyết Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Ðại Thừa Hiện Chứng Tam Muội Ðại Giáo Vương kinh”, 30 quyển, số 882, tập 18, trang 341A-445B.

Một số khái niệm cơ bản của Mật giáo như Tam đại, 4 thứ Mạn đồ la, Tam mật, Ngũ tướng v.v… cần được quảng diễn trong một dịp khác.

Trên đây là những nét chính về hệ thống kinh điển của Hán tạng, là sơ đồ cần thiết để lần lượt tiếp cận với nội dung Kinh tạng.

st NAMOYTS

Nguồn: http://daitangkinhvietnam.com/

08/09/2009 - Posted by | 9) MẬT GIÁO BỘ

Không có bình luận

Bình luận về bài viết này